CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2018
3.3. Kết quả kiểm định và ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI tới
3.3.2. Kết quả ước lượng tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam
3.3.2.1. Tác động của FDI tới kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam
Kết quả hồi quy tác động của FDI và các biến độc lập khác tới KNXK ở Việt Nam được tóm tắt trong bảng 3.33 dưới đây. Kết quả ước lượng chi tiết tại Phụ lục 12.
Bảng 3.33: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam
Biến phụ thuộc Coef. P>|z|
lnFDI 0.0371108 0.473
lnGDPPC 0.7203549 0.000
lnVNGDPPC 1.505179 0.000
lnRER - 0.2728825 0.030
Distance - 0.0000352 0.662
_cons 22.52915 0.000
Số quan sát 219
R-sq 0.8276
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả
* Tất cả các ước lượng đều thoả mãn độ tin cậy 95%
Kết quả ước lượng trong bảng 3.33 cho thấy tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam trong sự tác động tổng thể của các biến độc lập khác của mô hình. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ số R bình phương bằng 0.8276, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được được 82.76% ảnh hưởng đến KNXK của Việt Nam. Đây là một giá trị khá cao khi phân tích số liệu thực tế. Điều đó chứng tỏ mô hình sử dụng trong nghiên cứu là khá tốt. Các biến trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa về mặt thống kê khi hệ số Pvalue <0.05 (chỉ trừ cá biệt biến khoảng cách địa lý).
Thứ hai, biến FDI (lượng vốn FDI thực hiện) có tác động dương tới KNXK ở Việt Nam, nghĩa là vốn FDI thực hiện tại Việt Nam tăng sẽ làm tăng KNXK của Việt Nam.
Cụ thể, theo kết quả ước lượng trong bảng 3.33, khi lượng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam của quốc gia đối tác đầu tư tăng 1% thì sẽ làm cho KNXK hàng hoá của Việt Nam vào quốc gia đối tác đó tăng 0.0371%. Điều đó đồng nghĩa với việc thu hút FDI có ảnh hưởng tích cực tới KNXK của Việt Nam. Kết quả ước lượng của mô hình hoàn toàn phù hợp với giả thuyết được đưa ra ban đầu về tác động của FDI thực hiện tại
Việt Nam của quốc gia đối tác đầu tư tới KNXK của Việt Nam vào quốc gia đối tác đó. Tuy nhiên, kết quả ước lượng cũng cho thấy tác động này không lớn như kỳ vọng (tốc độ tăng của KNXK chỉ bằng 1/10 tốc độ tăng của vốn FDI thực hiện). Điều này chứng tỏ nguồn vốn FDI chưa phát huy tối đa tác động tích cực của nó trong việc làm tăng KNXK ở Việt Nam.
Thứ ba, đối với các biến kiểm soát khác của mô hình như GDPPC (GDP bình quân đầu người của quốc gia đối tác), VNGDPPC (GDP bình quân đầu người của Việt Nam), RER (tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền của quốc gia đối tác), Distance (khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác), chiều tác động và mức độ tác động của các biến này tới KNXK ở Việt Nam được tác giả giải thích chi tiết tại Phụ lục 13.
3.3.2.2. Tác động của FDI tới kim ngạch nhập khẩu ở Việt Nam
Kết quả hồi quy tác động của FDI và các biến độc lập khác tới KNNK ở Việt Nam được tóm tắt trong bảng 3.34 dưới đây. Kết quả ước lượng chi tiết được trình bày tại Phụ lục 14.
Bảng 3.34: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam
Biến phụ thuộc Coef. P>|z|
lnFDI - 0.0037153 0.093
lnGDPPC 1.020408 0.000
lnVNGDPPC 1.173454 0.000
lnRER 0.2275539 0.0850
Distance - 0.0003281 0.063
_cons 22.58882 0.000
Số quan sát 219
R-sq 0.8454
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả
* Tất cả các ước lượng đều thoả mãn độ tin cậy 95%
Kết quả ước lượng trong bảng 3.34 cho thấy tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam trong sự tác động tổng thể của các biến độc lập khác của mô hình. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ số R bình phương bằng 0.8454, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được được 84.54% ảnh hưởng đến KNNK của Việt Nam. Đây là một giá trị khá cao khi phân tích số liệu thực tế. Điều đó chứng tỏ mô hình sử dụng trong nghiên cứu là khá tốt.
Thứ hai, biến FDI (lượng vốn FDI thực hiện) có tác động ngược chiều tới KNNK hàng hoá của Việt Nam. Nghĩa là vốn FDI thực hiện tại Việt Nam tăng sẽ làm giảm KNNK của Việt Nam. Cụ thể, theo kết quả ước lượng trong bảng 3.34, khi lượng
vốn FDI thực hiện tại Việt Nam của quốc gia đối tác đầu tư tăng 1% thì sẽ làm cho KNNK của Việt Nam đối với hàng hoá của quốc gia đó giảm 0.0037%. Kết quả hồi quy này được thực hiện trong dài hạn (giai đoạn 1995-2016). Như vậy, kết quả hồi quy này phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu về tác động của FDI tới KNNK hàng hoá của Việt Nam trong dài hạn. Mặc dù tác động này khá nhỏ (hệ số chỉ là 0.00371) nhưng cũng phần nào cho thấy tác động tích cực của FDI tới việc làm giảm KNNK của Việt Nam trong dài hạn. Con số này một mặt thể hiện các sản phẩm của các DN FDI đã có thể thay thế được các sản phẩm nhập khẩu từ đó có thể làm giảm KNNK cho Việt Nam. Khi hàng hoá đã được sản xuất tại Việt Nam thì nhu cầu về hàng hoá ngoại cũng giảm đi dẫn đến nhập khẩu giảm. Thực tế cho thấy hầu hết người dân Việt Nam hiện nay khi được hỏi đều trả lời họ sẽ chọn mua hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam nếu hàng hoá này có chất lượng tương đối so với hàng hoá ngoại nhập. Mặt khác, con số nhỏ bé này cũng nói lên rằng kỳ vọng về (i) tác động lan toả của FDI về công nghệ và tri thức giúp Việt Nam có thể tự sản xuất được máy móc, thiết bị và các nguyên vật liệu đầu vào cho khu vực FDI và (ii) FDI vào ngành CNHT giúp phát triển ngành này ở Việt Nam để thay thế nhập khẩu các sản phẩm CNHT vẫn chưa đạt hiệu quả. Kết quả là Việt Nam vẫn phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu và các sản phẩm CNHT dẫn tới KNNK của các DN FDI vẫn tăng. Do đó, FDI chưa thể phát huy tối đa tác động tích cực của nó trong việc làm giảm KNNK cho Việt Nam như kỳ vọng ban đầu.
Thứ ba, đối với các biến kiểm soát khác của mô hình như GDPPC (GDP bình quân đầu người của quốc gia đối tác), VNGDPPC (GDP bình quân đầu người của Việt Nam), RER (tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền của quốc gia đối tác), Distance (khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác), chiều tác động và mức độ tác động của các bi ến này tới KNNK ở Việt Nam được tác giả giải thích chi tiết tại Phụ lục 15.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện nhất. Tác giả muốn xem xét ảnh hưởng của việc gia nhập WTO lên sự tác động của FDI cũng như các biến kiểm soát khác tới KNXK, KNNK của Việt Nam. Tác giả tiến hành ước lượng sự tác động của FDI và các biến kiểm soát khác tới KNXK và KNNK của Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (gia đoạn 1995- 2006 và giai đoạn 2007-2016) để thấy được sự ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến sự tác động của FDI và các biến giải thích khác tới KNXK và KNNK của Việt Nam.
a. Đối với kim ngạch xuất khẩu
Kết quả ước lược tác động của FDI và các biến giải thích khác tới KNXK trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (gia đoạn 1995-2006 và giai đoạn 2007- 2016) được tóm tắt tại bảng 3.35. Kết quả chi tiết tại Phụ lục 16 và 17.
Bảng 3.35: So sánh kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO
Biến độc lập Trước WTO Sau WTO
Coef. P>z Coef. P>z
lnFDI 0.0036933 0.935 0.0286742 0.701
lnGDPPC 0.5543981 0.015 0.5915158 0.005
lnVNGDPPC 1.511825 0.000 1.984467 0.000
lnRER - 0.1238977 0.315 - 0.0329604 0.806
Distance - 0.0000848 0.296 - 0.0000231 0.781
_cons 21.00658 0.000 24.37594 0.000
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả
* Tất cả các ước lượng đều thoả mãn độ tin cậy 95%
Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam ở cả hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO cho thấy:
Thứ nhất, tác động của các biến giải thích như GDP, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý đều có cùng chiều tác động với KNXK ở Việt Nam trong cả hai giai đoạn trước và sau WTO, tuy nhiên mức độ tác động của các biến trên ở giai đoạn sau WTO đều giảm tương đối so với giai đoạn trước WTO. Điều này chứng tỏ, việc gia nhập WTO đã làm giảm ảnh hưởng của các rào cản tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Kết quả này là hợp lý và hợp với xu thế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thứ hai, tác động của biến FDI tới KNXK ở Việt Nam có sự khác biệt đáng kể giữa hai giai đoạn trước và sau WTO. Theo đó, trong giai đoạn trước WTO, 1% vốn FDI từ quốc gia đối tác vào Việt Nam tăng thêm sẽ làm tăng 0.0036% KNXK của Việt Nam vào quốc gia đó. Kết quả ước lượng trong bảng 3.35 cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, con số này đã tăng lên hơn 8 lần. Cụ thể, khi thu hút thêm 1%
vốn FDI sẽ giúp KNXK của Việt Nam tăng 0.0286%. Đây là một sự gia tăng rất đáng kể nhưng nó cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ: (i) Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Các hàng rào thuế quan liên tục được gỡ bỏ theo đúng cam kết đã tạo điều kiện rất tốt để hàng hoá của Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài. (ii) Chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian gần đây có nhiều thay đổi khi bắt đầu có chọn lọc những dự án FDI dựa trên thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam định hướng sẽ phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Cụ thể là trong những năm gần đây, Samsung luôn giữ một vai trò đầu tàu trong việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là một động lực vô cùng quan trọng khiến Việt Nam có xuất siêu trong những năm vừa qua.
b. Đối với kim ngạch nhập khẩu
Kết quả ước lược tác động của FDI và các biến giải thích khác tới KNNK trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (gia đoạn 1995-2006 và giai đoạn 2007- 2016) được tóm tắt tại bảng 3.36. Kết quả chi tiết tại Phụ lục 18 và 19.
Bảng 3.36: So sánh kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO
Biến độc lập Trước WTO Sau WTO
Coef. P>z Coef. P>z
lnFDI 0.005035 0.904 - 0.033527 0.478
lnGDPPC 0.8226682 0.000 0.2254852 0.431
lnVNGDPPC 1.711048 0.000 0.802268 0.000
lnRER 0.1615312 0.185 0.1012863 0.520
Distance - 0.0001802 0.022 - 0.0000405 0.709
_cons 25.38252 0.000 15.8619 0.000
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả
* Tất cả các ước lượng đều thoả mãn độ tin cậy 95%
Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam ở cả hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO cho thấy:
Thứ nhất, tác động của các biến giải thích như GDP, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý đều có cùng chiều tác động với KNNK trong cả hai giai đoạn trước và sau WTO, mức độ tác động của các biến tới KNNK ở giai đoạn sau WTO đều giảm so với giai đoạn trước WTO. Điều này chứng tỏ, việc gia nhập WTO đã làm giảm ảnh hưởng của các rào cản tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này là hợp lý và hợp với xu thế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thứ hai, tác động của biến FDI tới KNNK ở Việt Nam cũng có sự khác biệt giữa hai giai đoạn trước và sau WTO. Trong giai đoạn trước WTO, FDI có sự tác động dương tới KNNK. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI lại có sự tác động âm tới KNNK, cụ thể khi FDI thực hiện tăng lên 1% thì KNNK sẽ giảm 0.0335%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết được tác giả đưa ra về tác động tác của FDI tới KNNK ở Việt Nam trong dài hạn. Mặc dù mức độ tác động rất nhỏ, tuy nhiên điều đó cho thấy, trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO, FDI cũng phát huy tốt hơn tác động tích cực của nó trong việc giảm KNNK cho Việt Nam. Điều đó cũng chứng tỏ trong giai đoạn này, các sản phẩm của khu vực FDI đã phần nào thay thế được các sản phẩm nhập khẩu, đồng thời FDI cũng bước đầu phát huy tác động tích
cực trong việc tạo ra máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào và một số sản phẩm CNHT phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và hoạt động sản xuất xuất khẩu của các DN FDI.