CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.3 Tổng quan công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Việt Nam
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi hiện nay
Cùng với sự phát triển của đất nước cũng đã đặt ra những thách thức lớn cho việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Nắm bắt được những khó khăn và phức tạp đó, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014 với nhiều điểm mới đã tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng. Cụ thể một số nội dung
20
đổi mới của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 giải quyết hạn chế bất cập của Luật Xây dựng cũ năm 2003:
- Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
- Phạm vi của Luật xây dựng điều chỉnh các hoạt động đầy tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng đối với mọi nguồn vốn. đây chính là điểm cốt lõi của Luật xây dựng sửa đổi nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, khắc phục lãng phí thất thoát, nâng cao chất lượng công trình.
- Đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ từ các chủ thể tham gia qua hợp đồng xây dựng.
- Thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
Miễn giấy phép xây dựng cho nhiều trường hợp để giảm thủ tục hành chính. Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông sẽ rút ngắn thời gian, tránh gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.
- Luật Xây dựng sửa đổi xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, phân công, phân cấp hợp lý giữa các bộ, ngành, địa phương.
- Một số điều chỉnh cụ thể của Luật Xây dựng có ảnh hưởng lớn tới nội dung điều chỉnh của Luật cụ thể:
Mở rộng phạm vi điều chỉnh: Ngoài việc quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng thì còn quy định thêm trách nhiệm của các đối
21
tượng này, đồng thời quy định việc quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng. (Căn cứ Điều 1 Luật xây dựng 2014)
Mở rộng đối tượng áp dụng: Về việc áp dụng Điều ước quốc tế vẫn giữ nguyên. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. (Căn cứ Điều 2 Luật xây dựng 2014)
Cụ thể hóa và bổ sung thêm một số từ ngữ để phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay chủ yếu là về các giai đoạn của dự án; các cơ quan chuyên môn của nhà nước được cụ thể hóa nhằm xác định rõ quyền và trách nhiệm; phân loại rõ hơn quy hoạch, các bước thẩm tra, thẩm định… (Căn cứ Điều 3 Luật xây dựng 2014)
Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư xây dựng:
Các nguyên tắc được áp dụng phải bảo đảm cả đầu tư chứ không chỉ trong việc xây dựng cơ bản theo quy hoạch; thêm việc bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Yêu cầu trong việc tuân thủ tiêu chuẩn cũng bổ sung nhiều các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định mới, quan tâm hơn tới cộng đồng và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Để Bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành xây dựng trong nguyên tăc cơ bản cũng bổ sung cụ thể hơn vào tiêu chí Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả;
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng. (Căn cứ Điều 4 Luật xây dựng 2014)
Phân loại cấp công trình rõ rang, cụ thể hơn để tránh bất cập trong việc phân cấp quyền và trách nhiệm. Cụ thể sửa đổi bổ sung “- Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
22
- Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình” (Căn cứ Điều 5 Luật xây dựng 2014)
Mặc dù công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được tăng cường, tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành chức năng cho thấy, việc khảo sát xây dựng chưa được chú trọng, còn tồn tại nhiều công trình phải xử lý hiện trường, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, làm chậm tiến độ và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng so với dự án được duyệt. Chất lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng như chất lượng công trình, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán trong quá trình thi công, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và giảm chất lượng công trình cũng như hiệu quả đầu tư.
Đặc biệt, còn có hiện tượng chủ động tăng quy mô đầu tư vượt nhu cầu sử dụng thực tế, lựa chọn các giải pháp thiết kế không phù hợp nhằm tăng tổng mức đầu tư gây thất thoát lãng phí. Bên cạnh những yếu kém trong khâu khảo sát, thiết kế thì công tác thi công ngoài hiện trường cũng còn nhiều bất cập. Việc thi công chưa đúng hồ sơ thiết kế, thường tập trung vào phần ngầm, phần dưới mặt đất; việc nghiệm thu khối lượng và bản vẽ hoàn công đối với các phần công trình bị che lấp trước khi chuyển bước thi công chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn tại một số công trình chưa được quản lý chặt chẽ; quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ nghiêm túc, công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát có nơi còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên. Việc cố ý giảm phẩm cấp các vật liệu hoàn thiện so với hồ sơ thiết kế vẫn xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện và thẩm mỹ công trình.
Công tác thanh tra, kiểm tra là khâu cuối cùng trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Nó là công cụ quản lý, kiểm soát những hoạt dộng xây dựng, phòng tránh tham nhũng vá lãng phí và thất thoát nguồn vốn. Đồng thời phát hiện và lấp những lỗ hổng của các quy định về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên hiệu quả của công tác này hiện tại vẫn chưa phát huy được theo đúng chức năng thanh tra xử lý. Trong thời gian qua việc đầu tư xây dựng phát triển rât mạnh và sảy ra nhiều những hiện tượng tham nhũng đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên không phải do thanh tra kiểm tra phát hiện ra mà thực
23
chất chỉ được phát hiện theo sự phát giác qua giám sát của nhân dân, hay thông qua các sự cố mới phát hiện được công trình bị rút ruột.
Ở đây không thể nói rằng các cấp các ngành không thực hiện chức năng thanh tra bởi vì hàng năm theo báo cáo của UBND tỉnh thì thực hiện hàng trăm cuộc thanh tra kiểm tra do UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, UBND các cấp, Các sở ngành thực hiện. Tuy nhiên vẫn không phát hiện ra nhiều để xử lý theo như phản ánh. Thực chất việc thanh tra, kiểm tra ở đây chưa phát huy hiệu quả là do trong công tác thanh tra ngành xây dựng còn thiếu về con người có đủ chuyên môn, nghiệp vụ, những công cụ cần thiết để thực hiện kiểm tra phát hiện. Đồng thời cũng không thể không kể đến việc nể nang, bỏ qua những dấu hiệu vi phạm để kiên quyết xử lý. Hay né tránh, ngại va chạm tới những
“ông lớn” có quan hệ cấp cao trong ngành nhằm dễ dàng cho bản thân thực hiện nhiệm vụ. Trong thanh tra kiểm tra hiện tạ cũng đang bị chồng chéo, các chủ đầu tư hang năm phải tiếp rất nhiều các đoàn thanh tra, kiểm tra và phải chi phí khá lớn, mất nhiều thời gian và nhân lực cho việc tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian quan cũng chưa thực sự nêu cao việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong xây dựng cơ bản. Và tìm ra những hạn chế bất cập của hệ thông luật pháp để điều chỉnh cho kịp thời. Chính vì vậy cũng chưa có những đóng góp lớn để hạn chế bất cập trong cơ chế quản lý chất lượng công trình xây dựng.