2.1. Các quy định về chủ thể tham gia thủ tục xét hỏi và vai trò của các chủ thể
2.1.9. Vai trò của người giám định
Việc người giám định có mặt tại phiên tòa không phải là bắt buộc đối với tất cả các vụ án, mà tùy từng trường hợp Tòa án thấy cần thiết phải có mặt người giám định tại phiên tòa thì mới triệu tập họ đến. Khoản 5 Điều 13 Pháp lệnh Giám định tư pháp quy định nghĩa vụ của người giám định tư pháp: “Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và giải thích kết kuận giám định khi có yêu cầu”. Điều 193 BLTTHS quy định: “Nếu người giám định vắng mặt thì tùy từng trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử”
Kết luận giám định trong nhiều vụ án là rất quan trọng và không thể thiếu được, chính vì vậy mà khoản 3 Điều 155 BLTTHS quy định những trường hợp phải bắt buộc trưng cầu giám định. Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng chúng vào trong hoạt động giám định.
Những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong nhiều trường hợp khó có thể hiểu biết hết được quá trình tiến hành giám định cũng như kết quả giám định.
Do đó, việc giải thích kết luận là một đòi hỏi khách quan trong quá trình nhận thức để làm rõ hành vi phạm tội và vụ án thông qua hoạt động giám định. Đồng thời là cơ sở để so sánh, đối chiếu với các tài liệu chứng cứ khác được thu thập bằng các hoạt động điều tra khác nhau . Mặt khác, do có những kết luận khác nhau về cùng một vấn đề giám định trong giám định tập thể, giám định bổ sung hoặc giám định lại, nên cần phải triệu tập người giám định để làm rõ các ý kiến này.
Với tư cách là người tham gia tố tụng, người giám định sẽ giải thích về đối tượng giám định, quá trình giám định, phương pháp giám định để có được kết luận giám định.
“Kết luận giám định là cơ sở chứng cứ quan trọng mang tính khoa học cao nên việc giải thích kết luận giám định là hết sức cần thiết để cho quá trình xét xử được khách quan, dân chủ, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội’ [32].
Tại phiên tòa, người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định, giải thích bổ sung trên cơ sở kết luận giám định, sau đó những người có thẩm quyền hỏi mới có thể hỏi người giám định và cũng chỉ hỏi những gì chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong quyết định giám định. Nếu người giám định vắng mặt và sự vắng mặt này không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án thì Chủ toạ phiên tòa công bố quyết định giám định. Việc công bố kết luận giám định trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa là bắt buộc đối với Chủ toạ phiên tòa. Vai trò của người giám định ở phiên tòa tích cực hơn ở giai đoạn điều tra vì ngoài việc trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định họ còn được tham gia thẩm vấn tại phiên tòa. KSV, người bào chữa và những người tham gia tố tụng có quyền nhận xét về kết luận giám định và cũng được hỏi người giám định về những vấn đề còn chưa rừ hoăùc cú mõu thuẫn trong kết luận giỏm định nếu được HĐXX đồng ý. Thụng thường, người giám định trả lời về những cơ sở khoa học, những lập luận mang tính chuyên môn để ra kết luận giám định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào những
người tiến hành tố tụng cũng như người tham gia tố tụng cũng hiểu rõ những vấn đề mang tính chuyên môn cao. Cho nên, việc hỏi người giám định tại phiên tòa trong nhiều trường hợp để hiểu được tình tiết của vụ án là rất quan trọng. Một kết luận giám định có thể do một người hoặc nhiều người thực hiện, nếu có nhiều người giám định thì để từng người trình bày về kết luận giám định, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có thể hỏi thêm và có ý kiến về kết luận giám định của từng người.
Nếu kết luận giám định của mỗi người giám định khác nhau hoặc mâu thuẫn với nhau thì họ không được tranh luận với nhau tại phiên tòa về tính chính xác của kết luận giám định hoặc không được đánh giá kết luận này chính xác hơn kết luận giám định kia.
Trong thực tiễn, người giám định giải thích kết luận giám định tại phiên tòa là rất ít, chủ yếu là ở các vụ án lớn, phức tạp. nguyên nhân là do có ý kiến cho rằng trong hồ sơ đã có bản kết luận giám định rõ ràng, và hơn nữa là càn bộ làm công tác này thiếu nhưng công việc lại nhiều, nên khi Tòa án triệu tập thì người giám định khó có thể tham gia được. Vì thế có những vụ án phải tạm đình chỉ, hoãn xét xử hoặc vụ án qua nhiều lần xét xử mà vẫn không tạo được sự nhất trí cao, như vụ án Nguyễn Tùng Dương xẩy ra ở cầu Chương Dương năm 1994 ở Hà Nội.
Trong một vụ án có nhiều kết luận giám định, vậy Tòa án có cần triệu tập tất cả những người giám định của các kết luận giám định không? Điều này là cần thiết để làm rõ hơn những vấn đề khác nhau hoặc có mâu thuẫn, kiểm tra, so sánh tính có căn cứ của các kết luận giám định với nhau. Trên cơ sở kết luạân giám định và hỏi người giám định tại phiên tòa, tự mình hay theo đề nghị của KSV, những người tham gia tố tụng khác, HĐXX quyết định việc giám định bổ sung hay giám định lại. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của vấn đề giám định là không có cơ quan giám định tư pháp chuyên sâu trong các lĩnh vực không thuộc phạm vi kỹ thuật hình sự. Nhiều vụ án cơ quan tố tụng phải trưng cầu các cơ quan chuyên môn nhưng rất khó khăn và giá trị pháp lý chưa cao nên gây tranh cãi về các kết qua giám định. Vì vậy, cần phải thành lập cơ quan giám định tư pháp mang tính chuyên sâu nhưng phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực và có sự phân cấp để kết luận giám định của cơ quan giám định trung ương là kết luận cuối cùng. Điều đó tránh xẩy ra tình trạng có nhiều kết luận giám định trong hồ sơ vụ án nhưng không biết cái nào gía trị hơn cái nào.