Khái quát về xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ

2.1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư

2.1.2. Khái quát về xuất nhập khẩu

Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh về xuất nhập khẩu của một quốc gia a. Các chỉ tiên phản ánh về số lượng của xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu: KNXK của một quốc gia là lượng tiền thu được từ xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó tính trong một thời gian nhất định thường là tháng, quý hoặc năm.

Kim ngạch nhập khẩu: KNNK của một quốc gia là lượng tiền xuất ra để nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ từ các nước khác tính trong một thời gian nhất định thường là tháng, quý hoặc năm.

Tổng Kim ngạch xuất nhập khẩu: Tổng KNXNK của một quốc gia là tổng giá trị của KNXK và KNNK của quốc gia đó tính trong một thời gian nhất định thường là tháng, quý hoặc năm.

Cán cân thương mại (CCTM): CCTM ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, CCTM thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, CCTM thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, CCTM ở trạng thái cân bằng.

b. Các chỉ tiên phản ánh về chất lượng của xuất nhập khẩu b1. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, các mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ KNXK với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Chất lượng của rổ hàng hoá xuất khẩu của một quốc gia được xác định bằng tỷ trọng của giá trị xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động cao (labour - intensive products) so với các mặt hàng có hàm lượng vốn cao (capital - intensive products) trong tổng giá trị hàng xuất khẩu hoá của quốc gia đó (Mayer & Wood, 2001). Trong đó, các mặt hàng có hàm lượng vốn cao được xác định là các mặt hàng có giá trị gia

tăng cao (high value added products) thường bao gồm các mặt hàng có hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của một quốc gia được coi là có chất lượng là một cơ cấu mà trong đó tỷ trọng các mặt hàng chế biến cao hay giá trị gia tăng cao chiếm ưu thế trong tổng thể cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của quốc gia đó.

Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu là tổng thể các nhóm hàng, các mặt hàng nhập khẩu trong toàn bộ KNNK với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Chất lượng của rổ hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia được xác định bằng tỷ trọng của giá trị nhập khẩu nh.óm. h.àn.g. c.ần. n.h.ập kh.ẩu. so với nhóm h.àn.g. c.ần. ki.ểm. soát và n.h.óm. h.àn.g. c.ần. h.ạn. c.h.ế n.h.ập kh.ẩu. (Theo phân loại của B.ộ C.ôn.g. Th.ươn.g.). Tuy nhiên, cách phân loại này của Bộ Công Thương chỉ mang tính tương đối bởi mỗi quốc gia sẽ có cách phân loại khác nhau dựa theo những quan điểm và tiêu thức khác nhau.

Theo cách phân loại trên, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia được coi là có chất lượng là một cơ cấu mà trong đó tỷ trọng các mặt hàng thuộc nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm ưu thế cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của quốc gia đó.

b2. Thị trường xuất nhập khẩu

Thị trường xuất nhập khẩu của một quốc gia được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu, đó là phạm vi thị trường xuất nhập khẩu và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.

Phạm vi thị trường xuất nhập khẩu: Phạm vi thị trường xuất nhập khẩu của một quốc gia là tập hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại quốc tế với quốc gia đó.

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu: Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của một quốc gia là sự phân bổ giá trị KNXNK theo nước, nền kinh tế và khu vực lãnh thổ thế giớI với tư cách là thị trường tiêu thụ.

Thị trường xuất nhập khẩu xét theo lãnh thổ thế giới thường được chia ra nhiều khu vực khác nhau: thị trường châu Á, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, EU... Do đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống khác nhau nên các thị trường có những đặc điểm không giống nhau về cung, cầu, giá cả và đặc biệt là những quy định về chất lượng.

2.1.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu a. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới xuất khẩu

Chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho

xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các DN tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu. Bởi vì, việc tự do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia.

Năng lực cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu: Năng lực cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu của một quốc gia.

(1) Năng lực công nghệ: Một quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho hoạt động xuất khẩu và ngược lại. (2) Năng lực nhân sự: Một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ chuyên môn cao là điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu. (3) Năng lực tài chính: Một quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh sẽ mạnh tay hơn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, đầu tư nghiên cứu đổi mới và phát triển công nghệ ứng dụng vào hoạt động sản xuất xuất khẩu, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, các DN xuất khẩu phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì không nên xuất khẩu.

Khoảng cách địa lý giữa các nước: Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại song phương giữa hai quốc gia đó.

Dòng vốn FDI: Đối với các quốc gia đang phát triển, thiếu vốn để phát triển thì các dòng vốn nước ngoài đặc biệt là dòng vốn FDI có vai trò rất quan trong trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, vốn FDI nói chung và khu vực FDI nói riêng của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó.

Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh, mà muốn tận dụng được thì phải thông qua buôn bán ngoại thương. Quan hệ giữa hội nhập quốc tế và hoạt động ngoại thương là quan hệ hữu cơ với nhau. Khi hội nhập càng mạnh mẽ

thì ngoại thương cần được tự do hoá, xoá bỏ độc quyền. Do đó, hoạt động ngoại thương được quan tâm vào bậc nhất ở tất cả mọi quốc gia.

Cơ sở hạ tầng trong nước: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia bao gồm trình độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải và trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc của quốc gia đó. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu, có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất khẩu của quốc gia đó.

Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN xuất khẩu nói riêng và quốc gia xuất khẩu nói chung. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất, trong đó nhân tố GDP có ảnh hưởng lớn nhất và thường được xem xét nhất.

Chính sách thương mại của các thị trường xuất khẩu: Chính sách thương mại của các thị trường xuất khẩu có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của DN sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho DN khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này.

b. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới nhập khẩu

Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước: Tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà Chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lí hoạt động nhập khẩu. Các chính sách mà các chính phủ thường đưa ra và tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu là việc dựng nên các hàng rào nhằm bảo hộ nền sản xuất còn yếu sức cạnh tranh trong nước. Các công cụ mà thường sử dụng là công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan.

Sự phát triển kinh tế của đất nước: Sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán đối với hàng hoá nhập khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của một quốc gia. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia là GDP, thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất, trong đó nhân tố GDP có ảnh hưởng lớn nhất và thường được xem xét nhất.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hoạt động nhập khẩu vì nó là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước với thế giới, đồng thời phục vụ

cho sự vận động của tiền tệ và hàng hoá giữa các quốc gia, các DN nhập khẩu theo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động của mình. Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu là không có lợi và so với trước DN phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá và ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợi và so với trước DN phải trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá.

Dòng vốn FDI: FDI có thể làm tăng nhập khẩu do DN FDI phải nhập khẩu thiết bị, công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, DN FDI cũng có thể phải nhập khẩu các sản phẩm của ngành CNHT mà trong nước chưa sản xuất được. Do đó, FDI có thể làm tăng nhập khẩu của nước nhận đầu tư trong ngắn hạn. Trong dài hạn, FDI có thể làm giảm nhập khẩu của nước nhận đầu tư do các DN FDI sản xuất được hàng hoá có thể thay thế hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, nhờ tác động lan toả tích cực về công nghệ và tri thức từ DN FDI, nước nhận đầu tư có thể sản xuất và chế tạo được thiết bị, công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào trước đây phải nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng: Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có hệ thống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống tài chính ngân hàng. Một nước có cơ sở hạ tầng phát triển là cơ sở để phát triển các hoạt động nhập khẩu bởi cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng là việc giảm thiểu các chi phí trong hoạt động kinh doanh của DN, tạo điều kiện để các DN nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia: Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng nhập khẩu… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại song phương giữa hai quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)