Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi với các thủ tục khác của phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 36 - 41)

1.4.1. Quan hệ với thủ tục bắt đầu phiên tòa:

Thủ tục bắt đầu phiên tòa chủ yếu là hoạt động của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa trong việc kiểm tra sự có mặt và vắng mặt của những người tham gia tố tụng mà Tòa án đã triệu tập, sự có mặt của người bào chữa, giải quyết yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng và các vấn đề khác.

Phiên tòa chỉ là một phần trong giai đoạn xét xử, nhưng bao gồm các bước khác nhau theo một trình tự hợp lý do luật định, mỗi giai đoạn là một mắt xích không thể tách rời và giai đoạn trước bao giờ cũng là tiền đề của giai đoạn sau. Mối quan hệ giữa hai giai đoạn bắt đầu phiên tòa và xét hỏi là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung.

Nếu qua việc thực hiện các thủ tục bắt đầu phiên tòa HĐXX thấy thiếu người tham gia tố tụng mà Tòa án đã triệu tập và sự có mặt của người này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án; vắng người bào chữa trong trường hợp bắt buộc có người bào chữa… thì không thể chuyển qua phần xét hỏi được mà phải hoãn phiên tòa.

BLTTHS hiện hành có quy định khi KSV và những người tham gia tố tụng yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu thì HĐXX phải xem xét quyết định. Khi HĐXX mà chủ yếu là chủ tọa phiên tòa thực hiện tốt các thủ tục của phần bắt đầu phiên tòa thì trong phần xét hỏi sẽ diễn ra bình thường, những người tham gia xét hỏi sẽ có sự chuẩn bị và không bất ngờ vì những tình huống đáng lẽ đã giải quyết ở phần trước.

Thủ tục xét hỏi mặc dù diễn ra sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, nhưng nó có thể bổ sung một số tình tiết mà thủ tục trước đó còn bỏ sót hay mới phát sinh trong quá trình xét hỏi. Chẳng hạn như có việc xuất trình tài liệu mới, có sự xuất hiện của người biết được tình tiết về vụ án mà cần có sự chấp nhận của HĐXX để xác định đó có phải là chứng cứ của vụ án hay người làm chứng trong vụ án hay không. Nếu có thì chủ tọa phiên tòa phải giải thích các quyền và nghĩa vụ cho họ như phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đã làm.

1.4.2. Quan hệ với thủ tục tranh luận:

Tranh luận là thủ tục kế tiếp của thủ tục xét hỏi, là một phần của phiên tòa sơ thẩm và cũng là một phần của tiến trình tranh tụng. Tranh luận là quá trình các bên buộc tội và bào chữa thông qua phần trình bày của mình trên cơ sở kết quả của phần xét hỏi, phân tích, đánh giá các chứng cứ của vụ án và đề nghị cách thức xử lý vụ án .

Xét hỏi và tranh luận là hai phần riêng biệt của phiên tòa, có nội dung khác nhau và nhiệm vụ khác nhau. Đã có quan điểm cho rằng cần sáp nhập thủ tục xét hỏi, tranh luận và lời nói sau cùng của bị cáo làm một, nghĩa là vừa xét hỏi vừa tranh luận ngay những câu hỏi và câu trả lời trước đó [55],[37]. Quan điểm này theo chúng tôi là không khoa học, vì nếu nhập chung như vậy là đã “xoá nhòa ranh giới giữa các thủ tục khác nhau của phiên tòa sơ thẩm, không thấy được những nội dung độc lập của các thủ tục đó” [38]. Các thủ tục của phiên tòa sơ thẩm đều có mục đích chung là làm rõ vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; nhưng mỗi thủ tục đó là hoàn toàn độc lập với nhau, giai đoạn trước là tiền đề, nền tảng cho giai đoạn sau, giai đoạn sau

kiểm tra kết quả của giai đoạn trước, cứ như vậy đến khi tìm ra chân lý của vụ án.

Trong thực tiễn, nếu nhập hai thủ tục trên là một thì không thể xác định được mọi tình tiết của vụ án đã được làm rõ hay chưa do các bên vừa hỏi lại vừa tranh luận không theo một trật tự nhất định, nên HĐXX cũng như những người tham dự phiên tòa không thể nắm bắt hết diễn biến phiên tòa. Như phần trước đã nêu, lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng quá trình nắm bắt bản chất của sự vật bao giờ cũng đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và để đi đến kết luận cuối cùng phải dựa trên sự tổng hợp của các tình tiết, sự kiện mà đã cảm nhận được đầy đủ ở giai đoạn nhận thức cảm tính. Cho nên, khi chưa có đầy đủ các thông tin thì chưa thể bàn luận gì được, nếu có chỉ mang tính đơn lẻ, chưa biết đã đầy đủ hay chưa. Cũng như các mối quan hệ trước đó, thủ tục trước là tiền đề cho thủ tục sau. Thì trong mối quan hệ này các kết quả của thủ tục xét hỏi là nền tảng quan trọng cho phần tranh luận.

Nội dung của thủ tục xét hỏi là làm rõ mọi vấn đề về các tình tiết buộc tội và gỡ tội; còn nội dung của thủ tục tranh luận là sự đánh giá pháp lý về các tình tiết đó và đưa ra những lý lẽ, lập luận phản bác lý lẽ, lập luận của bên kia và chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sở. Chính vì thế, việc xét hỏi có đầy đủ, toàn diện và dân chủ thì sẽ là cơ sở tốt cho phần tranh luận. Nếu việc xét hỏi sơ sài, qua loa hay không dân chủ, không khách quan thì việc tranh luận chỉ là hình thức. Ngược lại, thông qua tranh luận, kết quả xét hỏi được kiểm tra, đánh giá về tính xác thực, hợp pháp của các chứng cứ, các sự kiện của vụ án… Khi thấy còn có những chứng cứ chưa được xem xét, còn có những tình tiết chưa được làm rõ thì theo yêu cầu của các bên hoặc tự mình, HĐXX có thể quyết định trở lại việc xét hỏi.

1.4.3. Quan hệ với thủ tục nghị án và tuyên án:

Nghị án và tuyên án là hoạt động của Toà án – chủ thể đã quan sát, lắng nghe các bên xét hỏi và tranh luận bình bẳng với nhau trong những thủ tục trước đó. Theo quy định tại khoản 3 Điều 222 BLTTHS thì “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa…”. Nên kết quả của thủ tục xét hỏi không chỉ là tiền đề cho thủ tục tranh luận tại phiên tòa mà còn là tiền đề, nền tảng cho việc nghị án và tuyên án của HĐXX. Chỉ những vấn đề nào đã được xem xét tại phiên tòa mà cụ thể là ở phần xét hỏi thì HĐXX mới đưa ra nghị án và bản án được tuyên trên cơ sở mọi vấn đề đã được xét hỏi và tranh luận. Trong phần nghị án, mọi vần đề đã

nêu ở phần xét hỏi sẽ được HĐXX xem xét, đánh giá, so sánh, đối chiếu với các chứng cứ có trong hồ sơ ở góc độ người trọng tài, từ đó đưa ra phán quyết khách quan, chân lý. Qua việc nghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì HĐXX quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh luận.

1.4.4. Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi với giai đoạn điều tra:

Giai đoạn điều tra là giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự được thực hiện bởi Cơ quan điều tra nhằm thu thập những thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ để khám phá nhanh, toàn diện vụ án; tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết để ngăn chặn các hành vi phạm tội tiếp theo và ngăn chặn khả năng gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Ngoài ra, giai đoạn điều tra còn đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc giải quyết toàn bộ vụ án như áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, tịch thu…

Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, Cơ quan điều tra bằng các hoạt động mang tính nghiệp vụ của mình tiến hành làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm chứng minh cho quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của mình là có căn cứ. Với các hoạt động đặc thù như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, giám định, hỏi cung… để tìm ra các chứng cứ buộc tội bị can. Kết quả của giai đoạn điều tra sẽ dẫn đến hai khả năng: “ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và kết luận đình chỉ điều tra” (Khoản 2 Điều 162).

Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và giai đoạn điều tra cũng là mối quan hệ giữa giai đoạn xét xử sơ thẩm và giai đoạn điều tra, là hai giai đoạn kế tiếp nhau của quá trình tố tụng hình sự. Trong mối quan hệ này giai đoạn điều tra là tiền đề, nền tảng của thủ tục xét hỏi, còn thủ tục xét hỏi sẽ kiểm chứng lại kết quả của giai đoạn điều tra.

Điều đó thể hiện:

- Kết quả của giai đoạn điều tra khi Viện kiểm sát truy tố bị can bằng bản cáo trạng trước Tòa là tiền đề cho giai đoạn xét xử nói chung và thủ tục xét hỏi tại phiên tòa nói riêng. Trong mối quan hệ này, kết quả của giai đoạn điều tra là cơ sở cho hoạt động xét xử tại phiên tòa. Phần lớn hoạt động xét xử của Tòa án dựa trên nền tảng các chứng cứ đã được giai đọan điều tra phát hiện, củng cố, thu thập, kiểm tra đưa vào trong hồ sơ. Ngoài ra, có thể còn có các chứng cứ mà các bên có thể bổ sung tại thủ tục

khai mạc phiên tòa nhưng không chiếm tỷ lệ đáng kể. (Đây chính là một trong những đặc thù của mô hình tố tụng pha trộn của Việt Nam ).

Kết quả điều tra thể hiện rõ nhất ở trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát và những tài liệu khác trong hồ sơ vụ án được chuyển giao sang Tòa án. Nếu không có cáo trạng của Viện kiểm sát và các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra thì Tòa án không thể đưa vụ án ra xét xử được. Kết quả điều tra là tiền đề cho họat động xét hỏi của Tòa án, cung cấp những thông tin của vụ án mà tại phần xét hỏi của phiên tòa nếu muốn Tòa án cũng khó có thể thực hiện được như: kết quả khám nghiệm hiện trường, giám định tử thi, thực nghiệm điều tra. Các kết quả này chỉ có giai đoạn điều tra mới thực hiện được và đó là dữ liệu quan trọng cho hoạt động xét hỏi của Tòa án.

Nếu kết quả điều tra là toàn diện, khách quan, đúng pháp luật thì hoạt động xét hỏi tại phiên tòa sẽ nhanh chóng, không mất thời gian cho việc xác định tình tiết của vụ án, mà tập trung thời gian cho việc đánh giá, nhận xét chứng cứ (tranh luận). Nếu kết quả điều tra là phiến diện, không khách quan… thì hoạt động xét hỏi tại phiên tòa sẽ phủ định những tình tiết nào đó không phù hợp, không đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ.

- Phạm vi xét hỏi của Tòa án bị giới hạn chủ yếu vào phạm vi kết quả của giai đoạn điều tra. Những chứng cứ có trong hồ sơ là đối tượng kiểm tra của Tòa án. Các nhân chứng được tòa án triệu tập mặc dù đã trình bày lời khai của mình ở giai đoạn điều tra nhưng vẫn phải trình bày lời khai của mình trước Tòa án. Sự hiện diện của họ trước Tòa án là bắt buộc. Họ có thể bị dẫn giải nếu vắng mặt không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ có thể gây trở ngại cho việc xét xử ( Điều 192). Khi họ vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án mới công bố những lời khai của họ trước Tòa.

Bản án của Tòa án chỉ cò thể dựa vào các chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa (ẹieàu 222).

- Kết quả của giai đoạn điều tra là nền tảng quan trọng cho hoạt động xét hỏi nhưng Tũa ỏn và cỏc chủ thể khỏc khụng hoàn toàn lệ thuụùc vào kết quả đú. Tại phiờn tòa, Tòa án có thể chấp nhận thu thập các chứng cứ bổ sung. Điều 205 quy định về nghĩa vụ của Tòa án tại thủ tục bắt đầu phiên tòa phải hỏi các bên về việc họ có yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng hoặc đưa thêm vật chứng tài liệu ra xem xét hay không? Nếu thấy việc điều tra không đầy đủ thì Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra

bổ sung… Tòa án có thể quyết định việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa kể cả những người chưa được triệu tập ở giai đọan điều tra. Tòa án vẫn có thể quyết định xem xét tại chỗ nếu thấy cần thiết ( Điều 213). Kết quả đánh giá của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát về các chứng cứ trong hồ sơ không có tính chất ràng buộc và chi phối đối với Tũa ỏn. Tũa ỏn vẫn cú quyền (đồng thời là nghĩa vu)ù kiểm tra tớnh khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của các chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập trong giai đoạn điều tra; quyết định của Tòa án về chứng cứ là quyết định cuối cùng. Chứng cứ mà cơ quan đưa vào hồ sơ có thể không được Tòa án chấp nhận vì không hợp pháp hoặc có thể không được Tòa án chấp nhận như là căn cứ để chứng minh một tình tiết sự kiện nào đó của vụ án vì không có liên quan. Tòa án có quyền đưa ra những đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ án độc lập với đánh giá kết luận của giai đọan điều tra ngay cả khi tòan bộ chứng cứ trong hồ sơ ở tại phiên tòa không có gì mới so với giai đọan điều tra..

Tóm lại, trong mối quan hệ với các thủ tục khác của giai đoạn xét xử sơ thẩm và với giai đoạn điều tra thì thủ tục xét hỏi tại phiên tòa vẫn giữ vị trí trung tâm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ án. Mặc dù giữa chúng có sự liên hệ với nhau nhưng thủ tục xét hỏi luôn có tính độc lập nhất định có của nó. Kết quả của giai đoạn điều tra tuy là nền tảng quan trọng cho hoạt động xét xử của Tòa án – thể hiện thông qua việc xét hỏi tại phiên tòa, nhưng không mang tính bắt buộc đối với Tòa án. Toàn bộ kết quả điều tra đó vẫn được Tòa án kiểm tra lại. Vì vậy, trong lý luận khoa học luật TTHS người ta thường gọi giai đoạn đều tra là điều tra sơ bộ.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)