Phạm vi công trình thủy lợi thuộc quản lý của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình 70

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

3.1 Thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tỉnh ninh bình

3.1.3 Phạm vi công trình thủy lợi thuộc quản lý của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình 70

Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh của ngành những năm qua, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch: chi tiết đê điều và phòng, chống lụt bão sông Hoàng Long và các tuyến sông nội đồng; thuỷ lợi tiểu khu Hữu Hoàng Long, hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước ngọt cho huyện Kim Sơn và Yên Khánh.

Hiện nay, trước định hướng phát triển trong thời kỳ mới, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, công tác rà soát lập Quy hoạch tổng thể hệ thống thuỷ lợi tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đang được triển khai thực hiện trên cơ sở kế thừa thành quả của các quy hoạch thời kỳ trước.

71

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, trong nhiều năm qua Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh như: Nâng cấp tuyến đê biển Bình Minh II, III; đê tả hữu sông Hoàng Long, đê hữu sông Đáy, Đầm Cút, Năm Căn, sông Vạc, sông Mới, sông Bến Đang; xây dựng công trình thuỷ lợi âu Cầu Hội; Nâng cấp hồ Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Quang, Thường Xung…

Nâng cấp hệ thống các trạm bơm khu Hữu Hoàng Long, khu Tả Hoàng Long, khu Nam Ninh Bình, nạo vét các tuyến sông Đáy, Hoàng Long, Vạc, Mới, Bến Đang… để nâng cao khả năng thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều.

Chính vì vậy mà năng lực chống lũ bão của các tuyến đê được nâng lên, đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, giảm dần các trọng điểm xung yếu, đồng thời kết hợp với giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cứu hộ, cứu nạn của tỉnh.

Với vùng ven biển tỉnh Ninh Bình, tuyến đê biển Bình Minh I, Bình Minh II và Bình Minh III được xây dựng là một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Kim Sơn.

Tuyến đê biển Bình Minh 2 dài 22,8 km, tuyến đê biển Bình Minh 3 dài 18,34 km (hoàn thành năm 2014) được nâng cấp, kiên cố với quy mô có thể chống chịu với bão cấp 12 và triều cường tạo thành vành đai che chắn, bảo vệ các cụm dân cư và sản xuất trong vùng được đầu tư hơn 1.462 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển Quảng Ninh đến Quảng Nam.

Các tuyến đê biển được đầu tư, nâng cấp đã đáp ứng được yêu cầu công tác phòng chống lụt bão hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đi lại kiểm tra, ứng cứu đê trong mùa mưa bão, phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực đồng thời kết hợp phục vụ phát triển giao thông, du lịch, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Nho Quan, Gia Viễn được coi là rốn lũ của tỉnh, hàng năm phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra, để từng bước xoá bỏ khu phân, chậm lũ cho vùng Hữu Hoàng Long, Đức Long- Gia Tường, Chính

72

phủ đã quan tâm đầu tư cho Ninh Bình 2.344 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện các dự án nâng cấp đê tả hữu Hoàng Long; mở rộng cửu thoát lũ Mai Phương- Địch Lộng; nạo vét sông Hoàng Long, sông Bến Đang; nâng cấp đê Trường Yên, đê sông đáy kết hợp đường Bái Đính- Kim Sơn.

Các dự án trên được đầu tư nâng cấp đã từng bước giữ vững an toàn cho các tuyến đê, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước, nhân dân khu tả, hữu Hoàng Long, nâng tần suất chống lũ, đảm bảo tiêu thoát lũ kịp thời bảo vệ thủ đô Hà Nội;

giảm thiểu số lần phân lũ, chậm lũ, tiến tới xoá bỏ hẳn các vùng phân lũ sông Hoàng Long ở hai huyện Nho Quan và Gia Viễn; đồng thời cải thiện điều kiện giao thông trong khu vực và tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, du lịch trong vùng.

Nằm trong tổng thể của dự án, hạng mục công trình xây dựng nâng cấp tràn Lạc Khoái theo hướng kiên cố, hiện đại, có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng, chống lụt bão của tỉnh, chủ động trong quá trình vận hành điều tiết lũ trên sông Hoàng Long, đảm bảo giữ an toàn cho các tuyến đê, giảm đáng kể lực lượng, vật tư, phương tiện chống tràn và giảm số lần phân lũ vào khu vực hữu Hoàng Long, bảo vệ an toàn cho hàng nghìn nóc nhà với gần 60 nghìn nhân khẩu sinh sống trên diện tích tự nhiên là 10 nghìn ha, trong đó có 5.161 ha đất canh tác của huyện Nho Quan và Gia Viễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phân lũ, chậm lũ của huyện Nho Quan, Gia Viễn.

Các công trình thuỷ lợi đầu mối tưới, tiêu lớn cũng được Chính phủ, Bộ nông nghiệp, tỉnh quan tâm đầu tư vốn để xây dựng, nâng cấp các hồ chứa Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Quang, Thác La, Thường Xung, Đập Trời và hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu thuộc khu vực Tả Vạc, tả hữu Hoàng Long…góp phần nâng cao hiệu quả khai thác phục sản xuất nông nghiệp. Trong đó hồ Thác La đảm bảo tưới cho 913 ha đất canh tác của 3 xã Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân; Hồ Thường Xung cấp nước cho 800 ha đất canh tác.

Hệ thống trạm bơm tưới tiêu cũng được đầu tư xây dựng như: Khu Tả Vạc đầu tư xây 6 trạm bơm nên đã chủ động tiêu úng cho 4.913 ha đất canh tác; khu Tả Hoàng Long

73

có 9 trạm bơm chủ động tưới cho 605 ha và tiêu cho 2.139 ha; khu Hữu Hoàng Long 3 trạm bơm đảm bảo chủ động tưới cho 1.250 ha và tiêu cho 1.541 ha; hệ thống trạm bơm Cổ Quàng, Mật Như đảm bảo chủ động tưới cho 801 ha và tiêu úng cho 2.285 ha đất canh tác thuộc tiểu khu tả Vạc huyện Kim Sơn và các xã Khánh Hồng, Khánh Nhạc huyện Yên Khánh.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)