Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a, Những hạn chế trong quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên
* Về lập dự toán ngân sách xã
Thứ nhất, dự toán các xã lập gửi cơ quan tài chính trước khi thảo luận dự toán chưa sát với thực tế. Dự toán thu lập chưa hết các khoản thu (thấp hơn thực tế).
Dự toán chi lập cao hơn so với định mức được giao. Ví dụ như định mức chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị lập cao hơn định mức của tỉnh giao. Từ đó số trợ cấp các xã đề nghị cao hơn số trợ cấp mà tỉnh thông báo cho thị xã.
Thứ hai, dự toán do UBND thị xã giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trước), do các kỳ họp HĐND xã thường diễn ra vào cuối năm ngân sách. Để có số liệu trình HĐND xã, UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn dự toán trước khi có Quyết định của thị xã giao; dẫn đến số dự toán UBND các xã trình HĐND xã chưa sát với nhiệm vụ được giao, như số thu trợ cấp do ngân sách thị xã bổ sung cao hơn số chính thức được giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND xã về phê chuẩn dự toán thường bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nước.
Thứ ba, theo quy định dự toán của các xã lập trước khi gửi Kho bạc Nhà nước phải do phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra, trong quá trình thẩm định dự toán cho các xã còn bộc lộ tồn tại đó là các xã lập dự toán thu thường xuyên cao hơn so với số thu, tương ứng với số thu các xã lập dự toán chi thường xuyên; nếu quá trình kiểm soát chi không chặt chẽ Kho bạc Nhà nước cho thanh toán theo yêu cầu chi của xã, kết thúc năm thường bị xâm tiêu vào các nguồn để chi có tính chất đầu tư, nguồn trợ cấp dành để chi các sự nghiệp kinh tế như duy tu sửa chữa, sự nghiệp tài nguyên môi trường v.v. Bởi, Kho bạc Nhà nước chỉ theo dõi được tổng số thu và tổng số chi của từng xã, không theo dõi cân đối được từng nguồn. Nguyên nhân chính ở đây là do các xã lập dự toán không sát với tình hình thực tế của địa phương, không bám sát vào tiêu chuẩn định mức hiện hành; Mặt khác theo quy định của Luật NSNN, trong quá trình điều hành ngân sách nếu nguồn thu không đảm bảo theo dự toán chủ tài khoản phải giảm chi tương ứng với số thu, nhưng do tính chất nguồn thu theo mùa vụ, các xã không lường hết những rủi ro trong quá trình tổ chức thu, trong nhiệm vụ chi thường xuyên diễn ra.
Thứ tư, Vẫn còn có những đơn vị lập và gửi dự toán thu- chi NSNN cấp xã chậm, muộn so với thời gian quy định.
* Về chấp hành dự toán ngân sách xã
Thứ nhất, việc giao dự toán cho các xã chưa thực sự sát với tình hình thực tế do vậy trong năm còn phải bổ sung dự toán cho các xã (nguồn thu của các xã thừa nhiều không điều chuyển sang cho các xã bị hụt thu, trong khi đó ngân sách thị xã vẫn phải bổ sung cho xã bị mất cân đối do không đảm bảo kinh phí chi hoạt động).
Thứ hai, các xã còn coi nhẹ nguồn thu có tỷ trọng nhỏ như thu phí, lệ phí nguồn thu này thường bỏ sót. Công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức thu ở các xã chưa chặt chẽ, các xã thường không quan tâm đến nguồn thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ của ngành thuế từ đó còn bỏ sót nguồn thu, để các đơn vị trốn thuế, gian lận thuế. Việc xử lý các đơn vị trốn thuế chưa nghiêm từ đó dẫn đến nguồn thu thuế khai thác chưa triệt để.
Thứ ba, nguồn thu thuế trên địa bàn chủ yếu là thu từ các doanh nghiệp của tỉnh quản lý (từ năm 2008 được phân cấp về cho ngân sách huyện và Ngân sách xã)
nhưng cơ quan quản lý các đơn vị này lại do Cục thuế quản lý, công tác phối hợp của ngành thuế chưa chặt chẽ, cho nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức đôn đốc thu và trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ tư, điều hành chi ngân sách của chính quyền xã chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi. Chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán.
Thứ năm, điều hành chi đầu tư XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dư ngân sách nhiều làm lãng phí. Nguyên nhân là do các xã chưa chủ động điều hành trong lĩnh vực XDCB, triển khai công trình chậm, hồ sơ quyết toán chưa hoàn thiện theo quy định dẫn đến không thanh toán được. Tình trạng công nợ trong xây dựng cơ bản còn nhiều nhất là các xã nội lực không có nguồn thu để đầu tư xây dựng.
Nguyên nhân do các xã triển khai công trình không căn cứ vào nguồn thu của xã, Nhà nước có các chương trình triển khai như chương trình kiên cố hóa trường học, kiên cố hóa kênh mương, xây trụ sở các xã... yêu cầu xã có vốn đối ứng song ngân sách cấp trên hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu. Các công trình công cộng xuống cấp chưa có nguồn đầu tư, công tác xã hội hóa còn yếu chưa kêu gọi được các tổ chức cá nhân vào đầu tư.
* Về quyết toán ngân sách xã
Nhiều đơn vị xã, phường thực hiện việc quyết toán ngân sách Nhà nước cấp xã còn mang tính hình thức, chưa khoa học.
* Về thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân sách xã
- Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả chưa thật sự cao.
- Việc công khai số liệu thu chi ngân sách còn mang tính hình thức, chiếu lệ, qua loa.
- Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ không biết, hoặc biết nhưng không tuân thủ pháp luật, thực hiện những hành vi vi phạm luật Ngân sách Nhà nước
* Về đội ngũ cán bộ
Thứ nhất, chế độ chính sách cho cán bộ công chức, chuyên trách ở xã còn thấp. UBND tỉnh quy định chế độ cho cán bộ không chuyên trách còn thấp, đối tượng nhiều.
Thứ hai, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chuyên trách, công chức xã còn yếu chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ ba, công tác cải cách hành chính còn chậm, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, định mức chi giao cho cấp xã còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chi, việc quan tâm đến các xã khó khăn, các xã vùng trọng điểm còn hạn chế.
b, Nguyên nhân của hạn chế , yếu ké m trong quả n lý NSX trên địa bàn thị xã Phổ Yên thời gian qua
* Nguyên nhân khách quan
Công cụ quản lý NSNN là chế độ chính sách của nhà nước. Tuy nhiên trong những năm qua, mặc dù một số cơ chế chính sách cơ bản đã được Nhà nước ban hành, song việc ban hành thường chậm so với yêu cầu, còn nhiều quy đị nh b ất hợp lý, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu mang tính chất xử lý tình thế (điển hình là chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ hội nghị,...).
Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý đất đai cũng chưa đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh làm cho việc triển khai còn nhiều lúng túng, chậm chễ. Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện hiệu quả.
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Cơ sở hạ tầng kinh tế của thị xã đặc biệt là ở các xã, phường vẫn còn thấp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đủ mạnh… nên mặc dù ngành thuế và chính quyền
từ huyện tới cơ sở đã cố gắng trong công tác thu ngân sách, tổng số thu ngân sách dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi.
Do các xã, thị trấn thu chỉ đáp ứng một phần nhỏ của chi, chủ yếu do ngân sách cấp trên cấp nên khi lập dự toán ngân sách thường đưa tăng số chi, giảm số thu để được tăng số trợ cấp.
Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển của xã lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối ngân sách.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
Sự chỉ đạo của Sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết. Công tác quản lý tài sản công tuy đã được tập huấn nghiệp vụ, trang bị phần mềm quản lý song vẫn buông lỏng trong chỉ đạo. Do vậy, đến nay việc nắm tình hình tài sản công của các đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
* Nguyên nhân chủ quan
Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy QLNS tại thị xã và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách với UBND các xã, phường chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý tài chính từ thị xã tới cơ sở còn nhiều yếu kém, chỉ duy nhất phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền cấp thị xã, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan tỉnh quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu, chi, QLNS tại thị xã nói chung và các xã, phường nói riêng. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong QLNS.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN từ thị xã tới các cơ sở chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở các xã, phường chưa được bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc QLNS, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân.
Việc xử lý sai phạm trong QLNS thiếu kiên quyết, nghiêm minh. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị, cá nhân có sai phạm để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý NSNN chưa hiệu quả, vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong QLNS có dấu hiệu ngày càng tăng, trong khi số người bị phát hiện và xử phạt rất ít. Chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đoàn thể đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.
Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính. HĐND, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã chưa làm tốt chức năng giám sát đối với NSNN.
Một bộ phận cán bộ làm việc trong môi trường trực tiếp quản lý, tiếp xúc với tài chính, tiền tệ trong bối cảnh những tác động của mặt trái cơ chế thị trường ngày càng sâu rộng đã bị sa ngã, suy giảm đạo đức, tìm cách trục lợi đã cản trở quá trình làm trong sạch, lành mạnh nền tài chính công.
Chương 4