Bất cứ phiên tòa hình sự sơ thẩm nào dù có một bị cáo hay nhiều bị cáo, dù bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về tội ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, thời gian
xét xử có thể chỉ một buổi hay nhiều ngày cũng đều phải diễn ra theo một trình tự nhất định, trình tự này do pháp luật quy định, gồm các thủ tục sau: thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
1.1.3.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa:
Hay còn gọi là “thủ tục khai mạc phiên tòa” được quy định từ Điều 201 đến Điều 205 BLTTHS. Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định nhằm kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng, giải thích các quyền và nghĩa vụ tố tụng và tạo những điều kiện cần thiết cho phần tiếp theo. Ở phần này chủ yếu do Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa tiến hành.
Nội dung chủ yếu của phần này là Chủ tọa phiên tòa xác định mọi vấn đề để cho các bước tiếp theo của phiên tòa thực hiện tốt nhất, như xác định những người được triệu tập tại phiên tòa đã đầy đủ hay chưa, xem xét nếu có người vắng mặt thì có dẫn đến hoãn phiên tòa hay không; bị cáo có nhận được bản cáo trạng theo đúng thời hạn do luật định hay không… Pháp luật quy định như trên là để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Ngoài ra, trong thủ tục này HĐXX còn giải quyết các yêu cầu về thay đổi những người tiến hành tố tụng, về yêu cầu cần triệu tập thêm người làm chứng hay những yêu cầu khác của người tham gia tố tụng.
1.1.3.2. Xét hỏi tại phiên tòa:
Thủ tục xét hỏi tại phiên Tòa (hay còn gọi là thẩm vấn) được quy định từ Điều 206 đến Điều 216 BLTTHS. Đây là thủ tục quan trọng nhất của phiên tòa khi mọi vấn đề của vụ án được đưa ra xem xét công khai.
Nội dung của thủ tục này là làm rõ các tình tiết của vụ án: các tình tiết buộc tội, gỡ tội, tăng nặng, giảm nhẹ; các tình tiết về trách nhiệm dân sự và những tình tiết khỏc. Nội dung của phầứn xột hỏi là cơ sở để cho phầứn tranh luận, nghị ỏn và tuyờn ỏn, nếu có tình tiết nào chưa được làm rõ tại phần xét hỏi thì ở bất cứ thời điểm nào (trừ khi đã tuyên án) HĐXX có thể quyết định quay trở lại xét hỏi.
Để làm rõ các tình tiết của vụ án thì những người tham gia xét hỏi phải trực tiếp xét hỏi và nghe bị cáo và những người tham gia tố tụng trình bày, trả lời, nghe kết luận của người giám định, xem xét các vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố cỏc tài liệu, xem xột tại chỗ… “Xột hỏi là giai đoạn trung tõm của hoạt đụùng xột xử và
cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án, có thể có những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên Tòa không khác với những câu hỏi và câu trả lời ở giai đoạn điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở chỗ việc hỏi và trả lời được diễn ra công khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra” [43].
Thủ tục xét hỏi kết thúc khi tất cả các vấn đề của vụ án đã được làm rõ, trong quá trình tranh luận theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc HĐXX tự quyết định trở lại phần xét hỏi nếu thấy cần thiết.
1.1.3.3. Tranh luận tại phiên tòa:
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa được quy định nhằm đảm bảo cho các chủ thể thuộc chức năng buộc tội và bào chữa phân tích, đánh giá chứng cứ của vụ án đã được làm rõ trong thủ tục xét hỏi, đưa ra lập luận và quan điểm giải quyết vụ án nhằm giúp HĐXX quyết định vụ án một cách chính xác, khách quan. Tranh luận tại phiên tòa là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của tranh tụng dân chủ. Đây là nơi mà KSV và người bào chữa thể hiện rõ nhất vai trò, khả năng của mình, còn HĐXX đóng vai trò quan sát, trọng tài điều khiển việc tranh luận của các bên.
Cần phân biệt hai khái niệm “tranh tụng” và “tranh luận”: “Tranh tụng được hiểu như là một quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữ hai chức năng đối trọng nhau như là tiền đề cần thiết khách quan cho hoạt động xét xử. Còn tranh luận là một thủ tục - một phần độc lập của phiên tòa sơ thẩm, một phần của tiến trình tranh tụng - trong đó các bên buộc tội và bào chữa thông qua phần trình bày của mình tổng hợp và đánh giá kết quả của phần xét hỏi, phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án và đưa ra những đánh giá chính trị - xã hội và đánh giá pháp lý đối với hành vi của bị cáo, đề nghị hình phạt, mức hình phạt và những vấn đề có liên quan mà Tòa án phải giải quyết khi nghị án” [38].
1.1.3.4. Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: Là việc HĐXX thảo luận và thông qua bản án tại phòng nghị án trên cơ sở biểu quyết theo đa số. Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án và chỉ có họ mới có quyền vào phòng nghị án .
Khi nghị án HĐXX phải xem xét tất cả các vấn đề của vụ án và giải quyết bằng cách thảo luận dân chủ, biểu quyết theo đa số từng vấn đề. Khi nghị án HĐXX phải giải quyết các vấn đề sau đây: Tội danh (điều khoản BLHS cần áp dụng); hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung, mức hình phạt…); các biện pháp tư pháp (tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hay bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh); xử lý vật chứng; những vấn đề khác (bắt giam hay trả tự do cho bị cáo ngay sau khi tuyên án, án phí… ). Nếu qua việc nghị ỏn HĐXX thấy cú tỡnh tiết của vụ ỏn chưa được xột hỏi hoăùc xột hỏi khụng đầy đủ thỡ HĐXX quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận. Khi nghị án HĐXX phải lập thành biên bản gọi là biên bản nghị án. Trên cơ sở những vấn đề đã giải quyết được ghi nhận trong biên bản nghị án thì Chủ tọa phiên tòa soạn thảo bản án.
+ Tuyên án: Là tại phiên tòa HĐXX đọc toàn bộ nội dung bản án đã được thông qua khi nghị án. Việc đọc bản án có thể do bất cứ thành viên nào trong HĐXX thực hiện, nhưng thông thường là do Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa.
Bản án là văn bản pháp lý quan trọng nhất của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó “là kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa mà trong đó, khẳng định về việc người bị đưa ra xét xử bị coi là có tội (hay không có tội), cũng như về việc áp dụng (hay không áp dụng) hình phạt hoặc (và) biện pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với người này theo các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS” [10].
Trên cơ sở định nghĩa này thì bản án hình sự sơ thẩm có các dấu hiệu sau:
- Là kết quả cuối cùng của vấn đề giải quyết trách nhiệm hình sự;
- Là văn bản pháp lý của Tòa án tuyên tại phiên tòa;
- Phải có sự khẳng định dứt khoát và rõ ràng của Tòa án về việc người đưa ra xét xử bị coi là có tội hay (không có tội);
- Phải có sự quyết định của Toà án về việc có áp dụng (hay không áp dụng) hình phạt hoặc (và) biện pháp cưỡng chế về hình sự đối với người này theo các quy định của pháp luật hình sự;
- Phải có sự khẳng định rõ về thời hạn có hiệu lực pháp luật của bản án hình sự đã được tuyên theo các quy định của pháp luật TTHS.
Thông thường, Bản án là do Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa soạn thảo, nhưng phải được HĐXX thảo luận và quyết định từng nội dung đã được làm rõ tại phần xét hỏi và phần tranh luận, không chỉ phần quyết định của bản án mà là toàn bộ bản án.
Kết luận: Các thủ tục trên là những bộ phận cấu thành của phiên tòa sơ thẩm, mỗi thủ tục có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, mục đích riêng khác nhau nhưng chúng đều có nhiệm vụ chung là cần hướng tới là ra một bản án công minh, đúng người, đúng tội.
Giữa các thủ tục có sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau, bổ trợ cho nhau mà thủ tục trước là tiền đề cho thủ tục sau, tạo thành sự liên kết chặt chẽ.