Thực hiện quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã là nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách diễn ra được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng quy định pháp luật để từ đó tạo điều kiện cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vậy để thấy rõ điều đó luận văn sẽ tập trung làm rõ những câu hỏi sau:
Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã tại thị xã Phổ Yên hiện nay như thế nào?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã tại thị xã Phổ Yên?
Cần những giải pháp gì để nâng cao công tác quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã tại Thị xã Phổ Yên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập số liệu nghiên cứu
Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp:
a) Thu thập thông tin thứ cấp
Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên, tình hình thu chi ngân sách qua các năm (2017 - 2019) theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý đô thị...
b) Thu thập số liệu sơ cấp
- Mục tiêu của việc thu thập số liệu sơ cấp là tiến hành điều tra để thống kê, tổng hợp phân tích những quan điểm, ý kiến nhận xét của cán bộ làm công tác quản
lý về ngân sách cấp xã về các nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
- Nội dung điều tra thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách xã (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, bản thuyết minh dự toán), tình hình chấp hành dự toán ngân sách xã (lập dự toán năm gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định việc tổ chức chấp hành thu, chi, kết quả chấp hành NSX), tình hình kế toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch với UBND các xã, phường.
- Đối tượng điều tra là các cán bộ làm công tác quản lý ngân sách từ huyện đến các xã, phường. Để bao trùm đối tượng làm công tác quản lý ngân sách xã, tác giả áp dụng chọn mẫu tổng thể ngẫu nhiên, tổng là 66 cán bộ.
- Cách thức điều tra, phỏng vấn là gặp trực tiếp các cán bộ để phỏng vấn về các khoản thu, định mức chi giao đầu năm, quá trình điều hành trong năm và các giải pháp quản lý NSX.
Việc điều tra khảo sát được tiến hành với các đối tượng là: Cán bộ, công chức cấp xã; Công chức lãnh đạo quản lý cấp huyện. Mục đích chính của điều tra khảo là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá các hoạt động công tác quản lý Ngân sách Nhà nước cấp xã, phường.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã, những người có trách nhiệm trong quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước cấp xã (tổng số 54 phiếu/18 xã, thị trấn, mỗi xã, phường 3 phiếu)
Đối với cán bộ, công chức cấp Thị xã ở thị xã (bao gồm lãnh đạo phòng Tài chính- kế hoạch và Chuyên viên phòng Tài chính kế hoạch phụ trách Ngân sách xã, phường, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước) với số lượng 12 phiếu.
Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu để có được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp lý.
2.2.2. Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích 2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của Thị xã Phổ Yên, các số liệu có liên quan; Thông tin sau khi thu thập được, tác
giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:
Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
Đồng thời trên cơ sở số liệu điều tra, phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng ý kiến, quan điểm, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá, quan điểm đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng hỏi đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.
2.2.2.3. Khung phân tích
Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách có trình tự và logic. Tác giả xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến đề án một cách trật tự, logic, có được hướng phân tích đảm bảo mục tiêu đề án đã đề ra. Khung phân tích trong nghiên cứu được xây dựng theo chiều đi từ việc phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu
Khung phân tích quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
Trên cơ sở lý thuyết và các phương pháp tiếp cận, tác giả xây dựng khung phân tích được mô tả qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Khung phân tích quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Lập dự toán ngân sách Ngân sách Nhà nước cấp xã
Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN.Để làm tốt công tác này UBND các xã, phường cần đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu-chi NSNN. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao các năm.
Tỷ lệ tăng thu, chi dự toán NS= Số giao năm n - Số giao năm n-1 * 100 Số giao năm n-1
2.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách a, Thu ngân sách Nhà nước cấp xã
- Tổng thu ngân sách nhà nước cấp xã qua các năm - Thu ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã - Thu từ kết dư và chuyển nguồn ngân sách
b, Chi ngân sách Nhà nước cấp xã - Chi đầu tư phát triển
Quyết toán ngân sách
cấp xã Lập dự toán ngân sách cấp xã
Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
Chấp hành dự toán ngân sách
cấp xã Kiểm tra,
giám sát ngân sách
cấp xã
- Chi thường xuyên (Chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp văn hóa-thể thao, chi sự nghiệp môi trường, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý nhà nước, chi an ninh quốc phòng, chi khác, chi dự phòng)
- Chi chuyển nguồn ngân sách Nhà nước cấp xã 2.3.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước cấp xã
- Kết quả quyết toán thu NSNN cấp xã qua các năm - Kết quả quyết toán chi NSNN cấp xã qua các năm
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách Nhà nước cấp xã - Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN cấp xã - Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN cấp xã
Chương 3