2.5. Một số kiến nghị
2.5.1. Những kiến nghị chung mang tính định hướng
- Trước hết, BLTTHS cần quy định nguyên tắc tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam. Nguyên tắc này phải chứa đựng những nội dung chủ yếu như: Phải có sự phân biệt giữa các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử khi giải quyết vụ án hình sự; phải xác định Tòa án là cơ quan tài phán, bản án phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa; khi KSV rút toàn bộ quyết định tại phiên tòa thì HĐXX phải đình chỉ vụ án. Vì chúng ta đang đổi mới thủ tục TTHS theo tinh thần này và trong BLTTHS đã có những quy định thể hiện tính tranh tụng mà trong Chương 1: “Những nguyên tắc cơ bản” của BLTTHS hiện hành không có điều luật nào quy ủũnh veà nguyeõn taộc tranh tuùng. Vieọc quy ủũnh nguyeõn taộc tranh tuùng trong BLTTHS vừa đảm bảo tính quy phạm, vừa bảo đảm tính định hướng, chỉ đạo cho hoạt động TTHS nói chung và hoạt động xét xử tại phiên tòa nói riêng, trong đó có thủ tục xét hỏi.
- Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tố tụng tại phiên tòa, nhất là các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chức năng bào chữa; đồng thời xác định rõ nhiệm vụ phù hợp với chức năng tố tụng, trong thủ tục xét hỏi cần quy định KSV là người hỏi chính để làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm chứng minh cho quyết định truy tố của mình trước đó và bản luận tội của mình sau đó. Người bào chữa phải tích cực tham gia xét hỏi nhằm phục vụ cho việc bào chữa của mình. Tòa án (HĐXX) là người duy trì trật tự phiên tòa, đièâu khiển thủ tục xét hỏi.
Mặt khác, cần nhận thức về mặt lý luận rằng, để bảo đảm tính khách quan trong phán quyết của mình thì HĐXX không tham gia vào việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, mà việc xét hỏi phải do các chủ thể buộc tội và bào chữa thực hiện. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực hiện được khi chúng ta có đội ngũ KSV và Luật sư đủ mạnh về số lượng, chất lượng; đồng thời nhận thức pháp luật của người dân cao hơn để làm sao đa số các phiên tòa hình sự đều có người bào chữa tham gia. Điều này, có thể phải đến sau năm 2020 chúng ta mới bắt đầu thực hiện được [35]. Cho nên giải pháp trước mắt hiện nay là vẫn để HĐXX tham gia vào việc xét hỏi tại phiên tòa, nhưng rất hạn chế, chỉ khi nào HĐXX thấy việc xét hỏi của các bên tranh tụng đã xong nhưng theo HĐXX là cần hỏi thêm để cho rõ hơn thì HĐXX mới hỏi và HĐXX chỉ xét hỏi sau khi các bên đã xét hỏi xong – nghĩa là HĐXX hỏi sau cùng. Trong quá trình các bên hỏi, HĐXX vẫn có thể yêu cầu các bên hỏi thêm vấn đề nào đó mà mình thấy chưa rõ.
- Để bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể trong các bên tranh tụng trong việc thực hiện quyền chứng minh vụ án và khả năng để thực hiện quyền đó thì cần phải mở rộng chủ thể tham gia xét hỏi tại phiên tòa. Ngoài các chủ thể mà pháp luật hiện nay quy định gồm: HĐXX, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự, người giám định; thì cần quy định cho người bị hại, bị cáo; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện của họ cũng được tham gia xét hỏi. Tuy nhiên, để phiên tòa có trật tự và việc tham gia xét hỏi của các chủ thể tương ứng, phù hợp với chức năng, quyền lợi của mình thì chỉ nên quy định cho người bị hại (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 105 BLTTHS) và những người tham gia phiên tòa khác được tham gia xét hỏi khi Chủ toạ phiên tòa cho
phép. Còn trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì họ được tham gia xét hỏi không phụ thuộc vào việc HĐXX có đồng ý hay không.
- Thứ tự xét hỏi phải quy định KSV là người hỏi trước, sau đó đến người bị hại;
người bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; bị cáo; HĐXX nếu có tham gia xét hỏi thì xét hỏi sau cùng.
- Cần bỏ quy định tại khoản 1 Điều 189 BLTTHS về số lượng KSV tham phiên tòa; quy định chế tài cụ thể đối với người bào chữa không tham dự phiên tòa mặc dù đã nhận được giấy mời của Tòa án. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền phản đối những câu hỏi và đề nghị với Chủ tọa phiên tòa không buộc bị cáo, đương sự phải trả lời các câu hỏi không đúng nội dung vụ án hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời tư hay thuần phong mỹ tục.
- Nhà nước cần có chính sách để bảo vệ người làm chứng trong các vụ án mà có khả năng họ bị trả thù. Có cơ chế cụ thể hình thành các cơ quan giám định tư pháp trong tất cả các lĩnh vực cũng như cơ quan phiên dịch chuyên nghiệp trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Để bảo đảm tính khách quan của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa và tránh khả năng vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết, cần bổ sung vào trong BLTTHS quy định: Nếu có người yêu cầu thay đổi thành viên HĐXX khi đang tiến hành thủ tục xét hỏi, tranh luận HĐXX phải xem xét quyết định.
- Sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật để chứng minh vụ án trong thủ tục xét hỏi tại phiên tòa là một nội dung tiến bộ trong đổi mới hoạt động xét xử và nó mang lại hiệu quả cao trong việc chứng minh các tình tiết của vụ án, giúp việc nhận thức về các sự kiện, tình tiết của vụ án một cách toàn diện, chính xác và khách quan.
Vì thế, ngoài việc bổ sung các quyền của các chủ thể tranh tụng được sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật mà pháp luật không cấm để chứng minh vụ án vào trong BLTTHS, đồng thời Nhà nước cũng phải tạo các điều kiện vật chất như máy phát âm, phát hình; băng ghi âm, ghi hình; máy chiếu trong phòng xử án…
- Cần quy định Điều tra viên phải tham gia phiên tòa khi Tòa án triệu tập, điều này góp phần cho việc giải quyết vụ án được khách quan và chính xác.
- Vấn đề quan trọng khác trong việc đổi mới thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là nõng cao nhận thức của Thẩm phỏn, Hụùi thẩm, KSV, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về vai trò, vị trí của các chủ thể trong hoạt động chứng minh vụ án tại phiên tòa nói chung và thủ tục xét hỏi nói riêng theo tinh thần tranh tuùng.