CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.3 Các mô hình quản lý chất lượng công trình thủy lợi thông dụng
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều mô hình quản lý dự án. Tùy thuộc mục đích nghiên cứu mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. Căn cứ vào điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án, để có thể chia các hình thức tổ chức của dự án. Dưới đây là một số mô hình quản lý dự án ở nước ta
2.3.1 Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Đây là hệ thống quản lý chất lượng đã được Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO ban hành vào năm 2000 sau khi sửa đổi, bổ sung phiên bản 1994.
56
ISO 9001: 2000 là phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình công nghệ mới, giúp các tổ chức chủ động sáng tạo đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 có các mặt ưu điểm lợi ích sau đây:
-Thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, đặc biệt là giải phóng người đứng đầu khỏi công việc, sự vụ lặp đi lặp lại.
-Ngăn chặn được nhiều sai sót nhờ mọi người có tinh thần trách nhiệm cao, hết mình vì công việc và tự kiểm soát công việc của chính mình.
-Tạo điều kiện xác định được nhiệm vụ đúng và cách đạt được kết quả cao nhất.
-Lập các loại văn bản chỉ đạo các hoạt động một cách rõ ràng, từ đó làm cơ sở để giáo dục, đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống.
-Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa chúng tái diễn.
-Cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm của tổ chức và mọi hoạt động đều đã được kiểm soát.
-Cung cấp các dịch vụ cho hoạt động cải tiến.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 nhằm mục đích xây dựng và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng trong cơ quan nhà nước.
Chính vì vậy, lợi ích của việc áp dụng trong nhiều năm qua đã tạo được cách làm việc khoa học, mang tính hệ thống, công khai, minh bạch, loại bỏ được thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của cán bộ, công chức nâng lên rõ rệt, nâng cao tính chất phục vụ gắn bó giữa Nhà nước với nhân dân, giải phóng cán bộ lãnh đạo các cấp khỏi phải thường xuyên can thiệp vào những công việc sự vụ, vì khi đó cán bộ cấp dưới (trong hệ thống) đã có những công cụ để tự kiểm soát công việc của từng người hoặc một tập thể.
Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn còn giúp cung cấp những công cụ để xác định và cụ thể hoá các nhiệm vụ nhằm bảo đảm dẫn đến những kết quả cụ thể, những công cụ lập các văn bản để đánh giá đơn vị của mình một cách có hệ thống và trên cơ sở đó mà đào tạo, huấn luyện các cấp lãnh đạo và cán bộ, từ đó nâng cao
57
chất lượng làm việc; cung cấp những công cụ để nhận biết, giải quyết các vấn đề tồn tại và cách phòng ngừa mọi sự tái diễn, thiết lập các biện pháp phát hiện sự sai sót, xác định các nguyên nhân gây ra sai sót, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục; cung cấp những công cụ để giúp mọi cán bộ thực hiện đúng nhiệm vụ ngay từ đầu. Điều này đạt được nhờ có các chỉ dẫn công việc, kiểm soát nội bộ, lãnh đạo tạo các điều kiện và nguồn lực cần thiết, huấn luyện cán bộ, kích thích vật chất và tạo môi trường làm việc thích hợp; cung cấp các bằng chứng khách quan về chất lượng các văn bản, tài liệu, biên bản hội nghị v.v... thông qua các tài liệu lưu trữ theo quy định, trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu hướng dẫn, chất lượng công việc sẽ được cải tiến nhằm đạt được các mục tiêu cao hơn thông qua việc phân tích và điều chỉnh hệ thống quản lý hoạt động cho phù hợp.
2.3.2 Mô hình quản lý chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng Q.Base
Base là hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 đã được thừa nhận và được áp dụng trên quy mô toàn cầu. Hệ thống Q.Base có cùng nguyên lý như ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn. Trên thực tế có thể coi Q.Base là bước chuẩn bị cho việc áp dụng ISO 9000.
2.3.3 Mô hình quản lý chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện TMQ Quá trình phát triển từ những hoạt động riêng biệt về kiểm soát chất lượng trong các công ty của Nhật Bản với những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức Quản lý chất lượng toàn diện Nhật Bản. TQM là bước hoàn thiện của TQC với những ý tưởng cơ bản sau đây:
-QLCL là trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty;
-QLCL toàn diện là một hoạt động tập thể đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của mọi người;
-QLCL toàn diện sẽ đạt hiệu quả cao nếu mọi người trong công ty, từ chủ tịch công ty đến công nhân sản xuất, nhân viên cung tiêu cùng tham gia;
-QLCL tổng hợp đòi hỏi phải quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A (kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động);
58
-Hoạt động của các nhóm chất lượng là một phần cấu thành của QLCL tổng hợp.
-QLCL toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.
2.3.4 Quản lý chất lượng theo giải thưởng chất lượng Quốc gia
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Đây là giải thưởng thường niên duy nhất về chất lượng được luật hóa bởi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và được ban hành theo quy tắc quốc tế thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award – GPEA) của Tổ chức Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (Aisa Pacific Quality Organization – APQO). Giải thưởng vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm của mình.
Khi tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ được bình xét và đánh giá dựa theo 7 tiêu chí gồm:
- Vai thò lãnh đạo;
- Thông tin và phân tích dữ liệu;
- Định hướng chiến lược;
- Phát hiện và quản lý nguồn lực;
- Quản lý chất lượng quá trình;
- Các kết quả về chất lượng và kinh doanh;
- Thoả mãn các yêu cầu khách hàng.
59