Thủ tục xét hỏi trong các mô hình tố tụng

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 41 - 44)

Trong lịch sử đã biết đến bốn mô hình TTHS, tuy nhiên hiện nay chỉ có ba mô hình tố tụng là còn ảnh hưởng lớn đến TTHS của các nước trên thế giới, đó là: Mô hình tố tụng xét hỏi, mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng pha trộn.

1.5.1. Mô hình tố tụng xét hỏi và thủ tục xét hỏi:

Mô hình tố tụng xét hỏi (hay tố tụng thẩm vấn): Được áp dụng phổ biến ở các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa thời trung cổ. Đặc điểm của mô hình tố tụng xét hỏi là chức năng buộc tội không được giao cho người bị hại và người đại diện của họ, mà do Nhà nước đảm nhiệm [28]. Các chức năng tố tụng không được phân định

một các rõ ràng, các chức năng này hầu như tập trung vào Tòa án, “Thẩm phán không chỉ thực hiện chức năng xét xử mà còn thực hiện cả chức năng điều tra, chức năng buộc tội và một phần nào đó chức năng bào chữa. Bị cáo bị hạn chế khả năng bào chữa, họ không được coi là chủ thể của quá trình tố tụng mà là đối tượng truy cứu của tố tụng” [62]. Mô hình này luôn đề cao vai trò quyết định của Thẩm phán. Tại phiên tòa bên bào chữa gần như thụ động. Phiên tòa không có tính tranh tụng.

Cũng như tên gọi của nó, thủ tục xét hỏi của mô hình này thể hiện đậm nét việc xét hỏi của Tòa án. Vai trò của thủ tục xét hỏi được đề cao, không có tranh luận “vì sự thật phải được tìm ra trong quá trình thẩm vấn và điều tra”. Thông thường phiên tòa được bắt đầu bằng việc Tòa án công bố cáo trạng, mô tả vắn tắt hành vi phạm tội của bị cáo, tội danh. Thẩm phán sẽ hỏi bị cáo và nếu bị cáo không thực hiện quyền im lặng bị cáo sẽ trả lời về hành vi phạm tội của mình. Sau đó là thủ tục xét hỏi các nhân chứng và xem xét các chứng cứ cụ thể khác [53].

1.5.2. Mô hình tố tụng tranh tụng và thủ tục xét hỏi:

Mô hình tố tụng tranh tụng được sử dụng rộng rãi ở các nước theo truyền thống luật án lệ. Tố tụng tranh tụng cho rằng: “sự thật sẽ được mở ra qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa những người có dữ liệu chính xác” [59].

Đặc trưng của mô hình tố tụng tranh tụng là: Hoạt động tố tụng được bắt đầu theo ý chí của người buộc tội (có thể là người bị hại hoặc một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền); có sự tách biệt giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử của Tòa án;

sự tham gia tích cực và ngang quyền của bên buộc tội và bên bào chữa ở trước Tòa.

Tòa án có vai trò thụ động (so với mô hình xét hỏi) – là “trọng tài”; xét xử bằng lời nói, công khai, có sự tham gia của bồi thẩm; chứng cứ do các bên thu thập và đề xuất;

đánh giá chứng cứ tự do, không bị phụ thuộc bởi những công thức quy ước, tuy nhiên vẫn còn đề cao sự nhận tội của bị cáo. Nhận tội của bị cáo được xem xét như sự từ chối tranh tụng và Tòa án có thể chuyển sang phần nghị án và tuyên án… [62].

Thủ tục xét hỏi của mô hình này không có sự phân định rõ ràng mà lồng ghép với thủ tục tranh luận, các bên có thể tranh luận, đối đáp nhằm bác bỏ lập luận của bên kia ngay sau lời khai của bị cáo. Việc xét hỏi do bên buộc tội và bào chữa thực hiện, Tòa án không tham gia vào việc xét hỏi bị cáo và các nhân chứng. Tòa án không

biết trước hồ sơ cùng các chứng cứ của vụ án. Tòa án là người điều khiển hoạt động thẩm vấn của các bên nhưng có quyền cho bị cáo không phải trả lời những câu hỏi vi phạm đời tư hoặc không liên quan đến vụ án nên được coi như là “trọng tài” giữa hai beân.

1.5.3. Mô hình tố tụng pha trộn và thủ tục xét hỏi:

Trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia đã lựa chọn những yếu tố tích cực của mô hình tố tụng xét hỏi và mô hình tố tụng tranh tụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia mình, đó là lý do ra đời của mô hình tố tụng pha trộn.

Trong mô hình tố tụng pha trộn, ở giai đoạn trước khi xét xử kết quả các hoạt động tố tụng là bí mật, không công khai với công chúng. Đây là một lợi thế của cơ quan điều tra và do vậy tính tranh tụng ở giai đọan này rất hạn chế. Ở giai đoạn xét xử, phiên tòa được tiến hành công khai, quyền bình đẳng trước phiên tòa và quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, các bên buộc tội và bào chữa có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu. Tuy nhiên, Thẩm phán không chỉ là trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa, không chỉ điều khiển và duy trì trật tự phiên tòa mà còn là người điều khiển và tham gia quá trình xét hỏi nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án. Tòa án nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa. Tòa án là người tham gia trực tiếp xét hỏi và là người thẩm vấn chính. Tòa án có quyền triệu tập nhân chứng theo ý chí chủ quan của mình, không phụ thuộc vào đề nghị của các bên. Như vậy điểm nổi bật của mô hình này là vai trò rầt tích cực của Tòa án trong thủ tục xét hỏi trong điều kiện phiên tòa công khai và các bên tranh tụng có sự bình đẳng trong hoạt động chứng minh ở trước Tòa án.

Thủ tục xét hỏi của mô hình này cũng có sự phân định rõ ràng với các thủ tục khác tại phiên tòa; bên buộc tội, bên bào chữa và cả Tòa án đều tham gia vào quá trình thẩm vấn. Tòa án vẫn đóng vai trò là người hỏi chính; tính tranh tụng thể hiện rõ hơn trong phần tranh luận.

CHệễNG 2

THỦ TỤC XÉT HỎI: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)