CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi
2.2.1 Chất lượng công trình xây dựng và những đặc thù trong QLCL CTTL
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo nên bởi sức lao động của con người. Vật liệu xây dựng, các thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất bao gồm phần dưới mặt đất, trên mặt đất, dưới mặt nước và trên mặt nước được xây dựng theo
40
thiết kế. Các công trình xây dựng đó bao gồm: Các công trình xây dựng công cộng, giao thông, thủy lợi, năng lượng, công trình công nghiệp và các công trình khác.
Xét về góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng nó thì chất lượng xây dựng được đánh giá bởi các tính năng sau: công năng, độ tiện dụng, độ bền, tin cậy, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ, độ an toàn trong quá trình khai thác sử dụng, kinh tế và bảo đảm về tính thời gian phục vụ của công trình.
Chất lượng công trình xây dựng cần phải được sự quan tâm ngay từ đầu bắt đầu khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng công tác khảo sát đến chất lượng thiết kế.
Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng của công việc riêng lẻ đến các bộ phận, hạng mục công trình.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thực hiện ở kết quả thí nghiệm, kiểm định vật liệu, các cấu kiện, máy móc mà còn hình thành ở trong quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ kỹ sư và đội gnux công nhân lao động trong mọi quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
AN TOÀN QUY CHUẨN
BỀN VỮNG QUY PHẠM
CLCTXD = +
KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN
MỸ THUẬT QUY ĐỊNH
Hình 2.1 Sơ đồ các yếu tố cơ bản của chất lượng công trình xây dựng 2.2.1.2 Những đặc thù QLCL CTTL
1. Đặc điểm của công trình Thủy lợi
Công trình Thủy lợi bao gồm các công trình liên quan đến sử dụng nguồn nước như:
hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, kênh, công trình trên kênh, đường ống dẫn nước
…
41
Nhiệm vụ là làm thay đổi trạng thái tự nhiên của dòng chảy để sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường xung quanh giảm thiểu các tác hại của dòng nước gây ra. Đặc điểm của các công trình thủy lợi mang nhiều giá trị to lớn như về chính trị - xã hội, phục vụ đa mục tiêu trên một vùng nhất định.
Các công trình Thủy lợi có nhiều điểm riêng biệt có thể khái quát một số đặc trưng sau:
+Có khối lượng thi công đất đá và bê tông lớn vì thế chi phí cho công tác vận chuyển chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng chi phí xây dựng các công trình.
+Bố trí trong phạm vi rộng, thời gian thi công thường kéo dài có những công trình kéo dài đến 10 năm. Tến độ thi công bị ảnh hưởng theo từng mùa và từng năm trong quá trình xây dựng. Phạm vi hoạt động rộng, nhiều đối tượng tham gia vào quá trình thi công xây dựng.
+Chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội của vùng xây dựng +Chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, khí tưởng thủy văn.
+Chịu ảnh hưởng từ nguồn nước.
Các nhân tố tự nhiên tác động vào quá trình là rất nhiều vì thế cần chú ý tới các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn để giải quyết một số vấn đề ảnh hưởng đến công trình như dung tích, chiều cao công trình. kết cấu và giá thành xây dựng công trình.
Trong quá trình xây dựng chú ý đến ảnh hưởng của nó tới các vùng lân cận giảm thiểu ảnh hưởng tới các vùng lân cận, giao thông và đờ sống của người dân.
Công tác thi công thi công các công trình THủy lợi tiến hành trên long sông suối, địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nguồn nước do đó trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, xa dân cư, điều kiện ăn ở của đội ngũ thi công thiếu thốn.
Trong quá trình xây dựng yêu cầu phải bố trí công việc phải phù hợp, hoàn thiện công trình trong mùa khô với chất lượng cao vì vậy thời gian thi công hạn chế.
42
2. Các phương pháp quản lý chất lượng CTXD thủy lợi
Theo hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quy phạm ở Việt Nam công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng bằng 2 phương pháp:
-Phương pháp định lượng ( đo lường )
Tại các công trình xây dựng đều có các phòng thí nghiệm của nhà thầu hoặc liên doanh với nhà thầu xây dựng thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng.
+ Vật liệu, vật tư: thực nghiệm đánh giá chỉ tiêu để đưa vào xây dựng công trình nếu đạt yêu cầu nhà thầu thi công mới được phép xử dụng còn không được thif phải mang ra khỏi công trường xây dựng.
+Quá trình lắp dựng: kiểm tra kích thước bằng các phương pháp như đo, đếm để đánh giá các sai số so với thiết kê theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đạt hay không đạt.
+ Quá trình triển khai xây dựng: chọn mẫu để đánh giá. Những mẫu được lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giai đọa xây dựng khác nhau của dự án. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá và các mẫu được lựa chọn phải amng tính đại diện cho toàn bộ công trình và được phân tích đánh giá theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.
-Phương pháp định tính (quan sát)
Dùng kinh nghiệm theo dõi quan sát trực tiếp để đánh giá chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình tổ chức từ khâu chuẩn bị vật liệu đầu vào, quá trình lắp đặt đến khi đưa vào khai thác vận hành sử dụng.