2.1. Các quy định về chủ thể tham gia thủ tục xét hỏi và vai trò của các chủ thể
2.1.2. Sự tham gia và vai trò của KSV
Theo quy định của BLTTHS, trong thủ tục xét hỏi KSV được tham gia hỏi trước người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nhưng hỏi sau HĐXX (khoản 2 Điều 207); cùng với HĐXX, KSV được công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra (Điều 208). Ngoài ra, BLTTHS còn quy định rõ khi xét hỏi bị cáo KSV hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo (khoản 3 Điều 209); tham gia xét hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ (Điều 210); hỏi người làm chứng (Điều 211)… Đây là những quy định mới so với BLTTHS năm 1988. Tuy là mới nhưng thực chất là sự cụ thể hóa bằng luật những hoạt động của KSV tại phiên tòa đã diễn ra trước khi BLTTHS năm 2003 ban hành và để cho phù hợp giữa quy định tại khoản 2 Điều 207 và các điều khác trong cùng chương. Vì trên thực tế mặc dù những điều luật về hỏi bị cáo, hỏi những người tham gia tố tụng khác của BLTTHS năm 1988 chỉ quy định HĐXX được hỏi nhưng KSV vẫn tham gia hỏi. Tuy nhiên, với tư cách là trục trung tâm của hoạt động tố tụng tại phiên tòa, là chủ thể khởi động trong hoạt động chứng minh vụ án, các quy định trong Chương XX của BLTTHS chưa thể hiện được tính chủ động, tích cực của KSV trong quá trình xét hỏi.
Theo quy định của pháp luật thì KSV tham gia phiên tòa với hai chức năng:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Đ12, PLKSVVKSND). Trong thủ tục xét hỏi VKS tham gia với tư cách là chủ thể của chức năng buộc tội - một bên
tranh tụng bằng việc đọc bản cáo trạng; chứng minh các sự kiện, tình tiết mà cáo trạng đã nêu là thật và có căn cứ. Còn việc kiểm sát hoạt động xét xử mặc dù được thực hiện từ khi bắt đầu phiên tòa nhưng chủ yếu trong các thủ tục trườc và sau khi xét hỏi, còn trong thủ tục xét hỏi chức năng này rất mờ nhạt, khó nhận biết kể cả trong lý luận và thực tiễn.
Quyền công tố là một hình thức thực hiện chức năng buộc tội, do Viện kiểm sát thực hiện bằng quyết định truy tố bị can, bằng sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm để bảo vệ quyết định truy tố của mình. Chức năng buộc tội do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện như: Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, người bị hại, nguyên đơn dõn sự và mỗi chủ thể trờn đều thực hiện chức năng buụùc tội theo những cỏch thức khác nhau, thời điểm khác nhau. Nhưng trong đó, Viện kiểm sát với tư cách đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng buộc tội trong toàn bộ tiến trình tố tụng. Còn các chủ thể còn lại cũng thực hiện chức năng buộc tội nhưng ở những giai đoạn tố tụng nhất định, như Cơ quan điều tra chỉ thực hiện chức năng buộc tội trong giai đoạn điều tra hoặc mang tính cá nhân như người bị hại, nguyên đơn dân sự - tư tố. Nội dung của quyền công tố là quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án - tức là truy cứu tránh nhiện hình sự và thực hành quyền công tố trước Tòa án để bảo vệ quyết định truy tố của mình. Nội dung này chỉ có một chủ thể duy nhất có quyền thực hiện được, đó là Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố tại phiên tòa thông qua người đại diẹân của mình đó là KSV. Hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa của KSV chính là hình thức trực tiếp thực hiện việc chứng minh tại phiên tòa sơ thẩm nhằm củng cố và tìm kiếm thêm thông tin để khẳng định giả thiết nào gần với sự kiện nhất, đi đến kết luận được coi là chính xác nhất; đồng thời hình thành niềm tin ở HĐXX và những người khác về kết luận của mình là có cơ sở.
Tại phiên tòa sơ thẩm, KSV muốn khẳng định kết luận của mình là có căn cứ thì phải chứng minh cho HĐXX biết rằng các sự kiện nêu trong cáo trạng là thật, là khách quan; các tài liệu chứng cứ được thu thập theo đúng trình tự pháp luật quy định. Đó chính là quá trình làm cho HĐXX nhận thức một cách cơ bản toàn bộ diễn biến về vụ án. Nghĩa là mọi tình tiết của vụ án phải được phản ảnh nơi HĐXX trong phần xét hỏi (thực tế thì HĐXX đã nắm được nội dung vụ án trước khi xét xử, ở phần chuẩn bị xét
xử HĐXX đã nghiên cứu hồ sơ vụ án nhưng chưa toàn diện, chưa chính thức), còn việc chứng minh cho HĐXX rằng hành vi của bị cáo đã phạm vào điều, khoản nào của BLHS thì phải đặt trong mối liên hệ giữa các sự kiện tình tiết và bản chất pháp lý của chúng được thực hiện trong phần tranh luận và nghị án.
Trong mối quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử thì chức năng buộc tội có trước và là tiền đề cho chức năng xét xử hình thành và hoạt động. Cũng như vậy, trong mối quan hệ giữa KSV và HĐXX tại phiên tòa thì KSV phải chủ động thực hiện các hoạt động của mình trước bằng việc đóng vai trò chủ động xét hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ án. Nghĩa là, để chứng minh cho việc buộc tội bị cáo của mình là có căn cứ thì KSV phải có nghĩa vụ xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
BLTTHS hiện hành không có quy định nào buộc KSV – người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phải có trách nhiệm thẩm vấn, làm rõ các tình tiết của vụ án mà KSV thẩm vấn ai, thẩm vấn như thế nào là hoàn toàn do KSV tự quyết, nên tại các phiên tòa KSV chỉ tham gia xét hỏi một cách rất hạn chế. Thực tiễn hiện nay “còn nhiều phiên tòa KSV không chủ động xét hỏi mà chờ Chủ tọa phiên tòa nhắc mới hỏi và cũng chỉ hỏi có tính chất bổ sung còn việc hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án vẫn còn do Chủ toạ phiên tòa thực hiện” [1]. Có những phiên tòa sau khi HĐXX xét hỏi xong, chủ tọa phiên tòa quay qua hỏi KSV “có hỏi gì thêm không”
thì KSV trả lời là HĐXX đã xét hỏi đầy đủ, đại diện Viện kiểm sát không hỏi gì thêm.
“ Có phiên tòa KSV không hề hỏi, thẩm vấn bất kỳ ai, thậm chí khi tranh luận có KSV luôn giữ cho mình một câu kinh điển: đại diện Viện kiểm sát nhân dân, giữ quyền công tố tại phiên tòa, tôi giữ nguyên quan điểm về vụ án như cáo trạng đã công boá… Trong khi bản cáo trạng do Viện kiểm sát soạn thảo, phát hành trước khi xét xử vụ án vài ba tháng và được tập thể duyệt, thông qua” [11]. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTHS thì KSV hỏi sau HĐXX, nhưng các tình tiết của vụ án đã được HĐXX hỏi trước đó rồi, nên KSV không cần hỏi gì thêm là điều tất nhiên. Thực trạng này làm cho những người tham dự phiên tòa có cảm giác phiên tòa chỉ do Tòa án độc diễn, còn KSV chỉ đọc bản cáo trạng, sau đó đọc bản luận tội, các hoạt động nhằm chứng minh bị cáo có lỗi hay không rất thụ động. Do đó, ý kiến cho rằng BLTTHS phải quy định KSV là người đóng vai trò chính, thật sự chủ động và điều đó là nghĩa vụ của
KSV là hoàn toàn phù hợp trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần tranh tuùng.
Vấn đề khác làm ảnh hưởng đến hoạt động xét hỏi tại phiên tòa của KSV là trình độ chưa đồng đều, một bộ phận KSV còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên khi giữ quyền công tố tại phiên tòa còn thụ động, lúng túng trong việc tham gia xét hỏi và tranh luận [40]. Cho nên có người còn đề nghị cần phải có những quy định mang tính chất chế tài đối với KSV về nghĩa vụ thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa [46].
Một bất cập khác của pháp luật là qui định cụ thể số lượng KSV tham gia phiên tòa chỉ có tối đa hai người, trong khi lại không giới hạn số lượng người bào chữa cho bị cáo. Trong thực tế, có những vụ án lớn, với những người tham gia tố tụng đông và tình tiết phức tạp (như vụ án Năm Cam và đồng bọn, có 5 KSV trực tiếp ngồi ghế công tố, 3 KSV dự khuyết, cáo trạng 600 trạng; trong khi có đến 78 luật sư [18]) thì có số đông KSV tham gia là rất cần thiết; điều đó làm giảm áp lực công việc cho KSV khi vụ án phải xét xử nhiều ngày và khi có nhiều KSV tham gia trong một vụ án tại tòa sẽ không cần đến KSV dự khuyết.