Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thực tiễn tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 94)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CƠ QUAN DÂN CỬ VÀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG (Từ thực tiễn tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai)

2. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

Mục đích cuối cùng của hoạt động giám sát đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của MTTQVN là nhằm làm cho chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước có cơ sở khoa học, phù hợp với cuộc sống, làm cho những cơ quan này và cán bộ, công chức, đại biểu dân cử hoạt động hiệu quả hơn. Để đạt được điều đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQVN với HĐND và UBND theo hai phương diện: phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động giám sát và phối hợp giữa chủ thể giám sát với đối tượng được giám sát.

Thứ nhất, tăng cường phối hợp giữa giám sát của MTTQVN và giám sát của HĐND các cấp đối với chính quyền địa phương. Hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp thuộc phạm vi hoạt động kiểm soát quyền lực từ bên trong chủ thể quyền lực, ưu điểm của hệ thống kiểm soát này là chủ thể quyền lực có quyền quyết định xử lý đối tượng vi phạm còn khuyết điểm là thiếu tính khách quan. Trong khi đó, ưu và khuyết của

83

hoạt động giám sát của MTTQVN thì ngược lại. Cả hai hệ thống kiểm soát này đều cần sự bổ khuyết của hệ thống kia để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của mình. Chính trên cơ sở đó, để sự giám sát đối với HĐND và UBND được hiệu quả, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát của HĐND và giám sát của MTTQVN, sự tăng cường phối hợp của hai loại giám sát này sẽ là một sự bổ sung hoàn thiện cho nhau để đảm bảo được hiệu quả tối ưu.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa MTTQVN trong vai trò là chủ thể giám sát và UBND, HĐND các cấp ở địa phương trong vai trò là đối tượng được giám sát. Như đã được đề cập, hoạt động giám sát đối với chính quyền địa phương có hiệu quả hay không thì không chỉ phụ thuộc vào bản thân MTTQVN, để tham gia vào quá trình đó, đòi hỏi cả UBND, HĐND và MTTQVN phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn để hoạt động giám sát được diễn ra một cách dễ dàng, hiệu quả hơn. Thực hiện sự phối hợp này, trước hết HĐND và UBND các cấp cùng với MTTQVN cần xây dựng và triển khai các Quy chế phối hợp công tác (nhất là ở những nơi chưa có Quy chế này), trong đó, có những nội dung về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động giám sát của MTTQVN, trách nhiệm giải trình sau giám sát của chính quyền địa phương… Bên cạnh đó, HĐND và UBND cần phối và tạo điều kiện thuận lợi để MTTQVN có thể dễ dàng giám sát hoạt động của mình, đặc biệt là tạo điều kiện về vấn đề kinh phí hoạt động. Thời gian tới, HĐND và UBND cần phối hợp chặt chẽ hơn với MTTQVN cùng cấp trong việc phát huy dân chủ, động viên nhân dân địa phương tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, tham gia giám sát cùng với MTTQVN để giám sát của MTTQVN đối với chính quyền địa phương thật sự là một thiết chế dân chủ, hữu hiệu, mang lại kết quả cao.

84

Kết luận Chương 2

Quá trình đưa ra những chủ trương, đường lối để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương của HĐND cũng như quá trình quản lý, điều hành của UBND địa phương không phải là một quá trình đơn phương sử dụng quyền lực mà là một quá trình có sự tác động qua lại giữa chính quyền địa phương và nhân dân, do đó, sự tích cực của công chúng tham gia vào sự nghiệp xây dựng một chính quyền vững mạnh là một yếu tố quan trọng để HĐND, UBND thực hiện tốt hơn quyền hạn và trách nhiệm của mình. Trên thực tế, bản thân HĐND và UBND không thể chủ động thực hiện tốt hơn những cải cách, đổi mới trong tổ chức và hoạt động của mình để đáp ứng đươc nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nếu thiếu đi sự giám sát, thúc đẩy từ phía xã hội và công dân. Trên tinh thần đó, chức năng giám sát của MTTQVN ra đời như một thiết chế để củng cố và phát triển hoạt động các cơ quan nhà nước nói chung và HĐND, UBND các cấp nói riêng.

Trước yêu cầu của tình hình mới, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQVN đối với chính quyền địa phương thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, mặc dù chưa thể rút ra một kết luận chung mang tính khách quan, chính xác và đầy đủ nhưng đã phần nào nhận thấy rằng hoạt động giám sát của MTTQVN đối với HĐND và UBND các cấp tuy đã mang lại những kết quả bước đầu ở một số lĩnh vực nhưng nhìn chung còn tỏ ra có nhiều hạn chế, yếu kém. Để thực hiện tốt chức năng giám sát xã hội đối với hai cơ quan đặc biệt quan trọng ở địa phương đó là HĐND và UBND đòi hỏi bản thân MTTQVN phải đổi mới toàn diện về nhận thức, tổ chức – cán bộ và phương thức hoạt động, xác định giám sát là một trong những nhiệm vụ cơ bản, là lý do tồn tại để từ đó đầu tư thỏa đáng cho việc tổ chức thực hiện chức năng này trong hoạt động thực tiễn.

MTTQVN cần đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về sự định hướng nhận thức xã hội, về vị trí, vai trò của mình; từng bước hoàn thiện cơ chế pháp lý và những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện giám sát của MTTQVN đối với cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Giám sát xã hội là một vấn đề lớn của Đảng, Nhà nước và MTTQVN. Những nội dung đã trình bày ở trên là những vấn đề cơ bản và cấp thiết trong việc thực hiện quyền giám sát của MTTQVN đối với chính quyền địa phương. Những kết quả nghiên cứu này chỉ được kiểm chứng phần nào trong thực tiễn hoạt động của MTTQVN và cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm. Hoạt động giám sát của MTTQVN đối với cơ quan nhà nước nói chung và đối với HĐND, UBND các cấp ở địa phương nói riêng sẽ là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/8/1999 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.

6. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên XHCN (được bổ sung, phát triển năm 2011).

B. Danh mục các văn bản pháp luật 7. Hiến pháp 1980.

8. Hiến pháp 1992.

9. Hiến pháp 2013.

10. Luật MTTQVN số 14/1999/QH10 ngày 12/6/1999.

11. Luật MTTQVN số 75/2015/QH13 ngày 9/6/2015.

12. Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

13. Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

14. Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015.

15. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 32/2004/QH11 ngày 3/12/2004.

16. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015.

17. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

18. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.

19. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.

20. Luật Tố cáo số 03/2011/QH 13 ngày 11/11/2011.

21. Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007.

22. Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật MTTQVN.

23. Nghị quyết liên tích số 05/2006/NQLT-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế

“MTTQVN cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư”.

24. Nghị quyết liên tịch hướng dẫn thi hành các điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 09/2008/NQLT-CP- UBMTTQVN ngày 17/4/2008.

25. Nghị quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 Ban hành quy chế hoạt động của HĐND ngày 2/4/2005.

26. Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012.

27. Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014.

28. Thông tri số 04/TTr-MTTW-BTT Hướng dẫn quy trình giám sát khi giám sát bằng Đoàn giám sát của MTTQVN ngày 29/6/2015.

29. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (ban hành kèm Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ).

30. Điều lệ MTTQVN khóa VIII.

31. Thông tri số 17/TT-MTTW-BTT hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ MTTQVN.

32. Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội (Ban hành kèm Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị).

33. Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế Giám sát và phản biên của MTTQVN và các đoàn thể chính trị – xã hội.

C. Danh mục các báo cáo, công văn của cơ quan nhà nước, UBMTTQVN

34. Báo cáo công tác MTTQVN tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 trên địa bàn thị xã số 35/BC-MTTQVN ngày 25/4/2016.

35. Báo cáo tổng kết công tác MTTQVN tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 của BTT UBMTTQVN thị xã số 40/BC-MTTQVN ngày 2/6/2016.

36. Báo cáo số 26/BC-MT ngày 20/5/2015 của BTT UBMTTQVN thị xã An Khê về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

37. Báo cáo tình hình kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 số 99/BC-UBND ngày 25/3/2016.

38. Báo cáo kết quả giám sát tình hình giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 số 126/BC-HĐND ngày 14/4/2016.

39. Báo cáo 04/BC-HĐND ngày 29/3/2016 Kiểm điểm công tác tổ chức và hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND thị xã nhiệm kỳ 2011 – 2016.

40. Báo cáo của UBMTTQVN khóa X trình Đại hội MTTQVN thị xã lần thứ XI nhiệm kỳ 2014 – 2019.

41. Báo cáo tham luận về vai trò của MTTQVN trong công tác giám sát và tham gia xây dựng chính quyền (Tài liệu trình bày tại kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ của HĐND thị xã) số 11/BC-MT ngày 16/3/2016.

42. Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của UBND thị xã An Khê nhiệm kỳ 2011 – 2016 số 100/BC-UBND ngày 25/3/2016.

43. Báo cáo tình hình thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thị xã 6 tháng đầu năm 2015 số 21/BC-SKH ngày 14/7/2015.

44. Kế hoạch giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường theo quy định của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 số 04/KH-MTTQVN ngày 9/3/2016.

45. Kế hoạch giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức xã phường trên địa bàn thị xã số 06/KH-MTTQVN ngày 9/3/2016.

46. Kế hoạch giám sát triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới số 05/KH-MTTQVN ngày 10/3/2016.

47. Kế hoạch về tình hình giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri số 03/KH-HĐND ngày 24/11/2015.

D. Sách chuyên khảo; luận án, luận văn, khóa luận

48. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, NXB KHXH, Hà Nội.

49. Nguyễn Thọ Ánh (2010), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN hiện nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.

50. Lương Văn Hùng (2001), MTTQVN với việc kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước qua thực tiễn tại TP. HCM, Khóa luận cử nhân Luật học, ĐH Luật TP.HCM.

51. Nguyễn Xuân Luyến (2010), Dân chủ ở xã, phường, thị trấn – lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, ĐH Luật TP.HCM.

52. Nguyễn Thị Kim Ngân, Vai trò giám sát của MTTQVN đối với bộ máy nhà nước, Luận văn thạc sĩ Luật học, ĐH Quốc gia Hà Nội.

53. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Đào Anh Tuấn (2010), Vai trò của MTTQVN trong việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn từ thực tiễn TP.HCM, Luận văn thạc sĩ Luật học, ĐH Luật TP.HCM.

55. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 56. Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

57. Từ điển tiếng Việt (2006), NXB Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng.

58. Từ điển tiếng Việt phổ thông (2002), NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam đối với các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thực tiễn tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)