CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.5 Một số sự cố công trình hồ chứa thủy lợi, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ở Việt Nam
1.5.1 Sự cố hồ chứa nước Đầm Hà Động năm 2014
Nguyên nhân ban đầu gây ra sự cố: Do mưa lớn kéo dài, lũ về tràn đập Đầm Hà Động, gây vỡ đập phụ 2, hư hại nặng đập chính. Nước đổ xuống hạ du đã gây thiệt hại lớn về sản xuất, đường giao thông và nhất là ngập nặng tại thị trấn Đầm Hà. Không có thiệt hại về người [16].
Hình 1.4: Đập hồ chứa nước Đầm Hà Động vỡ ngày 30/10/2014
27 1.5.2 Sự cố Thủy điện Sông Bung 2
Nguyên nhân dẫn đến sự cố: Liên quan công tác thiết kế, kết cấu tháp van hầm dẫn dòng là kết cấu chịu lực quan trọng, phức tạp nhưng Tư vấn thiết kế không thực hiện tính toán kết cấu ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Còn ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, Tư vấn thiết kế có tính toán nhưng phương pháp tính toán chưa phù hợp nên vẫn thiếu cốt thép chịu lực trụ pin tháp van hầm dẫn dòng. Đây được xác định là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự cố công trình.
Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 ngoài chức năng là đại diện chủ đầu tư còn đảm nhận nhiệm vụ Tư vấn giám sát xây dựng công trình hầm dẫn dòng thi công, quản lý chất lượng thi công xây dựng hầm dẫn dòng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đã không phát hiện những sai sót, bất hợp lý về thiết kế để kịp thời điều chỉnh hoặc yêu cầu Tư vấn thiết kế điều chỉnh; nghiệm thu công tác thi công bê tông cốt thép trụ pin hầm dẫn dòng khi chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế. Đây được xác định là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự cố công trình.
Mặt khác, Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 – PECC2 trong quá trình thẩm tra đã không phát hiện việc thiếu tính toán chi tiết kết cấu hầm dẫn dòng của Tư vấn thiết kế. Trái lại, vẫn kết luận “hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật”, để trình chủ đầu tư phê duyệt. Đây cũng được xác định là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự cố công trình.
Hậu quả sự cố vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2 ở Quảng Nam đã gây hậu quả nghiêm trọng khiến 1 công nhân bị chết và 1 người mất tích. Thiệt hại về vật chất theo ước tính của chủ đầu tư khoảng 40 tỉ đồng [17].
28
Hình 1.5 Sự cố vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2 1.5.3 Sự cố đập Cửa Đạt – huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Đập Cửa Đạt là đập đá đầm nện phủ bản mặt bê tông cao 119 m. Đập xảy ra sự cố ngày 04-10-2007 khi gặp lũ lớn bất thường trong thời gian thi công khiến một lượng lớn đá đầm nện thân đập bị trôi về phía hạ lưu.
Hình 1.6 Nước lũ tràn qua đập trong quá trình thi công đập Cửa Đạt
29
Hình 1.7 Đoạn đập bị sói của sự cố đập Cửa Đạt
30 Kết luận chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã nghiên cứu được tổng quan về QLCLCT, và chất lượng công trình thủy lợi nói riêng.Đồng thời, tác giả cũng trình bày tổng quan về thực trạng công tác QLCT công trình xây dựng nói chung và CTTL nói riêng trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế cần khắc phục.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, hệ thống CTTL cũng đang được đầu tư mạnh mẽ và dần đến giai đoạn hoàn chỉnh. Qua đánh giá tổng quan cho thấy nhiều công trình đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ, an toàn và phát huy hiệu quả đầu tư. Bên cạnh những công trình đảm bảo chất lượng cũng còn nhiều công trình không đảm bảo chất lượng, hoặc chất lượng kém xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan do con người và nguyên nhân khách quan bất khả kháng xảy ra.
Những cơ sở lý luận trên sẽ là tiền đề khoa` học để đánh giá, phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình. Để có thể làm sáng tỏ, nghiên cứu sâu thêm và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cho công tác quản lý chất lượng công trình cần có cơ sở khoa học về lý luận, pháp lý và thực tiễn về quản lý chất lượng công trình xây dựng thủy lợi hiện nay. Nội dung sẽ được tác giả trình bày trong Chương 2.
31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI