5.2. Đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
5.2.2. Đề xuất cho nhóm nhân tố Sự đáp ứng
Đề xuất những gói sản phẩm dành riêng cho địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Về số lượng sản phẩm tín dụng, BIDV đã có một số chương trình, sản phẩm tín dụng cho DNNVV, tuy nhiên yêu cầu khá chặt chẽ và chưa phù hợp với nhu cầu địa bàn do đó cần phát triển nhiều sản phẩm đặc thù để phù hợp hơn với địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều này cần có sự phối hợp của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các Chi nhánh BIDV cần họp bàn và thống nhất nhu cầu về tín dụng của nhóm KH này, song song đó cần cho thấy những lĩnh vực chủ yếu nào cần phải tập trung khai thác. Sau đó, trình xin ý kiến TSC. Sau khi xem xét và đánh giá trên nhiều khía cạnh, TSC sẽ thiết kế những chương trình, gói tín dụng dành cho địa bàn Đồng Nai giống như cách TSC đã làm đối với địa bàn khác: Gói tín dụng Trung dài hạn SMEs tại các Chi nhánh mới và ĐBSCL, Ươm mầm khởi nghiệp DNNVV tại Hà Nội,... đã được quy định trong sổ tay SMEs của Ban KHDNNVV.
BIDV cần thiết kế các sản phẩm/gói tín dụng ưu đãi với qui mô phù hợp cho loại hình DNNVV. Xét về mặt lý thuyết cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc thiết kế và cung cấp các khoản tín dụng phù hợp (thường là nhỏ) dành cho các DNNVV là một giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay khi qui mô của đa số DNNVV tại Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ. Lợi ích của giải pháp: cung cấp thêm nhiều lựa chọn với những tiêu chí phù hợp hơn với loại hình kinh doanh của
DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, củng cố và gia tăng thêm nhiều lựa chọn cho KH hiện hữu
Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ:
- Tuyển dụng thêm cán sự khoán gọn hỗ trợ phòng KHDN: Giải pháp học viên đưa ra là Chi nhánh tuyển thêm 2 cán sự khoán gọn để xử lý những công việc tại Phòng KHDN, công việc này không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn như: đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hồ sơ, photo tài liệu, Scan hồ sơ... Tại BIDV Nam Đồng Nai đang có sử dụng nguồn lực này tại một số vị trí như: Phòng QTTD, phòng KHCN, tuy nhiên hiện chưa triển khai đến phòng KHDN. Rất nhiều các Chi nhánh BIDV trên toàn quốc đã sử dụng nguồn lực này rất hiệu quả như:
Chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đông Sài Gòn... Do đó, BIDV Nam Đồng Nai cần đánh giá giữa ưu và nhược điểm của hình thức này để đưa ra quyết định
- Áp dụng nhật ký công tác trong hoạt động kinh doanh: Học viên đề xuất nhật ký công tác theo dõi lịch trình làm việc, công tác của các cấp từ nhân viên đến lãnh đạo thuộc khối QLKH thông qua file được đăng tải trên Website nội bộ của BIDV Nam Đồng Nai với thiết kế cho phép nhiều người dùng cùng truy cập và cập nhật thông tin, mỗi Sheet là tên của 1 người. Đầu ngày, cán bộ QLKH, lãnh đạo các phòng QLKH/PGD và Phó giám đốc QLKH nhập kế hoạch những công việc cần thực hiện trong ngày có theo thứ tự ưu tiên. Dựa trên những nội dung đã được cập nhật đầu ngày, cán bộ QLKH sắp xếp các công việc theo mức độ ưu tiên để phù hợp với thời gian của các lãnh đạo phòng, Phó giám đốc, tránh trường hợp đợi chờ hồ sơ do chưa có sự phê duyệt bằng văn bản của lãnh đạo. Các lãnh đạo phòng sẽ có sự sắp xếp bố trí lịch trình công tác cho các cán bộ có tính chất công việc giống nhau, địa điểm gần nhau, KH có mối liên quan với nhau... sao cho hợp lý, tiết kiệm nhân lực và thời gian nhất. Cuối ngày, Cán bộ QLKH, lãnh đạo các phòng và Phó giám đốc QLKH cập nhập kết quả hoàn thành công việc trong ngày. Những việc còn tồn đọng sẽ được ghi vào kế hoạch làm việc ngày tiếp theo. Hàng tháng, các phòng báo cáo lại Mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và hiệu quả
công việc dựa trên Nhật ký công tác này cho Giám đốc. Lợi ích của giải pháp: Giúp cán bộ QLKH dễ dàng theo dõi, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công việc để có lịch trình làm việc khoa học nhất, giúp các lãnh đạo phòng dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu quả công việc.
- Tổ chức bộ phận chuyên biệt phục vụ đối tượng KHDNNVV: DNNVV có nhiều đặc thù riêng về mô hình tổ chức, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức bộ phận kinh doanh theo hướng nhỏ gọn, tinh giản, hạn chế về qui mô hoạt động và năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng phân tích thị trường, khả năng tìm và lập dự án/phương án kinh doanh hiệu quả,... Vì vậy, BIDV Nam Đồng Nai nên thành lập bộ phận chuyên biệt phục vụ phân khúc KHDNNVV trực thuộc Phòng KHDN. Với số lượng KHDNNV chiếm hơn 90% số lượng KHDN đang có quan hệ tín dụng với BIDV Nam Đồng Nai, chiếm hơn 30% dư nợ và đem lại gần 40% lợi nhuận chi nhánh. Tổ KHDNNVV sẽ bao gồm 4 cán bộ (chiếm 50% cán bộ phòng KHDN), trong đó có 1 cán bộ làm đầu mối quản lý KHDNNVV. Yêu cầu cán bộ đầu mối phải có trình độ chuyên môn tốt, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm cán bộ QLKH doanh nghiệp và yêu cầu nắm vững các sản phẩm, dịch vụ dành cho KH DNNVV. Yêu cầu đối với cán bộ thuộc Tổ KHDNNVV phải có tố chất và kỹ năng bán hàng, kỹ năng thẩm định KH nhằm thực hiện đúng cam kết với KH về thời gian thực hiện hồ sơ tín dụng. Cán bộ QLKH lúc này sẽ tập trung trong việc phát triển KH; hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho DNNVV; đánh giá đối thủ cạnh tranh;
chuẩn bị chu đáo cho công tác thu hút KHDNNVV gồm: (i) Tìm hiểu thông tin về KH gặp gỡ. (ii) Thế mạnh và khả năng phục vụ KH của BIDV. (iii) Xác lập cuộc hẹn với KH. (iv) Chuẩn bị tài liệu khi đi làm việc. (v) Thực hiện cuộc gặp KH. (vi) Đeo bám, triển khai ngay các cam kết của 2 bên. (vii) Quan tâm phản hồi về chất lượng sản phẩm dịch vụ và chính sách chăm sóc KH. Chính việc chuyên môn hóa này khiến cho công việc trở nên nhanh chóng và hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ KH. Lợi ích của giải pháp: Việc thành lập tổ chuyên biệt phục vụ KHDNNVV tạo được sự tập trung cho cán bộ trong việc nghiên cứu sản phẩm,
cách thức tiếp thị, am hiểu thị trường, tư vấn khách hàng và đặc biệt là rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, hỗ trợ KH tốt nhất trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng.
Đơn giản hóa các điều kiện cấp tín dụng
- Xem xét các tiêu chí đặc thù của DNNVV bên cạnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Tại BIDV, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa có sự phân tách giữa DN lớn và DNNVV. Do đó BIDV Nam Đồng Nai nên xây dựng qui trình và hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với DNNVV. Các DNNVV đang gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ các NHTMCP do thiếu tài sản thế chấp, thiếu cơ sở chứng minh năng lực tài chính, số liệu thông tin kế toán chưa đáng tin cậy,... Giải pháp ở đây là thảo luận phương pháp chấm điểm TD, một phương pháp nếu được triển khai thì có thể khắc phục được những trở ngại nêu trên để tạo cơ hội cho BIDV và các DNNVV có thể hợp tác với nhau. Do vậy, trước mắt khi KH vẫn chưa nhận thức được sự minh bạch tài chính lành mạnh là quan trọng thì BIDV cần thiết phải xem xét tỷ trọng điểm số các tiêu chí đặc thù riêng (BCTC kiểm toán/thuế, tăng trưởng về số liệu trên BCTC, trình độ Giám đốc, năm hoạt động, xuất khẩu,…) cho đối tượng DNNVV để hỗ trợ đánh giá chính xác hơn năng lực hoạt động của KH để áp dụng chính sách cấp tín dụng phù hợp tránh mất KH về đối thủ cạnh tranh
- Đa dạng hóa TSBĐ: Ban hành chính sách về tỷ lệ TSBĐ dành riêng cho DNNVV; đa dạng hóa loại hình TSBĐ cho DNNVV như thế chấp quyền đòi nợ trong tương lai từ hợp đồng thương mại, thế chấp hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh. Mặc dù TSBĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng nếu quá áp đặt tiêu chí TSBĐ trong điều kiện khó khăn về TSBĐ của DNNVV thì sẽ dẫn đến hệ quả tiêu cực đối với công tác mở rộng tín dụng của BIDV, hạn chế khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV. Để đảm bảo hạn chế rủi ro, an toàn vốn thì giải pháp thay cho một tỷ lệ TSBĐ lớn, BIDV nên đánh giá cao tiêu chí tình hình tài chính lành mạnh, quản lý dòng tiền, hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro thấp, mức độ ổn định cao, thị trường kinh doanh ít biến động, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, mức độ uy tín của KH,...
- Phối hợp với Hiệp hội DNNVV tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo hướng dẫn DNNVV: Các BIDV trên địa bàn cần hợp tác với Hiệp hội DNNVV tỉnh Đồng Nai để tổ chức các hội thảo, hội nghị để hướng dẫn, hệ thống hóa các văn bản pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động DN, các quy định liên quan đến đầu tư dự án, quy định vay vốn ngân hàng gắn với yêu cầu minh bạch về báo cáo tài chính...Cũng thông qua các hội thảo, BIDV tư vấn, trao đổi kinh nghiệm trong việc lập các phương án/kế hoạch kinh doanh/dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật/Ngân hàng nhà nước...
- Lợi ích của giải pháp: việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng thông qua xem xét tính đặc thù của DNNVV bên cạnh việc chấm điểm trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sẽ hỗ trợ rất nhiều các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhưng chưa đáp ứng được một số điều kiện trong hệ thống mà ban đầu được thiết kế chung cho cả những DN có quy mô lớn. Việc làm này phù hợp với đặc thù DNNVV đặc biệt là yêu cầu cung cấp BCTC kiểm toán. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa TSĐB giúp cho DN giảm áp lực về vấn về pháp lý của quyền sở hữu tài sản và giá trị của TSĐB. Cách giải quyết tốt nhất các vấn đề trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV tại BIDV Nam Đồng Nai là chính bản thân các DN phải thay đổi trong cách suy nghĩ, điều hành của mình, gói gọn trong 4 giải pháp: Minh bạch – Quản trị DN bài bản – Thiện chí – Kết nối. Để đáp ứng được những điều trên, đòi hỏi cần phải có sự tư vấn, hướng dẫn từ phía BIDV và Hiệp hội DNNVV tỉnh Đồng Nai. Nếu giải pháp này thật sự hiệu quả thì việc DNNVV tiệp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất dễ dàng.