Tổng quan về tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

3.1 Thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tỉnh ninh bình

3.1.1 Tổng quan về tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền bắc Việt Nam. Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968-1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch tiềm năng phong phú và đan dạng. Năm 2015, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh ( Ninh Bình, Tam Điệp )

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh Ninh Bình nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền trung.

 Phía bắc giáp Hòa Bình, Hà Nam

 Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy

 Phía tây giáp Thanh Hóa

 Phía nam giáp Biển Đông

Điểm cực Đông tại bến Đò Mười thuộc xã Khánh Thành huyện Yên Khánh. Điểm cực Tây tại rừng Cúc Phương, Nho Quan. Điểm cực Nam tại bãi biển xã Kim Đông – huyện Kim Sơn và điểm cực Bắc tại vùng núi Xích Thổ- Nho Quan. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km về phía nam Thành phố Tam Điệp cách thủ đô Hà Nội 105km.

63

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Ninh Bình 3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

*Vùng đồng bằng gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh.

Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô.

64

Vùng ven biển: Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khí hậu

Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5 độ C. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1600-1700 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1700mm 3.1.1.3 Giao thông, Sông ngòi và thủy văn

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng.

3.1.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy từ cấp địa phương đến cấp quốc gia thuận tiện trong giao thương và phát triển kinh tế. Ninh Bình là chiếc nôi của nhiều nghề truyền thống như: Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân (Hoa Lư), nghề mộc ở phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình), nghề dệt chiếu và chế biến cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, nghề thêu ren ở Ninh Hải (Hoa Lư)

Một số điểm du lịch nổi tiếng khi đến thăm quan du lịch tại Ninh Bình

Hình 3.2: Cố đô Hoa Lư

65

Hình 3.3: Nhà thờ đá Phát Diệm

Hình 3.4 Tam cốc – Bích động

66

Hình 3.5: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Hình 3.6: Hang động khu du lịch Tràng An

67

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)