Thực trạng tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 112 - 125)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2018

3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018

3.2.2. Thực trạng tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam

3.2.2.1. Tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

a. Tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

Ở Việt Nam, tác động của FDI trong việc làm tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu được thể hiện thông qua dòng FDI chảy mạnh vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo làm tăng mạnh xuất khẩu của ngành này. Sự gia tăng của vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã làm cho năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu của ngành này được nâng cao, do đó quy mô và giá trị xuất khẩu của ngành cũng tăng lên rõ rệt. Giá trị xuất khẩu của ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam tăng mạnh qua các năm là do: (i) bản thân các DN FDI trong ngành này thực hiện hoạt động sản xuất xuất khẩu và (ii) tác động lan toả về công nghệ và tri thức từ các DN FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của các DN nội địa trong ngành này. Số liệu thống kê trong bảng 3.18 thể hiện rõ tác động của FDI tới giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành này trong tổng KNXK cả nước.

Bảng 3.18: FDI và KNXK của ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam Năm

FDI KNXK

Giá trị

(Tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng

FDI cả nước (%) Giá trị

(Tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng KNXK cả nước (%)

2000 0,92 33,13 7,02 48,58

2001 1,63 49,83 8,10 53,90

2002 1,85 61,68 8,60 51,48

2003 2,34 73,61 10,40 50,20

2004 3,27 72,01 12,70 47,92

2005 4,58 66,90 16,34 50,37

2006 8,68 72,33 20,90 52,48

2007 12,03 56,34 25,80 53,13

2008 41,94 58,47 48,90 78,01

2009 4,20 18,16 33,10 57,97

2010 6,15 30,94 35,70 49,42

2011 8,13 52,02 29,92 30,88

2012 11,80 72,16 35,07 30,62

2013 18,65 86,24 64,21 48,59

2014 14,49 71,60 54,89 36,54

2015 15,23 66,90 101,10 62,40

2016 16,94 62,98 126,85 71,82

2017 15,87 44,20 154,10 72,00

2018 16,58 46,70 201,70 82,80

N.g.u.ồn.: Bộ Kế hoạch và Đầu tư,. Tổn.g. c.ục. H.ải. qu.a.n. và tổng hợp của tác giả Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có sự đóng góp rất lớn tới tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong giai đoạn 2000- 2018. Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Hải Quan, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt năm 2018, giá trị xuất khẩu của ngành đã đạt tới con số 201,7 tỷ USD, chiếm tới 82,8% tổng KNXK cả nước.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam đạt được những con số xuất khẩu ấn tượng qua các năm phải kể đến vai trò quan trọng của khối các DN FDI trong ngành này. Khối các DN FDI trong ngành này luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong những năm qua với các mặt hàng tiêu biểu như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; hàng da giầy; máy móc, thiết bị, công cụ, phụ tùng… Ngoài việc các DN FDI trong ngành thực hiện xuất khẩu sản phẩm do chính mình sản xuất tại Việt Nam, các DN FDI còn giúp CGCN và tri thức sản xuất hàng hoá xuất khẩu cho các DN nội địa, góp phần nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu, từ đó nâng cao cơ hội và khả năng xuất khẩu của các DN nội địa.

Sự xuất hiện của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo làm cho xuất khẩu của ngành này tăng mạnh với tốc độ ngày càng nhanh. Sự gia tăng nhanh chóng

của các sản phẩm xuất khẩu của ngành chế biến chế tạo đã làm tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu thống kê trong bảng 3.19 đã cho thấy nhóm hàng chế biến - tinh chế ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 3.19: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam Năm

Hàng thô - sơ chế Hàng chế biến - tinh chế Nhóm khác Giá tr T trng Giá tr T trng Giá tr T trng

(Tỷ USD) (%) (Tỷ USD) (%) (Tỷ USD) (%)

2007 21,658 44,62 26,886 55,38 0 0

2008 27,698 44,44 34,626 55,56 0,001 0,0000016

2009 22,266 39,57 34,008 60,43 0,001 0,0000018

2010 25,188 34,89 47,013 65,11 0 0

2011 33,737 34,84 63,106 65,16 0 0

2012 35,201 30,76 79,242 69,24 0 0

2013 33,783 25,60 98,172 74,40 0 0

2014 35,734 23,79 114,472 76,21 0 0

2015 30,229 18,67 131,711 81,33 0 0

2016 30,467 17,25 146,107 82,75 0 0

2017 34,968 16,34 179,043 83,66 0 0

2018 34,108 14,01 209,37 85,99 0 0

N.g.u.ồn.: Tổn.g. c.ục. H.ải. qu.a.n. và tổng hợp của tác giả Tỷ trọng của nhóm chế biến - tinh chế trong tổng KNXK của Việt Nam liên tục tăng trong cả giai đoạn 2007-2018, từ 55,38% năm 2007 đã tăng lên đến 85,99% năm 2018. Ngược lại, tỷ trọng của nhóm hàng thô - sơ chế lại ngày càng giảm trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng KNXK đã giảm liên tục trong cả giai đoạn 2007-2018, từ 44,62% năm 2007 xuống còn 14,01%

năm 2018. Những con số này cho thấy chất lượng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao và đóng góp vào đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của dòng vốn FDI.

b. Tăng tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam

Dòng FDI vào lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam cũng góp phần làm tăng tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm sản xuất công nghiệp được chia làm hai dòng sản phẩm:

dòng sản phẩm kết tinh hàm lượng lao động cao (labor- intensive product) và dòng sản phẩm kết tinh hàm lượng công nghệ chất xám cao (technology-intensive product). Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu dòng sản phẩm có hàm lượng công nghệ chất xám cao nhờ (i) DN FDI sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ cao và

(ii) tác động lan toả về công nghệ từ DN FDI tới hoạt động xuất khẩu của các DN nội địa trong lĩnh vực công nghệ cao.

Các mặt hàng đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác Trước năm 2000, Việt Nam chưa thể xuất khẩu các mặt hàng này do DN trong nước không có đủ vốn và công nghệ để sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, nhờ có dòng vốn.

FDI và sự xuất hiện của các DN FDI, các mặt hàng này đã được sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng được các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu. Do đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này tăng nhanh qua từng năm..

Giai đoạn 2005-2010: Với sự xuất hiện của một số DN FDI ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, mặt hàng máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đã xuất hiện trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam với vị trí thứ 6 trong năm 2005, 2007 (chiếm tỷ trọng lần lượt là 4,41% và 4,43% trong tổng KNXK) và tăng lên vị trí thứ 5 vào năm 2010 với tỷ trọng 4,98%. Đặc biệt năm 2010, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện một mặt hàng cũng đòi hỏi công nghệ cao là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với vị trí thứ 8, chiếm tỷ trọng 4,15%.

Bảng 3.20: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 Xếp

hạng

Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010

Mặt hàng Tỷ trọng

(%) Mặt hàng Tỷ trọng

(%) Mặt hàng Tỷ trọng

(%)

1 Dầu thô 22,72 Dầu thô 18,26 Hàng dệt may 15,52

2 Hàng dệt may 14,92 Hàng dệt may 15,96 Giày dép 7,09

3 Giày dép 9,25 Giày dép 8,22 Thuỷ sản 6,92

4 Thuỷ sản 8,45 Thuỷ sản 7,74 Dầu thô 6,87

5 Gỗ và sản

phẩm gỗ 4,81 Gỗ và sản

phẩm gỗ 4,94 Máy vi tính, hàng

điện tử và linh kiện 4,98 6

Máy vi tính, hàng điện tử và

linh kiện 4,41

Máy vi tính, hàng điện tử

và linh kiện 4,43 Gỗ và sản phẩm gỗ 4,71

7 Gạo 4,35 Cà phê 3,82 Gạo 4,50

8 Cao su 2,46 Gạo 3,03 Máy móc, thiết bị,

dụng cụ phụ tùng 4,15

9 Cà phê 2,28 Cao su 2,69 Cao su 3,31

10 Than đá 2,07 Than đá 2,06 Sắt thép các loại 1,45 Nguồn: Tổng cục Hải quan và tổng hợp của tác giả Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2010 mặc dù đã có sự xuất hiện của một vài mặt hàng có hàm lượng cộng nghệ cao như máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, tuy nhiên, các mặt hàng này vẫn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của giai đoạn này vẫn là các mặt

hàng thô (dầu thô, cao su, than đá) và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao (dệt may, giày dép, thuỷ sản).

Giai đoạn 2015-2018: Các DN FDI ngành công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh trong giai đoạn này. Năm 2011, số lượng DN FDI hoạt động trong lĩnh vực này là 255 DN với tổng vốn FDI là 137,5 nghìn tỷ đồng. Hiện nay ngành công nghiệp điện tử đã thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel. Sức hấp dẫn của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chính là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất với hai nhà máy Samsung Bắc Ninh (vốn đầu tư 2,5 tỷ USD) và Samsung Thái Nguyên (vốn đầu tư 2 tỷ USD). Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng thu hút Tập đoàn Samsung với dự án xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Sự có mặt của các hãng lớn trong ngành công nghiệp điện tử thế giới tại Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ tới xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Bảng 3.21: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 Xếp

hạng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Mặt hàng

Tỷ trọng

(%) Mặt hàng

Tỷ trọng

(%) Mặt hàng

Tỷ trọng

(%) Mặt hàng

Tỷ trọng

(%) 1

Điện thoại các loại và

linh kiện 30,18

Điện thoại các loại và linh

kiện 27,1

Điện thoại các loại và

linh kiện 21,15

Điện thoại các loại và linh

kiện 20,16 2 Hàng dệt may 22,81 Hàng dệt may 18,8 Hàng dệt may 12,17 Hàng dệt may 12,52 3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

15,61 Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

14,9 Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

12,12 Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

12,04

4

Máy móc, thiết bị, dụng

cụ phụ tùng

8,17 Giày dép 10,2 Giày dép 6,85 Máy móc, thiết bị, dụng cụ

phụ tùng

6,80

5 Giày dép 12,01 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ

tùng khác

8,0 Máy móc, thiết bị, dụng

cụ phụ tùng

5,97 Giày dép 6,67 6 Gỗ và sản

phẩm gỗ 6,90 Thủy sản 5,6 Thủy sản 3,89 Gỗ và sản

phẩm gỗ 3,66 7 Thuỷ sản 6,57 Gỗ và sản

phẩm gỗ 5,5 Gỗ và sản

phẩm gỗ 3,58 Thủy sản 3,61 8 Dầu thô 3,72 Phương tiện vận

tải và phụ tùng 4,8 Xơ, sợi dệt

các loại 1,68 Phương tiện vận

tải và phụ tùng 3,59

9 Gạo 2,80 Cà phê 2,6 Hạt điều 1,64 Máy ảnh, máy

quay phim và linh kiện

2,15 10 Cà phê 2,67 Túi xách, ví,

vali, mũ, ô, dù 2,5 Rau quả 1,64 Sắt thép

các loại 1,87 Nguồn: Tổng cục Hải quan và tổng hợp của tác giả

Từ một quốc gia thuần nông, Việt Nam hiện đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu điện tử lớn của thế giới (lớn thứ 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN) (Nguyễn Thuỳ, 2017). Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2015-2018, ba nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử

& linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng liên tục gia tăng về giá trị và tỷ trọng.

Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện luôn dẫn đầu với giá trị và tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn. Đứng thứ ba là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện và thứ tư hoặc năm là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng. Trong danh sách các mặt hàng có KNXK trên 1 tỷ USD của Việt Nam những năm gần đây luôn có sự xuất hiện của các mặt hàng này. Các mặt hàng thô như dầu thô, cao su và than đá đã không còn xuất hiện trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu các năm 2016, 2017 và 2018.

Tuy nhiên, thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức không nhỏ khi ngành công nghiệp điện tử mới chỉ dừng ở mức độ gia công, lắp ráp. DN điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử. Cụ thể, theo Samsung Việt Nam, trong số 80 DN vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ DN Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế (Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).

Như vậy, tác động tích cực của FDI trong việc nâng cao tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế, các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ chất xám cao của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn ở mức độ gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Do đó, tác động của FDI tới việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng còn chậm, chưa được như kỳ vọng.

c. Việc tập trung FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng mặt hàng chế biến - tinh chế, các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao sẽ mang lại giá trị gia tăng cao

Phân tích về nguyên nhân và khả năng xảy ra các trường hợp tăng giá trị gia tăng (VA) của hàng hoá xuất khẩu, theo Nguyễn Thuý Vân (2011) có hai trường hợp làm tăng VA chắc chắn và cao nhất là: (1) tăng hàm lượng chế biến, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng của hàng hoá xuất khẩu, từ đó tăng giá của hàng hoá xuất khẩu; (2) hàng hoá trung gian đầu vào được cung cấp ngay ở thị trường trong nước (nên giảm được các chi phí liên quan như vận tải, thuế nhập khẩu, bảo hiểm, nguyên liệu, nhân công…) thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó giảm giá mua vào của các hàng hoá trung gian đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu (IC). Thực tế ở Việt

Nam, dòng vốn FDI có tác động tích cực tới cả hai trường hợp làm tăng VA đã đề cập trên, từ đó chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự tác động này còn rất hạn chế và có thể nói chưa có kết quả gì đáng kể trong cả hai trường hợp.

Đối với trường hợp 1, với sự xuất hiện của các DN FDI trong lĩnh vực chế biến chế tạo, hàm lượng chế biến trong hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được nâng lên rõ rệt.

Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua tỷ trọng hàng chế biến chế tạo ngày càng gia tăng trong tổng KNXK cả nước cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI vào ngành này ở Việt Nam [Xem chi tiết tại mục 3.2.2.1 (a)]. Bên cạnh đó, dưới sức ép cạnh tranh được tạo ra bởi các DN FDI đối với các DN nội địa, bao bì, mẫu mã và chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng được cải tiến, từ đó cơ hội và giá trị xuất khẩu của các DN xuất khẩu nội địa cũng được nâng cao, đồng thời giá của các sản phẩm xuất khẩu cũng có thể được tăng lên. Điều này cũng làm tăng tỷ lệ nội địa và VA cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu như hàng dệt may, cà phê, sữa của Việt Nam được thể hiện rõ trong trường hợp này. Hàng hoá xuất khẩu với hàm lượng chế biến cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và chất lượng cao hơn sẽ được bán với giá cao hơn, nhờ đó VA của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng.

Tuy nhiên, mặc dù với sự xuất hiện và phát triển mạnh của các DN FDI trong lĩnh vực chế biến chế tạo, tỷ trọng các mặt hàng ngành chế biến chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử tăng mạnh trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, nhưng như đã phân tích ở trên, hoạt động sản xuất của các DN FDI trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp và đặc biệt là phải nhập khẩu phần lớn đầu vào và linh kiện từ bên ngoài, do đó, VA của hàng hoá xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế và không tăng như kỳ vọng. Bên cạnh đó, dưới sức ép cạnh tranh của các DN FDI, các DN xuất khẩu trong nước cũng đã tiến hành cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh và xuất khẩu với giá cao hơn. Tuy vậy, số DN xuất khẩu làm được điều này rất ít và cũng chỉ ở một vài lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, nông nghiệp (cà phê). Do đó, việc nâng cao VA của hàng hoá xuất khẩu của các DN trong nước là không đáng kể.

Đối với trường hợp 2, về mặt lý thuyết và thực tế ở nhiều quốc gia thu hút FDI trên thế giới cho thấy FDI có tác động tích cực trong việc làm giảm IC cho hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhờ tác động lan toả tới phát triển CNHT trong nước, giảm nhập khẩu các sản phẩm CNHT phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, từ đó nâng cao VA cho hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại, FDI chưa cho thấy tác động lan toả tích cực của nguồn vốn này tới phát triển ngành CNHT trong nước mà ngược lại, cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI cũng như các DN FDI, trong khi ngành

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 112 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)