Các quy định về thứ tự xét hỏi

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 73 - 76)

Về thứ tự chủ thể tham gia xét hỏi, khoản 2 Điều 207 BLTTHS quy định: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sưù. Quy định như trờn đó xỏc định HĐXX là người chủ động trong hoạt động xét hỏi. Cùng với quy định của khoản 1 của điều luật là “HĐXX

phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và từng tội của vụ án…” có vẻ như tại phiên tòa chỉ có HĐXX là có nghĩa vụ phải xét hỏi. Đồng thời, điều luật cũng chưa quy định rõ đối với HĐXX bao gồm năm thành viên thì Thẩm phán không phải là Chủ tọa phiên tòa được hỏi khi nào. Xung quanh vấn đề thứ tự xét hỏi, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất đồng tình với quy định của BLTTHS hiện hành và được đa số Thẩm phán đồng tình. Trong quan điểm này có hai luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất là đề cao vai trò của HĐXX trong việc chủ động thực hiện xét hỏi tại phiên tòa, coi như đây là quyền và nghĩa vụ của HĐXX trong việc chứng minh vụ án [46]. Ý kiến thứ hai cho rằng không nên để HĐXX tham gia quá tích cực vào quá trình xét hỏi tại phiên tòa vì cần bảo đảm tính khách quan của HĐXX khi tham gia xét xử vụ án, mặc dù thứ tự xét hỏi vẫn như quy định như hiện hành nhưng HĐXX chỉ hỏi “mang tính gợi mở, nêu vấn đề” [41], [44].

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thứ tự xét hỏi phải để cho KSV và người bào chữa hỏi trước, sau đó đến những người tham gia tố tụng khác khi được Chủ tọa phiên tòa cho phép, còn HĐXX hỏi bất cứ lúc nào. Vì, cần phải chuyển trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay không có tội cho các bên buộc tội và bên gỡ tội, còn HĐXX chỉ tham gia vào quá trình xét hỏi khi cần làm sáng tỏ các tình tiết về vụ án mà các bên chưa làm rõ ở bất kỳ thời điểm nào [33], [52].

Quan điểm thứ ba cho rằng HĐXX hỏi trước thì không đảm bảo tính khách quan và không phát huy được vai trò của người bào chữa. Còn KSV hỏi trước dễ dẫn đến việc bộc lộ quan điểm và như vậy sẽ làm bất lợi cho bị cáo. Do đó thứ tự xét hỏi phải do người bào chữa hỏi trước, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi tiếp theo, tiếp đến là KSV và cuối cùng là Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa và các Hội thẩm [49].

Các quan điểm nêu trên ở góc độ nào đó đều chứa đựng những nhân tố hợp lý.

Tuy nhiên, thứ tự xét hỏi như thế nào phải căn cứ vào quá trình hình thành các chức năng tố tụng và nhiệm vụ của các chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng đó. Chúng ta biết rằng, trong vụ án hình sự thì chức năng buộc tội xuất hiện sớm nhất và là tiền đề để các chức năng bào chữa và xét xử xuất hiện. Tại phiên tòa sơ thẩm có sự hiện diện đầy đủ nhất của các chức năng tố tụng và các chủ thể thực hiện các chức năng đó;

trong đó KSV và người bị hại là người thực hiện chức năng buộc tội. Do đó, các hoạt

động của chủ thể này phải phải được tiến hành trước mới phù hợp với quy luật hình thành các chức năng tố tụng. Điều đó không những phù hợp trong thủ tục xét hỏi mà còn phù hợp cả trong thủ tục tranh luận, trong khi trình tự phát biểu tranh luận thì KSV trình bày lời luận tội trước (khoản 1 Điều 217). Vì vậy, theo chúng tôi, thứ tự xét hỏi tại phiên tòa cần phải để cho KSV và người bị hại hỏi trước, sau đó đến người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Tham khảo pháp luật TTHS ở một số nước trên thế giới cũng có quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa nhưng mỗi nước lại có những quy định khác nhau:

- Điều 114 BLTTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trình tự xét hỏi tại phiên tòa tương tự như quy định trong BLTTHS của nước ta: “KSV đọc cáo trạng tại phiên tòa, Thẩm phán bắt đầu hỏi bị cáo. Người buộc tội có thể hỏi bị cáo nếu Chủ toạ phiên tòa cho phép. Sau khi Thẩm phán hỏi bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự và người bào chữa có thể hỏi bị cáo nếu Chủ toạ phiên tòa cho phép” [4].

- Pháp luật TTHS Liên bang Nga lại quy định khác. Tại Điều 275 BLTTHS Liên bang Nga quy định: “1. Nếu bị cáo đồng ý đưa ra lời khai thì trước tiên người bào chữa và những người tham gia xét xử thuộc bên bào chữa hỏi bị cáo, sau đó đến lượt công tố viên và những người tham gia xét xử thuộc bên buộc tội. Chủ tọa phiên tòa không chấp nhận những câu hỏi có tính chất gợi ý hoặc những câu hỏi không liên quan đến vụ án.

2)… 3) Tòa án đưa ra các câu hỏi đối với bị cáo, sau khi các bên đã hỏi bị cáo. 4) Tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành hỏi bị cáo trong trường hợp vắng mặt bị cáo khác và việc này phải được thể hiện trong quyết định của Tòa án. Trong trường hợp này sau khi bị cáo trở lại phòng xử án, Chủ tọa phiên tòa thông báo cho họ những lời khai được đưa ra khi họ vắng mặt và cho phép họ được đưa ra những câu hỏi đối với bị cáo đã khai báo khi họ vắng mặt. 5) Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì theo yêu cầu của một trong các bên, Tòa án có quyền thay đổi trình tự hỏi các bị cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này” [5].

- Khác với quy định trên, tại Điều 287 BLTTHS Hàn Quốc quy định: “1. Công tố viên và người bào chữa có thể hỏi trực tiếp bị cáo về những chi tiết cần thiết, các sự việc và những yếu tố xung quanh của tội danh đang bị truy tố. 2) Chủ tọa có thể hỏi bị cáo sau khi việc điều tra như ở giai đoạn trên kết thúc. 3) Một Thẩm phán của Tòa

trong Hội đồng xét xử có thể hỏi cung bị cáo sau khi thông báo cho Thẩm phán Chủ toạ phiên tòa” [7].

- Trong pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Malaixia không có quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa, mà chỉ có quy định bị cáo hoặc luật sư bào chữa tường trình về sự việc, chỉ rõ các tình tiết hoặc pháp luật để biện minh cho vụ việc [6].

Với các quy định trên có thể rút ra nhận xét rằng, các nước quy định rất khác nhau về vấn đề trình tự xét hỏi tại phiên tòa và có sự khác biệt với Việt Nam. Sự khác biệt này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội, truyền thống lập pháp TTHS, tình hình tội phạm, cũng như chính sách hình sự của mỗi quốc gia. Nhưng có một điểm cần lưu ý, đó là đa số các nước nêu trên quy định bên bào chữa hoặc bên buộc tội thực hiện việc hỏi trước, HĐXX hỏi sau các chủ theồ treõn.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)