Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 69 - 72)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.2. Thực trạng các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

2.2.1. Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Hệ thống tổ chức quản lý ATTP tỉnh Quảng Ngãi bước đầu đã được hình thành t tỉnh đến huyện, xã. Ngành Y tế có Chi cục ATVSTP, các Trung tâm Y tế, các khoa ATTP, Phòng Y tế tuyến huyện; Ngành Nông nghiệp có Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, phòng NN&PTNT tuyến huyện; Ngành Công Thương có phòng Kỹ thuật an toàn- Môi trường, Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.

61

UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trong phạm vi địa phương. Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp (được thành lập t tuyến tỉnh tới tuyến xã và đang được kiện toàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với Chủ tịch UBND là trưởng ban) có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp hoạt động liên ngành tại địa phương.

- Tuyến huyện: UBND huyện Nghĩa Hành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Quảng Ngãi về ATTP trên phạm vi địa bàn huyện. Tham mưu giúp UBND huyện Nghĩa Hành có các cơ quan chuyên môn: Phòng Y tế;

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

+ Đối với Phòng Y tế huyện: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP: được phân bổ 02 biên chế, gồm 01 phó trưởng phòng, 01 kế toán. Phó trưởng phòng hiện công tác chuyên môn quản lý nhà nước về ATTP.

Về trình độ chuyên môn: 01 điều dưỡng (đại học), 01 kế toán.

Hàng năm, Phòng Y tế tham mưu cho UBND huyện triển khai đầy đủ các nhiệm vụ về ATTP, bao gồm: Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP, tổ chức họp Ban chỉ đạo; tổ chức hội nghị về ATTP; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho tuyến xã; tập huấn kiến thức hoặc phổ biến văn bản mới về ATTP cho các cơ sở thực phẩm; triển khai công tác tuyên truyền về ATTP; triển khai hoạt động kiểm tra về ATTP tại các cơ sở thực phẩm; triển khai hoạt động giám sát ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm; báo cáo thống kê đầy đủ và kịp thời; triển khai hoạt động cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; hoạt động kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP; ký cam kết bảo đảm ATTP; triển khai hoạt động kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại tuyến xã.

Ngoài ra, còn có Trung tâm Y tế dự phòng huyện được thành lập tháng 10/2007, đến cuối năm 2017 sáp nhập với Bệnh viện Đa khoa huyện thành Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành với tổng số cán bộ, nhân viên 125 người,

62

trong đó có khoa An toàn thực phẩm - Dinh dưỡng có 3 viên chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về ATTP.

Khoa ATTP-DD tham mưu Trung tâm Y tế cụ thể hóa các chỉ đạo của Sở Y tế, Chi cục ATVSTP tỉnh về ATTP xuống Trạm Y tế 12 xã, thị trấn;

tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành ATTP và trực tiếp tham gia công tác kiểm tra ATTP 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm trực tiếp cho Chi cục ATVSTP tỉnh.

+ Đối với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện: Với tổng số 06 cán bộ, nhân viên (biên chế 06/06), gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng, phân công 01 phó trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách công tác bảo đảm ATTP; chủ yếu tham gia phối hợp cùng các Đoàn kiểm tra liên ngành huyện và chuyên ngành của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đối với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Với tổng số 06 cán bộ, nhân viên, trong đó có 05 biên chế và 01 hợp đồng, gồm 01 trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng, phân công 01 phó trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách công tác bảo đảm ATTP; chủ yếu tham gia phối hợp cùng các Đoàn kiểm tra liên ngành huyện và chuyên ngành của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT kiểm tra quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện.

- Tuyến xã: Huyện Nghĩa Hành gồm 11 xã và 01 thị trấn. UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện về ATTP trên phạm vi địa bàn, giao cho Công chức Văn hóa - Xã hội quản lý ATTP trên địa bàn theo Công văn số 1240/UBND của UBND huyện.

63

Tại tuyến xã, chỉ riêng ngành y tế mới có hệ thống quản lý nhà nước về ATTP, trong đó 12 UBND xã, thị trấn (quản lý nhà nước) và 12 trạm y tế (thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ). Số lượng nhân lực làm công tác ATTP tại Trạm y tế xã là 01 người/xã, nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm. Bố trí công chức Văn hóa – Xã hội phụ trách theo dõi công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, 12/12 xã, thị trấn đều có Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm do Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm Trưởng ban.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)