Đề xuất mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 63 - 71)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ

2.3. Đề xuất khung nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

2.3.2. Đề xuất mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Mục tiêu luận án là đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam trên cả ba khía cạnh: (1) tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu; (2) tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu; (3) tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và số liệu, trong phần phân tích định lượng, tác giả chỉ xây dựng khung nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu tác động ca FDI ti kim ngch xut nhp khu Vit Nam nhằm minh chứng một phần cho những kết quả thu được từ phân tích định tính. Đây là một hạn chế của nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sẽ hoàn thiện ở những nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện tiếp theo.

FDI Nhập

khẩu Trực tiếp

Cơ cấu hàng NK

Thị trường NK

KNNK

Thu hút thêm DN FDI vệ tinh vào phát triển ngành

CNHT trong nước Liên kết ngược giữa DN

FDI và DN trong nước làm tăng khả năng cung cấp đầu vào sản xuất của

các DN nội địa

Gián tiếp DN FDI nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ,

đầu vào sản xuất DN FDI nhập khẩu sản phẩm CNHT trong nước

chưa sản xuất được Thay thế nhập khẩu bằng hàng hoá của các DN FDI

2.3.2.1. Mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Mô hình trọng lực (Gravity model) vốn được sử dụng trong vật lý học, để giải thích cho lực hấp dẫn giữa các vật thể. Tuy nhiên, mô hình này đã được biến đổi và áp dụng vào kinh tế để đánh giá tác động của các dòng đầu tư quốc tế tới hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự phù hợp của mô hình trọng lực trong việc đánh giá tác động này như Anderson (1979), Bergstrand (1985), Jing Xiao (2009). Và cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để đánh giá tác động của FDI tới KNXK ở nước nhận đầu tư như Timbergen (1962), Poyhonen (1963), Linnemann (1966), Erdem & Nazlioglu (2008). Theo đó, phương trình của mô hình trọng lực gốc được viết dưới dạng:

Mijk =ααααkYβk Yγk

Nξk Nεk

dàk

Uijk Trong đó:

•Mijk là lượng vốn hoặc giá trị các yếu tố phục vụ cho sản xuất thứ k được chuyển từ quốc gia i đến quốc gia j

•Yi và Yj là tổng thu nhập quốc dân của quốc gia i j

•Ni và Nj là dân số của quốc gia i và quốc gia j (biến số này có được thay đổi thành các số liệu khác cho phù hợp với mục đích nghiên cứu)

•Dij là khoảng cách địa lý giữa quốc gia i và quốc gia j

•Uijk là logarit của sai số với E(lnUijk) = 0

Mô hình trọng lực thường sử dụng dạng logarit cho các biến (ngoại trừ biến giả) bởi lẽ nó xuất phát từ hàm sản xuất hàng hoá. Theo đó, các biến số này thường có xu hướng phân phối xác suất có hình dáng lệch phải nên cần logarit số liệu để hàm phân phối xác suất có dạng gần giống với phân phối chuẩn hơn. Theo Bergstrand (1985) thì “hàm logarit của các biến trong mô hình trọng lực giải thích rằng dòng vốn từ quốc gia i tới quốc gia j ảnh hưởng bởi cả 2 yếu tố: quy mô của thị trường quốc gia i và quy mô thị trường quốc gia j. Trong các nghiên cứu khác nhau, tuỳ bối cảnh của quốc gia nghiên cứu, các yếu ảnh hưởng đến độ mạnh-yếu của tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở quốc gia nhận đầu tư sẽ khác nhau. Các tác giả có thể đưa vào hoặc bỏ bớt một số biến độc lập để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của mình. Ngoài ra, quy mô nền kinh tế (thường đo lường thông qua dân số và GDP) được nghiên cứu gộp lại thành GDP bình quân đầu người để làm cho mô hình đơn giản, bớt cồng kềnh hơn mà vẫn đảm bảo đại diện được cho ý nghĩa về độ lớn của các nền kinh tế.

Mô hình trọng lực được áp dụng để đánh giá tác động của FDI tới cả KNXK và KNNK vì cả hai hoạt động này đều được xây dựng dựa trên cùng hàm cầu (cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu). Trong luận án này, tác giả tập trung xem xét mối quan hệ giữa FDI với KNXK và KNNK thông qua tương quan thương mại và đầu tư song phương lẫn đa phương. Cụ thể, tác động đa phương tức là tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 sẽ được trình bày trong phần phân tích định tính thông qua các bảng, biểu, đồ thị. Tác động song phương được nghiên cứu dựa trên số liệu của Việt Nam và 10 đối tác thương mại - đầu tư lớn nhất của Việt Nam tính đến hết năm 2016. Tác động song phương này được xây dựng dựa trên thực tế rằng có một tương quan giữa FDI song phương với hoạt động xuất-nhập khẩu song phương. Cụ thể, khi Việt Nam nhận FDI từ quốc gia A thì sẽ có xu hướng nhập khẩu trang thiết bị máy móc từ chính quốc gia đó, điều này khiến cho tác động của FDI đến KNNK của Việt Nam có thể mang dấu dương. Tuy nhiên, vì nhà máy của quốc gia A đã sản xuất tại Việt Nam nên nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu từ nước A sẽ giảm xuống, điều này khiến cho tác động của FDI tới nhập khẩu có thể mang dấu âm. Tuỳ tình hình của từng quốc gia mà ảnh hưởng nào sẽ mạnh hơn dẫn đến dấu của tác động trên cũng không thống nhất trong các nghiên cứu tiền nhiệm mà tác giả đã tham khảo.

Tương tự như vậy với tác động của FDI tới KNXK luôn tồn tại cả hai xu hướng tác động thuận chiều và nghịch chiều. Mô hình định lượng trong luận án này đi tìm câu trả lời dựa trên số liệu được thu thập tại Việt Nam và nó phản ánh tình hình của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu của số liệu.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa từ mô hình trọng lực có biến đổi của Magalhaes & Africano (2007), Zhang & Li (2007), Zhang & Song (2000), Jing Xiao (2009) và có điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng cầu xuất khẩu và nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố:

(1) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI thực hiện); (2) GDP bình quân đầu người của Việt Nam; (3) GDP bình quân đầu người của quốc gia đối tác; (4) khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác; (5) tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền của quốc gia đối tác. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam như sau:

Ln(EXPit) = β0 + β1ln(FDIit) + β2ln(GDPPCit) + β3ln(VNGDPPCt) + β4ln(RERit) + β5(Distancei) + it0

Ln(IMPit) = β0 + β1ln(FDIit) + β2ln(GDPPCit) + β3ln(VNGDPPCt) + β4ln(RERit) + β5(Distancei)+ it0

Trong đó:

•EXPit: KNXK của Việt Nam vào quốc gia đối tác i trong năm t

•IMPit: KNNK của Việt Nam từ quốc gia đối tác i trong năm t

•FDIit: Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam của quốc gia đối tác i trong năm t

•GDPPCit: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của quốc gia đối tác i trong năm t

•VNGDPPCt: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam trong năm t

•Distancei: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác i

•RERit: Tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng tiền của quốc gia đối tác i trong năm t

it0: Sai số

Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư, tác giả nhận thấy rằng mức độ hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng tới cả việc thu hút FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư. Vì vậy, tác giả luận án mong muốn đánh giá được sự ảnh hưởng của mức độ hội nhập kinh tế quốc tế đến tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện nhất. Theo nhận định của tác giả, việc gia nhập WTO làm thay đổi mức độ tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam, và làm giảm mức độ tác động của các biến độc lập khác như GDP bình quân đầu người, khoảng cách địa lý và tỷ giá hối đoái. Do đó, tác giả sẽ tiến hành ước lượng sự tác động của FDI và các biến độc lập khác tới KNXK và KNNK ở Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (giai đoạn 1995-2006 và giai đoạn 2007-2016) để chứng minh cho nhận định này.

2.3.2.2. Mô tả các biến trong mô hình

Mô hình trọng lực ban đầu được xây dựng để lý giải cho nguyên nhân vì sao lại xuất hiện quan hệ thương mại giữa song phương giữa các quốc gia (Breuss & Egger, 1997). Ý tưởng về mô hình này được lấy từ lý thuyết lực hấp dẫn của Newton. Theo đó, lực hấp dẫn sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trọng lực (thể hiện qua khối lượng) và khoảng cách giữa hai vật E=MC2. Áp dụng vào trong mô hình kinh tế để đánh giá tương lực của quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ lớn của nền kinh tế (quy mô thị trường, dân số, tổng thu nhập quốc nội,…) và khoảng cách (sẽ được đo lường thông qua các con số như khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển hoặc chi phí chuyển đổi tiền tệ…).

Nhiều nhà kinh tế học đã phát triển thêm mô hình trọng lực này để giải thích tương quan giữa nhiều yếu tố trong kinh tế học và cuộc sống như Greenaway (2002) khi nói về khả năng thu hút khách du lịch tại các quốc gia châu Âu hay Borrmann,

Keller (2005) khi đánh giá mối quan hệ giữa Đức với các quốc gia Trung Âu. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đã dùng nó để đánh giá mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế giữa các quốc gia (Africano, 2004; Egger, 2000; Breton, 2002).

Biến FDI là một trong những nhân tố quan trọng, nó đại diện cho quy mô trong mô hình trọng lực. Khi thống kê, người ta thường dùng hai số liệu về FDI là FDI đăng ký và FDI thực hiện. Trong luận văn này, tác giả sử dụng số liệu về FDI thực hiện. Bởi lẽ, FDI thực hiện mới phải ánh chính xác lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế mà Việt Nam hấp thụ được. Thực tế cho thấy rất nhiều các nhà đầu tư sau một thời gian không hoàn thiện được quá nhiều các thủ tục giấy tờ hành chính nên đã rút lui (trong những năm gần đây tình trạng này đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là khi luật đầu tư 2014 ra đời tạo ra môi trường đầu tư khá thông thoáng).

Biến GDPPC và VNGDPPC được sử dụng để so sánh quy mô nền kinh tế giữa Việt Nam với quốc gia đối tác i. Theo đó, nếu quy mô của 2 nền kinh tế càng lớn thì lực hấp dẫn giữa các quốc gia này là càng lớn. Điều này được chứng minh qua việc hơn 70% luồng vốn FDI và thương mại quốc tế song phương được di chuyển qua lại giữa các quốc gia phát triển, có sức mạnh kinh tế tương đương nhau. Có một số nghiên cứu sử dụng các biến như quy mô dân số hoặc GDP bình quân đầu người để tính toán.

Trong luận án, tác giả lựa chọn GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các quốc gia đối tác để đại diện cho biến quy mô dân số và GDP của Việt Nam và của các quốc gia đối tác.

Biến khoảng cách địa lý (Distance) là một trong hai biến quan trọng trong mô hình. Nhiều nghiên cứu sử dụng những số liệu khác nhau để đo lường khoảng cách này như: (1) khoảng cách giữa hai cảng lớn nhất của hai quốc gia; (2) Khoảng cách giữa thủ đô của hai quốc gia; (3) khoảng cách hàng không giữa hai quốc gia. Tuỳ sự sẵn có về mặt số liệu mà các nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu khác nhau nhưng về bản chất thì chúng đều đo khoảng cách giữa hai quốc gia nghiên cứu. Trong luận án, tác giả sử dụng khoảng cách giữa hai thủ đô của hai quốc gia nghiên cứu. Theo đó, khoảng cách giữa Việt Nam với quốc gia đó đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hoá tương ứng.

Biến tỷ giá hối đoái (RER) là một biến được nhiều nghiên cứu đưa vào như một biến đại diện cho sự sai khác về khoảng cách giữa các quốc gia (ở đây khoảng cách được hiểu là khoảng cách về giá cả hàng hoá) (Egger and Peter, 2000; Evenett and Simon, 2002). Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền của quốc gia khác tăng giá nghĩa rằng 1 đồng Việt Nam có thể đổi được nhiều đồng ngoại tệ của quốc gia đó. Điều này khiến cho hàng hoá của Việt Nam sẽ đắt hơn tương đối so với quá khứ khi bán tại thị trường quốc gia đó. Điều này có thể khiến cho hàng hoá Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh về giá và khiến lượng xuất khẩu giảm đi. Tuy nhiên, nếu đồng

Việt Nam tăng giá đồng nghĩa với việc hàng hoá nhập khẩu sẽ rẻ đi tương đối. Do vậy, lượng hàng hoá nhập khẩu từ quốc gia/vùng lãnh thổ i vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên.

2.3.2.3. Phương pháp kiểm định và ước lượng a. Phương pháp kiểm định

Đối với số liệu mảng, các nghiên cứu trước thường sử dụng 2 phương pháp bao gồm: (i) mô hình ước lượng tác động cố định (FEM); (ii) mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM). Tuỳ theo đặc trưng của từng bộ số liệu của từng nước mà phương pháp ước lượng này sẽ hiệu quả hơn phương pháp kia. Luận án sử dụng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình ước lượng hiệu quả hơn.

Nếu giả thuyết mô hình là mô hình tác động cố định và ước lượng mô hình bằng phương pháp LSDV thì sẽ tìm được véc tơ b là ước lượng của véc tơ β.

Nếu giả thuyết mô hình là mô hình tác động ngẫu nhiên và ước lượng mô hình bằng phương pháp GLS thì ta tìm được véc tơ βˆ là ước lượng của véc tơ β.

Xét véc tơ [b - βˆ] ta có Var[b - βˆ] = Var[ b] + Var[βˆ] - 2Cov[ b, βˆ] Hausman đã chứng minh được: Cov[ (b -βˆ), βˆ] = Cov[ b, βˆ] - Var[βˆ] = 0 Đặt Hˆ = Var[b - βˆ] = Var[ b] - Var[βˆ]

Ta cần kiểm định cặp giả thuyết:

H0: Mô hình phù hợp là mô hình tác động ngẫu nhiên H1: Mô hình phù hợp là mô hình tác động cố định

Wald đã chứng minh được: χ2 = [b - βˆ]’ Hˆ -1[b - βˆ] ~ χ2( k − 1)

Khi đó với số liệu mẫu cụ thể và với mức ý nghĩa α cho trước mà

2 2( 1)

q s α k

χ > χ − thì ta bác bỏ H0. b. Phương pháp ước lượng

Tác giả áp dụng mô hình hồi quy OLS với số liệu mảng bởi những ưu điểm của loại số liệu và phương pháp này trong phân tích bộ số liệu vĩ mô dạng thứ cấp.

Thứ nhất, giải quyết vấn đề thiếu hụt quan sát. Bởi lẽ, số liệu mảng xem xét cả không gian và thời gian của số liệu nên có thể đảm bảo rằng số lượng quan sát tối thiểu lớn hơn 30, đủ cho các thủ tục kiểm định.

Thứ hai, số liệu mảng cung cấp một cái nhìn toàn diện khi phân tích không chỉ quy mô, biến động mà còn cả cơ cấu của các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình. Điều này cũng giúp cho những phân tích định tính trở nên rõ ràng hơn.

2.3.2.4. Số liệu nghiên cứu a. Thống kê mô tả số liệu

Luận án sử dụng mô hình số liệu mảng (panel data) để đánh giá tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Tính đến thời điểm 2018, Việt Nam đã có mối quan hệ thương mại với khoảng 200 quốc gia trên thế giới (GSO, 2018). Trong đó có khoảng 70 quốc gia có giá trị kim ngạch song phương đạt trên 100 triệu USD. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả xem xét 10 quốc gia có lượng FDI và thương mại song phương lớn nhất với Việt Nam, bao gồm: Maylaysia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này bởi lý do: 10 quốc gia này chiếm hơn 90% lượng vốn FDI vào Việt Nam và hơn 80% giá trị thương mại song phương của Việt Nam với thế giới. Do vậy, việc xem xét 10 quốc gia cũng đảm bảo tính đại diện và không khiến cho số lượng số liệu thu thập quá lớn gây cản trở cho nghiên cứu. Số liệu được thu thập trong giai đoạn 1992-2016. Tất cả số liệu được liệt kê ở trên về KNXK, KNNK, FDI, GDP... đều được tính bằng đơn vị USD và lấy giá tham chiếu năm 2000 để loại bỏ yếu tố trượt giá.

Số liệu cụ thể của nghiên cứu được tác giả liệt kê trong Phụ lục 1, Phụ lục 2 và được thống kê trong Phụ lục 3. Bảng 2.2 dưới đây là tóm tắt thống kê mô tả số liệu (số lượng quan sát, trung bình, sai số chuẩn, tối đa, tối thiểu) của các biến số của mô hình nghiên cứu của luận án.

Bảng 2.2: Thống kê mô tả số liệu

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa

KNXK 220 4507.241 7594.644 61.5 50018.8

KNNK 220 3498.497 5526.98 9.1 38449.7

FDI 220 53497.53 87186.18 2396.91 506161

GDPPC 220 0.024349 0.0188921 0.0006201 0.0555242

VNGDPPC 220 0.0009741 0.0006528 0.0002768 0.0021922

Distance 220 3485.016 3726.694 808.89 13813.37

RER 220 5096.752 6232.215 9.467427 21935

Nguồn: Thống kê mô tả số liệu nghiên cứu của tác giả Số lượng quan sát của nghiên cứu là 220, phù hợp và đủ lớn để có thể tiến hành các bước phân tích tiếp theo. Các số liệu thống kê khác cũng không có gì bất thường và đều có thể sử dụng trong các phân tích thống kê có liên quan. Sau khi phân tích sơ bộ về thống kê mô tả của các biến số, tác giả tiến hành lấy logarit cơ số tự nhiên (ln) của các biến số. Sở dĩ nghiên cứu làm điều này vì hai nguyên nhân: (i) vì mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)