1.3. Bản chất của thủ tục xét hỏi
1.3.1. Thủ tục xét hỏi nhìn từ góc độ của chức năng xét xử
Chức năng xét xử là chức năng tự thân và duy nhất có ở Tòa án, bằng hoạt động tố tụng mà pháp luật quy định để xem xét, quyết định người bị buộc tội có tội hay không và nếu có tội thì trách nhiệm hình sự như thế nào. Trong các hoạt động của Tòa án để thực hiện chức năng của mình thì phiên tòa là hình thức hoạt động đặc trưng nhất.
Xét hỏi là một phần của phiên tòa hình sự sơ thẩm, nên muốn hiểu được bản chất của thủ tục xét hỏi, trước hết phải làm rõ bản chất của phiên tòa sơ thẩm. Bản chất của phiên tòa hình sự sơ thẩm được thể hiện qua chức năng xét xử của Tòa án.
Tòa án thực hiện chức năng của mình không phải ngẫu nhiên, tự phát và riêng lẻ, mà luôn luôn trong mối quan hệ gắn bó với các chức năng khác, trong đó chức năng buộc tội và chức năng bào chữa tạo tiền đề, cơ sở cho chức năng xét xử.
Bản chất của chức năng xét xử chính là áp dụng pháp luật vào trường hợp cụ theồ, nội dung của chức năng goàm hai phaàn:
Phần thứ nhất, là phần Tòa án phải làm sáng tỏ các sự kiện, tình tiết của vụ án - là đối tượng chứng minh theo Điều 63 BLTTHS – có tồn tại hay không tồn tại ? Những tình tiết này được nêu trong cáo trạng và lời bào chữa (Questions of facts) .
Phần thứ hai là phải đưa ra đánh giá pháp lý của mình về các tình tiết, sự kiện được xem là tồn tại (hoặc không tồn tại) đó (Question of law).
Ví dụ: Cáo trạng truy tố bị cáo A về tội giết B. Vấn đề cần làm rõ trong phần xét hỏi là trong hành vi của bị cáo cĩ các tình tiết, sự kiện cĩ dâu hiệu của cấu thành tội giết người hay không? Cụ thể:
- Có sự kiện B chết hay không?
- Giữa cái chết của B và hành vi của A có quan hệ nhân quả hay không ? Cái chết của B phải là hậu quả không tránh khỏi, tầt yếu của hành vi của A?
- Hành vi của A có mục đích tước đoạt trái phép tính mạng của B hay không?
- A có đủ khả năng chịu TNHS hay không? v.v...
Các sự kiện, tình tiết thuộc đối tượng chứng minh nêu trên được làm sáng tỏ bằng các chứng cứ thu thập trong vụ án. Chứng cứ là những thông tin khách quan về các tình tiềt sự kiện có ý nghĩa cho việc giải quyết đuùng đắn vụ án được thu thập theo đúng trình tự do BLTTHS quy định. Chứng cứ là phương tiện chứng minh. Chứng cứ dùng để chứng minh cho sự tồn tại hoặc khơng tồn tại của các tình tiết sự kiện của vụ án. Khác với giai đoạn điều tra, quá trình tìm kiếm và kiểm tra chứng cứ bắt đầu từ những thông tin còn hạn chế, còn ở thủ tục xét hỏi tại phiên tòa chủ yếu là sự kiểm tra các chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong giai đoạn điều tra. Chỉ những chứng cứ nào đảm bảo các thuộc tính: Khách quan, liên quan và hợp pháp thì mới được Tòa án chấp nhận. Ngược
lại, những tình tiết, tài liệu nào không thỏa mãn các thuộc tính trên thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng làm công cụ chứng minh.
Vấn đề quan trọng trong thủ tục xét hỏi khi thực hiện việc chứng minh của các chủ thể là phải xác định được đối tượng chứng minh. Đối tượng chứng minh là những sự kiện, tình tiết cần phải làm sáng tỏ thông qua các chứng cứ, trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ là tiền đề làm rõ những gì cần phải chứng minh – tức là đối tượng chứng minh; còn đối tượng chứng minh được làm rõ thông qua các chứng cứ. Mỗi vụ án cụ thể có đối tượng chứng minh khác nhau, nhưng những nội dung cơ bản nhất, chung nhất được thể hiện tại Điều 63 BLTTHS, đó là:
1) Có hành vi phạm tội xẩy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội;
3) Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo;
4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Đối với các vụ án do người chưa thành niên phạm tội thì ngoài việc phải chứng minh làm rõ những vấn đề trên, còn phải làm rõ những vấn đề được quy định tại khoản 2 ẹieàu 302 BLTTHS
Tại phiên tòa, việc kiểm tra các thuộc tính của chứng cứ để có thể sử dụng làm công cụ chứng minh được hay không là do Tòa án quyết định. Mặt khác, quá trình chứng minh các tình tiết của vụ án không phải là đưa tất cả các tình tiết, sự kiện một cách vô độ; mà việc chứng minh phải có phạm vi nhất định. Phạm vi chứng minh một vụ án cụ thể bao gồm các chứng cứ cần phải thu thập, kiểm tra đánh giá theo luật định đủ để làm sáng tỏ các tình tiết sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ án. Phạm vi chứng minh chính là câu hỏi về lượng chứng cứ phương tiện chứng minh - cần và đủ cho việc làm sáng tỏ đối tượng chứng minh. Tại phiên tòa, việc chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt cần áp dụng đối với bị cáo dựa trên cơ sở các chứng cứ đã có và các chứng cứ thu thập được tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi.
Đối tượng chứng minh và phạm vi chứng minh là hai khái niệm có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Khái niệm đối tượng chứng minh thể hiện mục tiêu của hoạt động chứng minh, khái niệm phạm vi chứng minh thể hiện phương tiện để đạt được mục tiêu. Phạm vi chứng minh phụ thuộc vào đối tượng chứng minh, hoạt động chứng minh phải từ đối tượng chứng minh mà quyết định những chứng cứ nào liên quan đến vụ án và cần phải thu thập, kiểm tra, đánh gía và cần phải thực hiện những hoạt động tố tụng gì để có thể thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó. Trong thực tiễn cũng như trong các quy định của pháp luật, không có khuôn mẫu nào cho phạm vi chứng minh. Phạm vi chứng minh là do yêu cầu khách quan của việc làm rõ từng vụ án quy định. Tuy nhiên, việc nhận thức trong thực tiễn giới hạn phạm vi chứng minh còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể tố tụng. Nếu thu hẹp phạm vi chứng minh một cách tùy tiện thì dẫn đến hậu quả là không đủ dữ liệu để chứng minh cho vấn đề nào đó của vụ án. Điều đó làm cho các kết luận, đánh giá về tình tiết, sự kiện của vụ án kém thuyết phục và có khi dẫn đến sai lầm. Việc đưa ra phạm vi chứng minh quá rộng cũng không phải là cơ sở để đảm bảo tính chắc chắn của hoạt động chứng minh. Các chứng cứ dư thừa nhiều thì đối tượng chứng minh cũng tăng lên, nhưng mục đích chứng minh thì không đạt được. Việc xác định chính xác phạm vi chứng minh thông thường thuộc kỹ năng của người có quyền tham gia vào hoạt động chứng minh.
Đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh là những vấn đề cơ bản của việc giải quyết vụ án tại phiên tòa mà các chủ thể tố tụng phải xác định được. Đối tượng chứng minh nói lên những tình tiết sự kiện gì của vụ án cụ thể bắt buộc phải làm rõ. Không làm rõ thì không thể tuyên bản án được; mục đích phạm vi chứng minh chỉ ra phương tiện để đạt được mục đích của đối tượng chứng minh. Việc xác định phạm vi chứng minh vụ án tại phiên tòa là rất cần thiết, xác định phạm vi chứng minh hẹp sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận định và kết luận, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến oan, sai. Việc xác định phạm vi chứng minh quá rộng cũng không phải đã mang lại hiệu quả; phạm vi chứng minh rộng thì thời gian chứng minh nhiều và làm cho vụ án phức tạp thêm. Chính vì thế, xác định phạm vi chứng minh chính xác là xác định được về số lượng và chất lượng những chứng cứ cần thiết dựng để chứngù minh. Trong thực tiễn, việc xác định phạm vi chứng minh như thế nào là đủ là vấn đề phức tạp và không phải khi nào các chủ thể cũng nhận thức một cách thống nhất trong quan hệ tố tụng tại
phiên tòa. Chẳng hạn, qua xét hỏi tại phiên tòa thì KSV cho rằng vớí các chứng cứ hiện có trong hồ sơ và đã được kiểm tra tại phiên tòa là hoàn toàn đủ để kết luận về một tình tiềt, sự kiện cụ thể nào đó của vụ án. Nhưng người bào chữa có thể có ý kiến khác, cho rằng cần phải thu thập thêm chứng cứ hoặc cần phải hỏi thêm người làm chứng thì mới có thể làm rõ được tình tiết sự kiện cụ thể đó. Tại phiên tòa nếu tình trạng này cứ diễn ra mà không có có ý kiến của một bên thứ ba hoàn toàn độc lập và vô tư với hai bên tranh tụng thì việc giải quyềt vụ án sẽ không có điểm dừng. Do vậy, phải có một chủ thể có khả năng cân nhắc, phán đoán, xác định phạm vi chứng minh như thế nào là đủ để từ đó xác định phạm vi cũng như giới hạn xét hỏi, chủ thể đó chính là Tòa án (HĐXX).
Kết luận: Bản chất của thủ tục xét hỏi chính là nội dung thứ nhất của chức năng xét xử, Trong thủ tục này hoạt động của tất cả các chủ thể đều phải hướng đến nhiệm vụ làm rõ sự tồn tại (hay không tồn tại) của các sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ án thông qua việc kiểm tra chứng cứ – phương tiện chứng minh. Chứng cứ phải phù hợp với các quy định của pháp luật mới có thể sử dụng là phương tiện chứng minh.
Phương tiện chứng minh khách quan thì mới có thể có cơ sở tin cậy vào kết quả chứng minh của nó. Phương tiện chứng minh mà không đáng tin cậy thì kết quả chứng minh không thể tin cậy, không có sức thuyết phục. Cho nên, nội dung chủ yếu của thủ tục xét hỏi là kiểm tra các chứng cứ về tính khách quan, về tính liên quan, về tính hợp pháp của chúng. Bằng cách đó thủ tục xét hỏi xác định đối tượng chứng minh và phạm vi chứng minh. Ở phần này các chủ thể tham gia chỉ có thể phát biểu ý kiến của mình về những tình tiết sự kiện cụ thể nào của vụ án cần phải được làm sáng tỏ, những tình tiết sự kiện nào cần phải được xác định là đối tượng chứng minh của vụ án? Các chủ thể tham gia chưa có quyền thể hiện sự đánh giá của mình về giá trị chứng minh của từng chứng cứ hoặc của toàn bộ các chứng cứ. Đánh giá đó các chủ thể sẽ trình bày ở thủ tục tiếp theo hay khi nghị án. Việc xác định sự tồn tại hay không tồn tại của của các sự kiện, tình tiết - và đánh giá pháp lý của chúng là nội dung của thủ tục tiếp theo:
thủ tục tranh luận.