CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CƠ QUAN DÂN CỬ VÀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
2. Những vấn đề pháp lý về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
2.4. Giá trị của kết quả giám sát
Giám sát của MTTQVN đối với bộ máy nhà nước nói chung và đối với chính quyền địa phương nói riêng đang là một vấn đề rất được quan tâm của xã hội trong bối cảnh tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước và phát huy dân chủ. Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: “Chính quyền địa phương tạo điều kiện để UBMTTQVN và các tổ chức chính trị – xã hội động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương”94. Hiện nay, có nhiều cơ chế để giám sát hoạt động của chính quyền địa phương (giám sát bởi các cơ quan mang tính quyền lực nhà nước và giám sát xã hội, trong đó có giám sát của MTTQVN). Kết quả mà giám sát của MTTQVN mang lại đối với chính quyền địa phương là sự phát hiện kịp thời những sai phạm, khuyết điểm; thông qua giám sát MTTQVN phát hiện, phổ biến, nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực, qua đó, phát huy
93 Điều 7 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội (Ban hành kèm Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị)
94 Điều 15 Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015.
42
quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. Theo ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – cơ quan dự thảo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “Kết quả giám sát được thể hiện thông qua kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống”95. Như vậy, kết quả giám sát của MTTQVN mang lại là rất lớn, thể hiện ở nhiều mặt, kết quả giám sát cụ thể gắn liền với các nội dung giám sát cụ thể.
Thứ nhất, giám sát hoạt động chung của HĐND và UBND các cấp ở địa phương.
MTTQVN giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương chủ yếu qua các hoạt động thực tiễn của MTTQVN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, MTTQVN phát hiện những chính sách, pháp luật có được thực thi và có phù hợp với thực tiễn hay không. Trên cơ sở đó, MTTQVN đề nghị với Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội.
Thứ hai, giám sát quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp ở địa phương. Trong quá trình giám sát của mình, nếu MTTQVN phát hiện những sai sót của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trái đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, với thực tiễn thì MTTQVN đưa ra những kiến nghị với cơ quan đã ban hành văn bản đó nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ các phần không phù hợp trong văn bản đó, góp phần hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật của chính quyền địa phương.
Thứ ba, giám sát hoạt động của UBND và HĐND thông qua việc giám sát cán bộ, công chức và các đại biểu dân cử ở địa phương. Biểu hiện rõ nhất của giám sát hoạt động, tư cách đạo đức của cán bộ, công chức Đảng viên là việc MTTQVN thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó Nghị quyết liên tích số 05/2006/NQLT-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế “MTTQVN giám sát cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư” đã quy định về kết quả giám sát thể hiện ở việc: thông qua hoạt động giám sát, MTTQVN giúp cho cá nhân, tổ chức nâng cao ý thức, trách nhiệm gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách
95 Giám sát của MTTQVN sẽ hỗ trợ cho thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, http://ubmttq.backan.gov.vn/Pages/tin- tuc-su-kien-387/cong-tac-giam-sat-phan-bien-xh-529/giam-sat-cua-mttq-se-ho-tro-cho-thanh2-
609188e8215680e8.aspx (Truy cập ngày 18/6/2016).
43
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định ở khu dân cư; kiến nghị biểu dương khen thưởng người tốt, việc tốt; giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đóng trên địa bàn cấp xã nắm chắc hơn tình hình cán bộ, công chức, Đảng viên thuộc diện mình quản lý về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, quan hệ với dân trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ tốt hơn; phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, thiếu trách nhiệm với dân; kịp thời giáo dục, xử lý những cán bộ, công chức, Đảng viên có sai phạm, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, Đảng viên; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, nhất là những tổ chức giải quyết những việc trực tiếp liên quan đến quyền lợi của người dân. Cuối cùng là thông qua hoạt động giám sát để nâng cao vai trò và trách nhiệm của MTTQVN, các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Thứ tư, giám sát công tác bầu cử đại biểu dân cử ở địa phương (bầu cử đại biểu HĐND). Vai trò của giám sát do MTTQVN thực hiện trong công tác bầu cử đại biểu dân cử ở địa phương là giám sát quá trình tổ chức cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử diễn ra thật sự dân chủ và đúng pháp luật.
Thứ năm, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền địa phương, MTTQVN giúp giảm bớt áp lực tồn đọng những khiếu nại, tố cáo trên cơ sở kiến nghị nhanh chóng giải quyết, đồng thời MTTQVN giám sát việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết, giúp cho kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo của các cấp chính quyền được công bằng, hợp lý, hiệu quả và xứng đáng được phần nào sự mong mỏi của nhân dân, qua đó góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, xử lý kịp thời các hành vi trái pháp luật.
Thứ sáu, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11. Thông qua công tác giám sát của MTTQVN trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tiếp tục đi vào cuộc sống, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là việc huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
44
Kết luận Chương 1
Giám sát là yêu cầu khách quan mang tính phổ biến trong tổ chức và vận hành quyền lực chính trị của các nhà nước dân chủ. Vì vậy, từ lâu giám sát đã trở thành nội dung của chính trị học – khoa học nghiên cứu về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Ở nước ta hiện nay, hoạt động giám sát về thực chất, chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước và thực sự chưa phát huy tác dụng kiểm soát quyền lực. Trong bối cảnh đó, giám sát xã hội đã trở thành một cơ chế phối hợp và hỗ trợ cho giám sát mang tính quyền lực nhà nước. Là tổ chức có điều kiện tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, MTTQVN có lợi thế hơn hẳn so với bất cứ tổ chức nào để thực hiện tốt chức năng giám sát xã hội của mình. Vì thế, nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội cũng như cơ chế kiểm soát bộ máy nhà nước một cách mạnh mẽ, làm động lực cho đất nước vượt qua những thách thức, đưa đất nước đi lên, cần phải làm cho giám sát của MTTQVN dần trở thành một chức năng chính của MTTQVN trong giai đoạn mới. Giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN là “nhiệm vụ mới, rất quan trọng và nhạy cảm, cần được nghiên cứu thận trọng và tổ chức triển khai có hiệu quả”96, do đó đối với công tác giám sát chính quyền địa phương các cấp nói riêng và giám sát các cơ quan nhà nước nói chung, MTTQVN cần nỗ lực hơn nữa, mạnh dạn đổi mới tổ chức và phương pháp để không chỉ tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của mình mà còn góp phần để xây dựng một chính quyền địa phương vững mạnh, là cơ sở cho một nhà nước phát triển, giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, chống đói nghèo, chống tụt hậu có hiệu quả, đưa đất nước đi lên.
96 Nhận định của Bộ chính trị tại thông báo số 73 ngày 10/5/2007.
45