Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 102 - 106)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

3.2. Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.2. Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm

Thứ nhất, đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP Đây được coi là một trong những biện pháp trung tâm trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành.Trước tiên, chúng ta phải xác định rõ nội dung pháp luật cần tuyên truyền và các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP phù hợp với mỗi đối tượng gắn với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong t ng thời điểm. Xây dựng tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP, đồng thời tiến hành phổ biến các quy định pháp luật, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý mang tính thiết thực.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật.

Quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ATTP sẽ chú ý đến các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Muốn pháp luật an toàn thực phẩm được cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết đến và chấp hành nghiêm chỉnh thì trước tiên họ phải biết đến quy định đó. Sau đó họ phải thấy được đó là quy định hợp lý, bảo vệ được quyền lợi của họ, đồng thời tạo được sức mạnh răn đe.

Hiện nay, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP ở huyện Nghĩa Hành, hạn chế lớn nhất là còn nặng về lý thuyết, nội dung đơn

94

điệu, chủ yếu cung cấp những quy định chung chung của pháp luật nên người nghe dễ nhàm chán. Việc chuẩn bị nội dung của báo cáo viên còn tùy tiện, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế các đối tượng. Do vậy, cần đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Đối với huyện Nghĩa Hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có điều kiện và trình độ khác nhau. Vì vậy, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP dễ hiểu. Đồng thời, phải khảo sát nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong Huyện.

Thứ hai, đổi mới về hình thức tổ chức

Trước hết, tăng cường hình thức phổ biến, tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục rất hiệu quả, nó không chỉ truyền đạt thông tin mà còn truyền cảm xúc, thái độ, tình cảm sang người nghe, làm cho người nghe đón nhận thông tin bằng cả lý trí và tình cảm của mình. Bởi vậy, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ thông qua buổi tập huấn mà bằng những cách thức như tọa đàm, buổi nói chuyện, hoạt cảnh tình huống, các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh, Đài truyền thanh 12 xã, thị trấn..., xây dựng trang web riêng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề về đảm bảo ATTP.

Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về ATTP. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo

95

đảm ATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phổ cập và nâng cao hiểu biết về ATTP, cung cấp thông tin về ATTP; cổ động, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo đảm ATTP.

Thứ ba, nâng cao nhận thức thông qua tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ và nhân viên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; qua các buổi triển khai văn bản pháp luật, đưa thông tin đến với nhân dân, người tiêu dùng.

Phát triển các hình thức dịch vụ pháp lý bao gồm cả thu phí và miễn phí, bảo đảm sự cân đối, hài hoà giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Mở rộng và phát triển các thành phần cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí để phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, xã hội hoá các dịch vụ pháp lý mà xã hội có thể tự tổ chức, đi đôi với tăng cường công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm bảo cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nhu cầu đều nhận được dịch vụ có chất lượng. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai hoá các hành vi vi phạm trong việc tổ chức thực thi pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc tuân thủ pháp luật các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thứ tư, thông qua các hoạt động của các Hội đoàn thể, tố chức của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi,… để phổ biến các chính sách pháp luật mới, tác dụng của việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của toàn dân nói chung và sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng nói riêng.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Nhà nước với nhau;

giữa cơ quan của Nhà nước với các tổ chức đoàn thể xã hội và quy chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể xã hội với nhau trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được pháp luật dự liệu. Đồng thời, thực hiện các giải pháp để tổ chức

96

thực hiện các văn bản pháp luật đã được ban hành cũng như thực hiện việc tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với mọi công dân cũng như các thành viên, hội viên của tổ chức mình.

Thứ năm, thông qua cơ chế xử lý và khuyến khích khen thưởng

Xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP, nhân rộng các hình thức thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại khu dân cư. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật không kể người vi phạm là ai, ở cương vị nào. Thực hiện tốt công tác khen thưởng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật ATTP.

Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm cần tiến hành thường xuyên, liên tục, tác động dần qua t ng ngày t ng tháng để người dân thuộc và hiểu luật, ý thức rõ được mối nguy hại lớn t những nguồn thực phẩm, hàng hóa không đảm bảo. ATTP có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của t ng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển đất nước ta, trở thành thách thức an ninh phi truyền thống. Bảo đảm ATTP là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, v a cấp bách, v a lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp [2].

Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ và hành vi, ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đưa công tác bảo đảm ATTP vào nội dung thảo luận ở các kỳ đại hội và các văn kiện, nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là một nội dung sinh

97

hoạt thường kỳ của chi bộ nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác bảo đảm ATTP nói chung và bảo vệ bữa ăn của t ng gia đình nói riêng. Qua đó các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền nâng cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó có công tác bảo đảm ATTP.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)