Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN
4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói trên, công tác quản lý NSX cần quán triệt nguyên tắc chủ yếu sau đây:
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên địa bàn Thị xã trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu vững chắc, nghĩa là phải đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất lao động; có chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tăng khả năng tích luỹ, sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, để từ đó ổn định và tăng được nguồn thu cho ngân sách.
Chấp hành tốt Luật NSNN, Luật tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán; đổi mới cơ cấu chi ngân sách huyện phù hợp với địa bàn đồng thời đảm bảo định mức của tỉnh, thực hiện thu, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn vào nền nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính ngân sách tại các xã, phường, đảm bảo đủ năng lực phát triển.
Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc QLNS. Đảm bảo phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của ngân sách, đảm bảo hành lang pháp lý cho
các xã, phường phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác QLNS. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hoà giữa lợi ích kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.
Chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để giảm bớt gánh nặng NSNN đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của cơ sở; đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN chi cho đầu tư phát triển; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện.
4.4 Khuyến nghị
Để thực hiện được các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn Thị xã phải có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất từ trên xuống.
* Đối với Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã.
- Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã. Thông qua những biện pháp như hỗ trợ lãi xuất tiền vay cho những tập thể, cá nhân sản xuất mang tính tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để thu hút những doanh nghiệp đầu tư có quy mô lớn vào Phổ Yên; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để kích thích sản xuất...
- Có cơ chế hỗ trợ các xã khó khăn đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã để thu dần khoảng cách giầu nghèo, tạo công bằng xã hội. Đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Chính phủ và chương trình cụ thể của tỉnh thì còn nhiều bất cập đối với các xã khó khăn như dân cư thưa thớt lại có thu nhập thấp hơn nhiều so với các vùng thuận lợi dẫn đến khả năng xã hội hóa
thấp, mặt khác số km đường, kênh mương phải kiên cố hóa nhiều nếu không có cơ chế đặc thù thì không thể thực hiện được mục tiêu đặt ra...
- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính, cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý chuyên môn đáp yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.
* Đối với Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, phường
Đảng ủy các xã, phường cần tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý NSX đặc biệt là khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu.
HĐND các xã, phường cần nâng cao chất lượng việc giám sát đối với UBND các xã, phường trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSX.
UBND xã, phường cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSX, dự toán lập phải sát với tình hình thực tế của địa phương; theo đúng quy trình của Luật NSNN.
Tăng cường công tác quản lý thu NSX, thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, quản lý chặt chẽ nguồn thu này. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho các công trình phúc lợi của địa phương.
Quản lý chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chi đúng nội dung, đúng mục đích, đảm bảo đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo mục lục NSNN hiện hành.