CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình thủy lợi
2.4.1.1 Năng lực quản lý của chủ đầu tư
Con người là một nguồn lực, yếu tố con người ở đây là tất cả mọi người trong doanh nghiệp, kể từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng.Các dự án có thành công hay không đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ cơ quan chuyên môn.
Số lượng cán bộ quản lý trong cơ quan chuyên môn: phụ thuộc vào quy mô, tính chất, thời gian thực hiện dự án và điều kiện công nghệ kỹ thuật. Số lượng cán bộ quản lý phải hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả, khối lượng và chất lượng của công việc.
Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn: phải có quy chế riêng để cán bộ nắm được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ngoài ra, quy chế c phải đầy đủ các quy định về thưởng phạt rõ ràng. Từ đó, khuyến khích cho các cán bộ đã hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ được giao, cũng như khiển trách các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.
2.4.1.2 Cơ sở vật chất và các trang thiết bị quản lý
Công tác quản lý có thể bị hạn chế bởi không gian làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công việc. Việc QLDA diễn ra trong một thời gian dài tại dự án, nếu như không gian làm việc không tốt (quá nhỏ, ô nhiễm tiếng ồn, không đảm bảo vệ sinh,...) hoặc thiếu các trang thiết bị cần thiết (máy tính, giầy bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang, đèn pin,...) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả kém, không đảm bảo yêu cầu đặt ra.
2.4.1.3 Năng lực tài chính
CĐT phải đảm bảo nguồn vốn khi thực hiện dự án. Các đợt tạm thanh toán, thanh toán hay quyết toán của các nhà thầu phải được hoàn thành đúng theo thời gian quy định, nếu không nhà thầu sẽ không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục thực hiện. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án.
60
2.4.1.4 Chất lượng thẩm định dự án của cơ quan chuyên môn
Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình đã phân cấp cho các Bộ, Sở chuyên ngành song do đội ngũ cán bộ thẩm định năng lực yếu, chưa có thực tế và kinh nghiệm, không ít trường hợp thẩm định sai hoặc thẩm định không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá.... Đến khi dự án được thẩm định triển khai thi công vẫn phải điều chỉnh, bổ sung, phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ngoài ra còn có hiện tượng đơn vị thi công có cơ chế qua lại với cơ quan thẩm định để nâng giá, sử dụng mã hiệu định mức chưa đúng có lợi cho nhà thầu...
(thường chủ yếu xảy ra ở các công trình sử dụng vốn Nhà nước). Đặc biệt, đối với các công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp vì CĐT thường không có đầy đủ kiến thức và lực lượng chuyên môn bằng chính những đơn vị tư vấn thiết kế.
2.4.2 Các nhân tố khách quan
Địa chất công trình: địa chấ phức tạp thì ảnh hưởng tới công tác khảo sát dẫn đến mất nhiều thời gian do thay đổi và xử lý các phương án khác nhau. Vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình
Thời tiết: thời tiết khắc nghiệt mưa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình, công việc đôi khi bị dán đoạn giữa chừng, nhiều khi không chủ động việc để làm và chịu nhiều lúc dừng kỹ thuật không như mong muốn ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
61 Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ các cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi, nội dung của công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi. Đồng thời, tác giả đi sâu tìm hiểu từng nội dung chi tiết công tác quản lý chất lượng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì công trình sau này. Qua đó làm rõ được các nội dung công việc chính của các chủ thể tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện nay.
Tác giả cũng đã tổng quan được các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện nay và đặc biệt đã đưa ra, phân tích, chỉ rõ các nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình hiện nay.
Trên đây đều là các cơ sở khoa học quan trọng về quản lý chất lượng công trình, kết hợp với những cở sở lý luận đã phân tích, nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là căn cứ để tác giả thực hiện đánh giá thực trạng và nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi tại Sở NN&PTNT tại tỉnh Ninh Bình. Nội dung này sẽ được tác giả trình bày ở Chương 3.
62
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH NINH BÌNH