Giám sát thông qua việc tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thực tiễn tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CƠ QUAN DÂN CỬ VÀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG (Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai)

1. Thực trạng hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ

1.1. Giám sát trong công tác tham gia xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.1.2. Giám sát thông qua việc tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND

Tiếp xúc cử tri là việc đại biểu Quốc hội và HĐND gặp gỡ cử tri để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri, đồng thời qua đó báo cáo với cử tri đã bầu ra mình các kết quả hoạt động đã được đại biểu thực hiện101. Tiếp xúc cử tri là hoạt động đặc trưng, là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của đại biểu HĐND các cấp và là

99 Báo cáo tổng kết công tác MTTQVN tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 của BTT UBMTTQVN thị xã số 40/BC-MTTQVN ngày 2/6/2016.

100 Báo cáo tổng kết công tác MTTQVN tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 của BTT UBMTTQVN thị xã số 40/BC-MTTQVN ngày 2/6/2016.

101 Tiếp xúc cử tri là gì, http://hoidap.quochoi.vn/about-us.aspx (Truy cập ngày 28/6/2016).

50

một hoạt động mang tính bắt buộc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nước ta.

Hoạt động tiếp xúc cử tri được diễn ra ngay trước khi bầu cử đại biểu HĐND ở địa phương (Điều 66 Luật bầu cử số 85/2015/QH13) cho đến trước và sau kỳ họp HĐND (Điều 38 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 Ban hành quy chế hoạt động của HĐND) và thường xuyên diễn ra để thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cử tri với đại biểu HĐND ở địa phương do mình bầu ra.

Thời gian qua, UBMTTQVN thị xã An Khê đã tích cực chủ trì tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cũng như phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn, giúp các đại biểu tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri và phối hợp trong việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri ở địa phương. Đây là công tác giám sát của MTTQVN đối với chính quyền địa phương trong việc tiếp thu, lắng nghe, giải quyết các vấn đề mà cử tri địa phương quan tâm, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Về công tác tiếp xúc cử tri trước bầu cử, quy định: BTT UBMTTQVN cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình102. Với mục đích là giám sát đầu vào của cuộc bầu cử HĐND thị xã, trong công tác bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 vừa qua, UBMTTQVN thị xã đã ban hành kế hoạch số 08/KH – MTTQVN ngày 20/4/2016 về kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016–2021. Trên tinh thần của Kế hoạch này, UBMTTQVN thị xã đã phối hợp với UBND các xã, phường trong địa bàn để tổ chức các hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử đại biểu HĐND cư trú thường xuyên tại địa phương; phối hợp với các đoàn thể nhân dân vận động cử tri đến dự họp, bảo đảm có đủ số lượng, tỷ lệ cử tri đến dự họp theo quy định tại Nghị quyết số 1134/2016/NQ- UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các hội nghị này; bên cạnh đó BTT UBMTTVN thị xã còn chủ trì phối hợp với UBND ở đơn vị bầu cử tổ chức cho người ứng cử đại biểu HĐND thị xã gặp gỡ tiếp xúc với cử tri, thực hiện quyền vận động bầu cử. Kết quả là trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở địa phương nhiệm kỳ 2016–2021, trên địa bàn thị xã đã có tổng số 7 lượt đại biểu Quốc hội và HĐND tiếp xúc cử tri với sự tham gia của 505 cử tri, thu về được 26 ý kiến, kiến nghị của cử tri tại 11 xã phường trên địa bàn thị xã103. Như vậy, việc tổ chức tiếp xúc cử tri của UBMTTQVN thị xã là tương đối tốt, bên cạnh đó, có thể nhận thấy số lượt tiếp xúc cử tri được tổ chức cũng như số cử tri tham dự

102 Điều 66 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

103 Báo cáo số 26/BC-MT ngày 20/5/2015 của BTT UBMTTQVN thị xã An Khê về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

51

là không nhiều, thời gian dự kiến chương trình, nội dung kì họp, việc thu thập thông tin còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp xúc rộng rãi của cử tri.

Về hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND. Quy chế hoạt động của HĐND quy định: “Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND, BTT UBMTTQVN và Tổ đại biểu HĐND cấp đại biểu được bầu có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc chương trình, nội dung kỳ họp và ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND và các cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương”104. Theo quy định của pháp luật, HĐND họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, ngoài ra, HĐND còn tổ chức họp chuyên đề hoặc họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu của HĐND cùng cấp105. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 HĐND thị xã An Khê đã tổ chức 14 kỳ họp (tính cả kỳ họp cuối nhiệm kỳ), trong đó có 3 kỳ họp bất thường. Trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND thị xã đã chủ động phối hợp với BTT UBMTTQVN thị xã tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri để từ đó có thể quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương mà cử tri quan tâm. Trong nhiệm kỳ của 2011 – 2016 của HĐND, BTT MTTQVN thị xã đã tổ chức 17 đợt với hơn 260 hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp tại 11 điểm, thu hút hơn 7800 cử tri tham dự với 263 lượt ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã và xã, phường106. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu dành nhiều thời gian tập trung lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri và trao đổi, giải trình trực tiếp với cử tri về những nội dung mà cử tri quan tâm; những ý kiến, kiến nghị chưa được giải quyết được BTT UBMTTQVN các cấp tổng hợp, phản ánh kịp thời đến các ngành chức năng có liên quan và trong các kỳ họp của HĐND các cấp. Trong các kỳ họp của HĐND cùng cấp, MTTQVN kịp thời thông báo hoạt động xây dựng chính quyền và các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến kỳ họp và giám sát việc trả lời các ý kiến, kiến nghị đó của các ngành chức năng.

Trong công tác giám sát kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương, MTTQVN thị xã đã tích cực tham gia các đợt giám sát của Thường trực HĐND về tình hình giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo kế hoạch số 03/KH-HĐND ngày 24/11/2015. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 vừa qua, HĐND và UBND thị xã đã thu được 284 ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trình tại kỳ họp HĐND được cả Thường trực HĐND và UBMTTQVN cùng cấp thực

104 Khoản 2 Điều 38 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 Ban hành quy chế hoạt động của HĐND ngày 2/4/2005.

105 Điều 48 Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

106 Báo cáo 04/BC-HĐND ngày 29/3/2016 Kiểm điểm công tác tổ chức và hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND thị xã nhiệm kỳ 2011- 2016.

52

hiện, trong đó kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã là 248 kiến nghị, 36 kiến nghị còn lại thuộc trách nhiệm giải quyết của cấp tỉnh, công ty Thủy điện 7, Điện lực An Khê và Bệnh viện đa khoa khu vực An Khê. Nội dung các ý kiến, kiến nghị chủ yếu liên quan đến những lĩnh vực của đời sống, kinh tế – xã hội mà nhân dân địa phương quan tâm và có nhiều bức xúc. Qua công tác giám sát của UBMTTQVN thị xã, chính quyền địa phương đã nghiêm túc tiếp thu, từng bước xem xét, cân nhắc triển khai các biện pháp giải quyết. Kết thúc nhiệm kỳ 2011 – 2016, HĐND và UBND thị xã đã đưa ra các báo cáo về tình hình kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ 2011 – 2016107. Trong đó, những ý kiến và kiến nghị của cử tri thu thập được trong nhiệm kỳ bước đầu đã được giải quyết kịp thời trên những lĩnh vực có nội dung kiến nghị cấp thiết (như lĩnh vực đền bù và hỗ trợ tái định cư – 41 kiến nghị; lĩnh vực môi trường đô thị – 64 kiến nghị; lĩnh vực liên quan đến công trình thủy lợi An Khê-Kanat – 8 kiến nghị…).

Nhìn chung, MTTQVN thị xã đã tích cực trong việc tham gia các kỳ họp của HĐND, phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình, đảm bảo tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương được HĐND, UBND tiếp thu để từ đó có những phương hướng giải quyết, khắc phục hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân. Tuy nhiên, giám sát của MTTQVN thị xã vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn. Đầu tiên là trong một số Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND thị xã, ở một số xã, phường không có lãnh đạo HĐND, UBND tham dự để trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến thẩm quyền của địa phương (xã Thành An, xã Tú An, phường An Phú…). Thứ hai, có sự chồng chéo trong việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trình tại kỳ họp HĐND bởi công tác này được cả thường trực HĐND và UBMTTQVN cùng cấp thực hiện tạo nên sự trùng lặp, gây lãng phí thời gian108. Bên cạnh đó, sự tiếp thu của HĐND đối với các kiến nghị của MTTQVN là chưa triệt để. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế này, theo tác giả là có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là nguyên nhân xuất phát từ vai trò, vị trí của MTTQVN là chưa có sự phối hợp chặt chẽ với HĐND và UBND các cấp, nếu có giám sát kiểm tra cũng chỉ ở mức độ phối hợp và kiến nghị.

Về công tác tiếp xúc cử tri trong quá trình hoạt động của đại biểu HĐND thị xã.

Theo quy định của Nghị quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 Ban hành quy chế hoạt động của HĐND thì: đại biểu HĐND có thể trực tiếp gặp gỡ cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mà đại biểu quan tâm; chuyển những kiến nghị của cử tri

107 Báo cáo tình hình kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ 2011- 2016 số 99/BC-UBND ngày 25/3/2016 và Báo cáo kết quả giám sát tình hình giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ 2011- 2016 số 126/BC-HĐND ngày 14/4/2016.

108 Văn Đức Sơn (2007), Khắc phục sự chồng chéo trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trình kỳ họp HĐND, Chuyên san Người đại biểu số 177, tr.2.

53

đến Tổ đại biểu HĐND và Thường trực HĐND để tổng hợp báo cáo HĐND, gửi tới cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề109. Bên cạnh đó, mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của HĐND110 (bởi đại biểu HĐND là người đại diện cho cử tri, cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân nơi bầu ra mình, phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, kiến nghị ý kiến của cử tri với cơ quan nhà nước hữu quan). Giám sát hoạt động tiếp xúc cử tri này của đại biểu HĐND chính là việc MTTQVN giám sát đối với đại biểu dân cử thông qua việc theo dõi, nhận xét hoạt động hàng năm của đại biểu HĐND thị xã, đảm bảo đại biểu tiếp thu những ý kiến, thắc mắc của nhân dân, truyền đạt lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời, đảm bảo nguyện vọng của nhân dân được gửi gắm thông qua người đại biểu do mình bầu ra trong năm hoạt động vừa qua. Trong nhiệm kỳ 2008 – 2013, MTTQVN với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thông qua hoạt động tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND và báo cáo của đại biểu HĐND với cử tri về hoạt động trong năm của mình, UBMTTQVN thị xã đã tham gia giám sát tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện nhiệm vụ người đại biểu và chất lượng hoạt động của HĐND, từ đó có những kiến nghị để đại biểu đó thực hiện đúng chức trách của mình. Công tác giám sát này trong thời gian qua mặc dù có được thực hiện nhưng chưa mang lại những kết quả rõ ràng.

Trong nhiệm kỳ 2008 – 2013 và đầu nhiệm kỳ 2014 – 2019 cùng với công tác giám sát trong hoạt động tiếp xúc cử tri, UBMTTQVN thị xã đã hoàn thành tương đối tốt vai trò của mình trong việc thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thông qua việc truyền đạt ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và giám sát việc tiếp thu, xử lý những ý kiến, kiến nghị đó của chính quyền địa phương các cấp trong thị xã cũng như của đại biểu HĐND, mặc dù kết quả mang lại từ hoạt động này là chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thực tiễn tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)