Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
1.2. Khái niệm, chủ thể, nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm
1.2.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm
1.2.4.1. Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm
Đây là quá trình các cơ quan nhà nước, tuỳ theo thẩm quyền của mình ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm nhằm làm rõ nội dung các quy định pháp luật và cách thức thực hiện trong thực tiễn. Các văn bản quy định chi tiết không chỉ là công cụ để hiện thực hóa việc đưa pháp luật vào đời sống mà còn là cơ sở để cơ quan Nhà nước tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP được nhân dân giao phó. Chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật ATTP có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý của Nhà nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, với những văn bản Luật mang tính chất khung. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, trong đó có Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt phải kể đến chính quyền địa phương.
Giai đoạn 2013-2017 đánh dấu sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với công tác bảo đảm ATTP. Nhiều văn bản mang tính chiến lược đã được
34
ban hành để chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATTP.
Đối với công tác ATTP tại địa phương, Chính phủ nhiệm kỳ mới đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chỉ đạo quyết liệt việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp với Chủ tịch UBND làm trưởng ban nhằm nhấn mạnh vai trò và quy định trách nhiệm của người đứng đầu địa phương nếu không kiểm soát được an toàn thực phẩm. Nhờ đó, công tác ATTP ở địa phương đã chuyển biến rõ rệt.
Nhận thấy việc thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết trong giai đoạn này, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã thành công và sẽ mở rộng trong thời gian tới.
Các bộ trong phạm vi quyền hạn của mình đã trình Chính phủ hoặc ban hành các văn bản chỉ đạo tầm chiến lược như Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Trên cơ sở chiến lược, các bộ đã xây dựng và ban hành các đề án như: Đề án đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP giai đoạn đến 2015, Đề án nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành ATTP, Đề án đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm ATTP, Đề án quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2030…
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP ở địa phương.
35
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định đôn đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn.
1.2.4.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm
Phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật. Về mặt lý luận, hiệu quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật là kết quả cụ thể đạt được trong quá trình phổ biến giáo dục pháp luật tác động vào các đối tượng nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu đặt ra. Mục đích phổ biến giáo dục pháp luật là nâng cao nhận thức, ý thức và hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật là những quy định pháp luật cần được truyền đạt đến đối tượng cần phổ biến, ở ba cấp độ: Nội dung pháp luật cơ bản cho mọi công dân, nội dung pháp luật chuyên ngành cho t ng đối tượng và nội dung pháp luật chuyên sâu cho những người làm công tác tư pháp.
Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm là việc các cơ quan nhà nước (mà phần lớn là cơ quan hành chính nhà nước) tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các thông tin pháp luật về an toàn thực phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi nhất, như đăng thông tin trên các trang thông tin điện tử; trang bị tủ sách pháp luật,… giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tạo lập niềm tin vào pháp luật an toàn thực phẩm của mỗi người và cả cộng đồng. Đó chính là phương thức hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật an toàn thực phẩm cho nhân dân. Đây là hoạt động rất quan trọng quyết định hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Việc nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các đối tượng được các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dang, phong
36
phú. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng được đã được triển khai đồng bộ, bài bản, đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và Tết Trung thu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP nhằm nâng cao vai trò của UBND các cấp, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.
Tháng hành động về ATTP được duy trì và tổ chức hàng năm đã báo động và thức tỉnh cho toàn xã hội về những nguy cơ ATTP và nhờ đó đã huy động toàn xã hội tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền và thanh, kiểm tra ATTP t trung ương đến địa phương.
Để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ATTP t Trung ương đến cơ sở, các bộ ngành thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ, các lớp tập huấn về ATTP. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung qua các hình thức như nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, phát thanh, truyền hình, báo chí, các cuộc thi, các sản phẩm truyền thông như tờ gấp, poster, các băng đĩa hình… cũng được chú ý phát triển.
Bên cạnh đó, trên trang điện tử Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã đăng tải 3.605 tin, bài có nội dung phản ánh thông tin, bài tuyên truyền phổ biến kiến thức đến người dân trong vấn đề đảm bảo ATTP; đăng tải kịp thời các thông tin chỉ đạo địa phương trong quản lý ATTP, phòng ng a ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra Fanpage và Facebook của Cục cũng đăng tải thường xuyên các tin tức, sự kiện liên quan đến hoạt động quản lý ATTP.
1.2.4.3. Vận dụng pháp luật an toàn thực phẩm trong thực tế
Đây là quá trình các cơ quan Nhà nước, tuỳ theo thẩm quyền của mình thực hiện các hoạt động nhằm làm rõ nội dung các quy định pháp luật và cách thức thực hiện trong thực tiễn. Các văn bản quy định chi tiết không chỉ là
37
công cụ để hiện thực hóa việc đưa pháp luật vào đời sống mà còn là cơ sở để cơ quan Nhà nước tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện và quản lý an toàn thực phẩm được nhân dân giao phó. Chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật an toàn thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến công tác đại diện, quản lý của Nhà nước cũng như những hoạt động có liên quan đến loại tài sản đặc biệt này. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, với những văn bản Luật mang tính chất khung.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, trong đó có Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt phải kể đến chính quyền địa phương.
1.2.4.4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm
Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm là một việc không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động thực hiện pháp luật được triển khai tốt trên thực tế. Đa số các chủ thể hiện nay chưa có ý thức tự chấp hành các quy định của pháp luật do đó cần có chế tài nghiêm minh để tạo ra tính răn đe đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp phát hiện kịp thời các sai phạm và xử lý nghiêm minh tạo sức mạnh răn đe đối với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm.