Đảm bảo nguồn lực vật chất phục vụ tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 112 - 115)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

3.2. Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

3.3.6. Đảm bảo nguồn lực vật chất phục vụ tổ chức thực hiện pháp luật

(1) Nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật ATTP bằng cách tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATTP hướng đến mục tiêu hình thành cho mọi người ý thức pháp luật. Mỗi người dân và cộng đồng xã hội cần lên án mạnh mẽ với các hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, chế biến không đảm bảo ATTP. Sự vào cuộc quyết liệt của cả cộng đồng để người dân được sử dụng thực phẩm sạch; để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của người thân, gia đình, cộng đồng.

(2) Có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời.

(3) Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

3.3.6. Đảm bảo nguồn lực vật chất phục vụ tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, Nhà nước phải luôn tăng cường các nguồn lực vật chất vả nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng việc bố trí đảm bảo kinh phí thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật, tính toán mức chi hợp lý, toàn diện cho các hoạt động. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành nguyên lý phát triển. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm luôn được tăng cường.

104

Nguồn lực vật chất là điều kiện vật chất không thể thiếu cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Do đó trong quá trình thực hiện phải luôn luôn đáp ứng đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nguồn tài chính. Trong Bản chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp cho việc thực hiện an toàn thực phẩm cho quốc gia. Một trong số đó là giải pháp về tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. Có đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và nguồn tài chính thì công tác thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm mới có thể triển khai hiệu quả trên thực tế, bắt kịp với xu hướng kiểm soát an toàn thực phẩm trên thế giới.

Tỉnh Quảng Ngãi cần sớm có phương án đảm bảo kinh phí cho công tác quản lý ATTP t tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, theo hướng cho phép các ngành, các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cường t ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn.

Kiện toàn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tại tuyến tỉnh về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhận quản lý ATTP.

Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị cho các Labo tuyến tỉnh và xây dựng Labo tuyến huyện đóng vai trò là Labo kiểm chứng về ATTP. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có. Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP. Tăng khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu.

Nếu có thể thực hiện tốt những giải pháp trên thì chắc chắn trong tương lai không xa chúng ta sẽ được sử dụng những thực phẩm sạch và an toàn.

105

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn đã tập trung làm rõ 02 nội dung chính:

- Phân tích 03 quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

- T thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất:

Nhóm giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp an toàn thực phẩm hoàn thiện pháp luật về ATTP, trong đó trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về ATTP; thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai; đảm bảo nguồn lực vật chất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)