Giải pháp giải quyết các nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 170 - 173)

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

4.4. Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

4.4.3. Giải pháp giải quyết các nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

4.4.3.1. Nâng cao năng lực tài chính cho các DN xuất khẩu nội địa, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa

Nâng cao năng lực tài chính cho các DN nhỏ và vừa (SMEs) là rất cần thiết và là yêu cầu cấp bách hiện nay để có thể tăng cường tác động lan toả tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu của các DN nội địa nói riêng và Việt Nam nói chung. Để tăng cường năng lực tài chính cho các SMEs phải xuất phát cả từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của chính bản thân các DN.

Thứ nhất, Chính phủ cần điều chỉnh chính sách hỗ trợ tài chính cho các DN xuất khẩu nội địa, đặc biệt là các SMEs

Chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước cần phải được triển khai một cách cụ thể, rõ ràng, có hướng dẫn triển khai và minh bạch hoá các điều kiện tiếp cận các nguồn vốn để từ đó các doanh nghiệp có phương án tiếp cận các nguồn vốn và hoạch định kế hoạch tài chính cho DN một cách chính xác và hiệu quả hơn. Các DN Việt Nam nói chung đặc biệt là các SMEs hiện rất khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Việc tiếp cận nguồn tài thính của các NHTM gặp 4 rào cản chủ yếu: (1) lãi suất vay cao; (2) thiếu tài sản thế chấp; (3) vướng mắc về thủ tục hành chính; (4) khó khăn về lập phương án kinh doanh. Trong đó, lãi suất vay cao và thiếu tài sản thế chấp chính là hai rào cản chính khiến cho các SMEs của Việt Nam không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại [76]. Để rỡ bỏ được những rào cản này, giúp các SMEs có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, cần phải có “bàn tay” điều tiết của Nhà nước. Cụ thể:

Một là, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cắt giảm lãi suất vay vốn đối với SMEs, đặc biệt là các DN CNHT và các DN sản xuất xuất khẩu. Chính sách tín dụng với những ưu đãi hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… từ đó có thể nâng cao được khả năng sản xuất sản phẩm CNHT, giảm nhập khẩu, nâng cao được khả năng sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tiếp cận được với các thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao khả năng hấp thụ những tác động lan toả tích cực từ nguồn vốn FDI.

Hai là, Ngân hàng Nhà nước cũng cần linh hoạt hơn trong việc áp dụng các hình thức cho vay tín chấp không cần tài sản thế chấp. Hiện nay, để giảm thiểu rủi ro, hầu hết các ngân hàng thương mại đều yêu cầu tài sản thế chấp khi cấp tín dụng cho các DN. Đây là một rào cản rất lớn khiến cho các DN, đặc biệt là các SMEs khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Bởi các SMEs là những DN nhỏ, thậm chí mới thành lập thường không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp không đủ đáp ứng

yêu cầu của ngân hàng. Trong khi đó, họ có thể là những DN giỏi và năng động, có những dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh rất khả thi. Theo tác giả, để phá bỏ rào cản về tài sản thế chấp, không bỏ sót những dự án khả thi, các ngân hàng nên củng cố chất lượng khâu thẩm định dự án vay vốn, sẵn sàng cấp tín dụng mà không cần tài sản thế chấp đối với những dự án khả thi.

Ba là, Nhà nước nên xem xét thành lập các Quỹ hỗ trợ SMEs, Quỹ đầu tư đổi mới công nghệ cho SMEs, Quỹ đầu tư mạo hiểm cho SMEs. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Việt Nam để bản thân các DN có thể chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức huy động có thể thực hiện thông qua thị trường chứng khoán, thông qua cổ phần hoá DN, thông qua hình thức mua lại và sáp nhập (M&A). Để có thể huy động vốn thông qua các hình thức này, các DN cần phải chủ động và quyết tâm trong việc đổi mới và sang tạo để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý và vận hành, minh bạch hoá tài chính, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, các DN nội địa cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Đa dạng hóa hình thức huy động vốn là phương thức tài trợ vốn rất linh hoạt cho các DN. Nếu không đủ điều kiện vay vốn ở hình thức này thì có thể chuyển sang vay vốn ở hình thức khác. Vì vậy, nhu cầu vốn dễ dàng được đáp ứng kịp thời. Hiện nay, DN có thể huy động vốn thông qua nhiều kênh như phát hành trái phiếu, cổ phần hoá, mua lại và sáp nhập (M&A), vay vốn và góp vốn của công nhân viên, mua chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp, tín dụng thuê mua, tín dụng trả góp… Bên cạnh đó, DN có thể huy động vốn từ các quỹ như quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, chương trình hỗ trợ DN CNHT, chương trình hỗ trợ DN phát triển KHCN…

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng, luôn được đặt ra đối với các DN. Nếu DN nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn điều đó cũng tương đương với việc tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể mà lẽ ra phải huy động thêm nếu như không nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, để có thể huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài, các DN cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý vận hành DN, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tạo được niềm tin đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

4.4.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ trong nước, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ của các DN nội địa

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ chính là cách thức để quốc gia đó phát triển một cách bền vững.

Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ chính là tiền đề để Việt Nam có thể phát triển và nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Công nghệ phát triển sẽ tạo ra cho quốc gia những lợi thế cạnh tranh trên thị trường, giảm nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài và nâng cao được khả năng hấp thụ công nghệ tiên tiến hiện đại từ các đối tác đầu tư nước ngoài. Đồng thời, công nghệ phát triển cũng là điều kiện cần giúp Việt Nam có thể thu hút được dòng FDI thế hệ mới với các yêu cầu cao về CGCN và hoạt động R&D của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ ở Việt Nam còn rất hạn chế, non trẻ và rất manh mún. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư, mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở ứng dụng còn lỏng lẻo, các DN chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động R&D, vẫn chỉ coi đây là hoạt động thêm thắt của DN. Do đó, để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, Nhà nước cần tăng cường vốn cho hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm ở một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai... và trong một số lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin, vật liệu mới, cơ khí chế tạo và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, thúc đẩy hình thành quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN, tăng cường liên kết giữa DN và các tổ chức khoa học công nghệ trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Hai là, cần thiết lập mạng lưới kết nối giữa các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về KHCN với các cơ sở thực hành và các DN. Việc kết nối này sẽ đảm bảo được tính ứng dụng của nghiên cứu, đảm bảo đầu ra cho các kết quả nghiên cứu, đồng thời cũng giúp các DN nâng cao được trình độ công nghệ bằng việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó. Mặt khác, DN cũng có thể hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về mặt tài chính để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ. Giải pháp này sẽ cùng một giải quyết được hai vấn đề: (i) giúp DN giải quyết được vấn đề muốn phát triển KHCN nhưng thiếu chuyên gia và (ii) giúp các viện, các trung tâm, các trường đại học, các cơ sở đào tạo về KHCN khắc phục được sự hạn chế về mặt tài chính và tính ứng dụng của các công trình nghiên cứu khoa học.

Ba là, thúc đẩy hoạt động R&D của các DN trong nước. Thúc đẩy hoạt động R&D của các DN trong nước cũng là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao trình độ công nghệ Việt Nam. Hiện nay, hoạt động R&D ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động R&D vẫn chỉ là hoạt động phụ, thêm thắt của các DN, thậm chí hầu hết các SMEs của Việt Nam gần như không quan tâm đến hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, do quy mô và trình độ nguồn nhân lực của DN còn rất hạn chế nên không thể tự thực hiện hoạt động R&D và do tâm lý ỷ lại, trông chờ vào đầu tư và

thực hiện hoạt động R&D của Nhà nước. Do vậy, để tăng cường hoạt động R&D của các DN trong nước, theo tác giả cần thực hiện một số giải pháp sau: (1) Nhà nước tăng cường vốn đầu tư và đầu tư có trọng tâm trọng điểm cho hoạt động R&D của các DN, đặc biệt là các SMEs; (2) hỗ trợ về chuyên gia và đào tạo cho các DN trong việc thực hiện hoạt động R&D; (3) các DN cũng phải chủ động, phải nhìn nhận lại vai trò của hoạt R&D nếu không muốn chỉ là “nhà gia công” của thế giới.

Bốn là, Nhà nước cần phải siết chặt công tác quản lý Nhà nước về CGCN, ban hành những quy định thật rõ ràng về CGCN thông qua hoạt động FDI. Thực tế hiện nay cho thấy công tác quản lý Nhà nước về CGCN mới chỉ dừng lại quản lý "phần ngọn". Vì vậy, cơ quan quản lý về công nghệ không nắm được luồng công nghệ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào để góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sử dụng công nghệ lạc hậu. Công tác thẩm định và thẩm tra công nghệ đối với các công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào trong nước cần phải được chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt. Công tác quản lý Nhà nước về CGCN cần phải được siết chặt trong Luật CGCN, tránh việc các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để chuyển giá hoặc mang công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Từ đó có thể tăng cường tác động lan toả tích cực về công nghệ của dòng vốn FDI tới tới phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng.

Năm là, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế về KHCN nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần tăng cường các phiên họp thường kỳ của các uỷ ban, các tiểu ban hợp tác KHCN; duy trì và đẩy mạnh sự tham gia có chiều sâu hơn của Việt Nam về hợp tác công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng cường các đoàn của Bộ, của các DN KHCN và các địa phương tham gia các khoá học đào tạo về KHCN tại các nước có trình độ KHCN tiên tiến của thế giới.

Tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam rất cần thiết phải tăng cường sự tham gia sâu hơn của các DN nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN FDI. Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN FDI không chỉ giúp tăng tỷ lệ nội địa hoá và gia tăng VA cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam mà còn giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài, tăng xuất khẩu và mở rộng hơn nữa phạm vi thị trường xuất khẩu cho các DN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)