Thực trạng xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2018

3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018

3.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018

Số liệu về KNXK, KNNK, tổng KNXNK và cán cân thương mại (CCTM) của Việt Nam giai đoạn 1988-2018 được thống kê trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: KNXK, KNNK và CCTM của Việt Nam giai đoạn 1988-2018 Năm

KNXK KNNK Tổng

KNXNK (Tỷ USD)

CCTM (Tỷ USD) Tr giá

(Tỷ USD)

Tăng trưởng (%)

Tr giá (Tỷ USD)

Tăng trưởng (%)

1988 3,795 2,757 6,552 1,038

1989 4,512 18,89 2,566 -6,93 7,078 1,946

1990 5,156 14,27 2,752 7,25 7,908 2,404

1991 4,425 -14,18 2,338 -15,04 6,763 2,087

1992 5,122 15,75 2,541 8,68 7,663 2,581

1993 6,909 34,89 3,924 54,43 10,833 2,985

1994 9,880 43,00 5,826 48,47 15,706 4,054

1995 13,604 37,69 8,155 39,98 21,759 5,449

1996 7,256 -46,66 11,143 36,64 18,399 -3,887

1997 8,756 20,67 11,151 0,07 19,907 -2,395

1998 9,234 5,46 11,494 3,08 20,728 -2,260

1999 11,520 24,76 11,622 1,11 23,142 0,102

2000 14,449 25,43 15,635 34,53 30,084 -1,186

2001 15,027 4,00 16,162 3,37 31,189 -1,135

2002 16,706 11,17 19,733 22,10 36,439 -3,027

2003 20,716 24,00 25,227 27,84 45,943 -4,511

2004 26,504 27,94 31,954 26,67 58,458 -5,450

2005 32,442 22,40 36,978 15,72 69,420 -4,536

2006 39,826 22,76 44,891 21,40 84,717 -5,065

2007 48,561 21,93 62,682 39,63 111,243 -14,121

2008 62,685 29,09 80,714 28,77 143,399 -18,029

2009 57,096 -8,92 69,949 -13,34 127,045 -12,853

2010 72,237 26,52 84,839 21,29 157,076 -12,602

2011 96,906 34,15 106,750 25,83 203,656 -9,844

2012 114,529 18,19 113,780 6,59 228,309 0,749

2013 132,135 15,37 132,125 16,12 264,260 0,010

2014 150,217 13,68 147,852 11,90 298,069 2,365

2015 162,017 7,86 165,570 11,98 327,587 -3,553

2016 176,632 9,02 174,111 5,16 350,743 2,521

2017 214,019 21,03 211,104 20,80 425,123 2,915

2018 243,480 13,19 236,690 11,10 480,170 6,790

Tổng 1.768,353 1.853,015 3.639,115 -66,652 N.g.u.ồn.: Tổn.g. c.ục. H.ải. qu.a.n. và tính toán của tác giả

Về KNXK: Theo số liệu thống kê trong bảng 3.6, KNXK của Việt Nam tăng đều đặn trong suốt giai đoạn 1988-2018 với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Từ 3,795 tỷ USD năm 1988, KNXK của Việt Nam đã tăng lên 14,449 tỷ USD vào năm 2000, 72,237 tỷ USD vào năm 2010 và đến 2018 đã lên tới 243,48 tỷ USD. Trong suốt 31 năm, KNXK của Việt Nam chỉ giảm trong 3 năm đó là năm 1991, 1996 và 2009 với tốc độ tương ứng là -14,18%; -46,66% và -8,92%. Điều đáng nói là FDI vào Việt Nam năm 1996 và 2009 cũng giảm mạnh so với năm trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Điều này cũng phần nào cho thấy sự tác động cùng chiều của FDI tới KNXK của Việt Nam.

Về KNNK.: Số liệu thống kê trong bảng 3.6 cũng cho thấy xu hướng tăng KNNK của Việt Nam trong suốt giai đoạn 1988-2018. Và cũng chỉ có ba năm 1989, 1991 và 2009 là tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là -6,93%; -15,04% và -13,34%. Giai đoạn 1988-1995, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân của Việt Nam là 22,81%, giai đoạn 1996-2000 giảm xuống còn 15,09%. Tuy nhiên, giai đoạn 2001 - 2005, KNNK hàng hoá của Việt Nam lại tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 19,14% và giữ ổn định ở giai đoạn 2006-2010 với 19,44%. Giai đoạn 2011- 2016, KNNK của Việt Nam có xu hướng giảm, đặc biệt tốc độ tăng trưởng KNNK năm 2016 chỉ còn 5,16% và trong cả giai đoạn này là 12,93%. Tuy nhiên, năm 2017, cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh của xuất khẩu (21,03%), nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh với 20,8% so với năm 2016. Năm 2018, KNNK của Việt Nam vẫn tăng về giá trị so với năm 2017, từ 211,104 tỷ USD năm 2017 lên 236,69 tỷ USD năm 2018, tuy nhiên tốc độ tăng so với năm trước đã giảm từ 20,8% xuống còn 11,1%.

Về tổng KNXNK: Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2018, hệ thống Hải quan đã ghi nhận tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam đạt 480,17 tỷ USD, dấu mốc tăng trưởng cao nhất những năm qua. Cụ thể, năm 2001, tổng KNXNK của cả nước mới chỉ ở con số khiêm tốn 31,189 tỷ USD. Sau 6 năm, tới năm 2007, tổng KNXNK cả nước đã đạt 111,243 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Bốn năm sau, năm 2011, tổng KNXNK đã tăng gấp đôi, đạt 203,656 tỷ USD. Đến năm 2015, tổng KNXNK đạt 327,587 tỷ USD sau 4 năm. Nhưng chỉ mất 3 năm, đến 2018, tổng KNXNK cả nước đã vượt qua mức 480 tỷ USD. Một con số quá ấn tượng.

Về CCTM: Trừ giai đoạn đầu sau đổi mới (1988-1995), từ năm 1996 đến năm 2015, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt CCTM. Đặc biệt, trong toàn bộ thời kỳ chiến lược, CCTM thâm hụt sâu với 81,329 tỷ USD, chiếm tới 20,76% so với tổng KNXK của cả thời kỳ này. Nếu như năm 2001 nhập siêu là 1,135 tỷ USD, chiếm 7,56% KNXK thì đến năm 2010, nhập siêu đã tăng lên 12,062 tỷ USD, chiếm 17,45%

KNXK. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, nhập siêu đã tăng

mạnh (năm 2008 là 18,029 tỷ USD). Tuy nhiên các năm sau đó, nhập siêu giảm dần về gần mức trung bình của toàn thời kỳ 2001-2010. Giai đoạn 2011-2015, nhập siêu giảm đáng kể và đến năm 2012, Việt Nam đã bắt đầu có thặng dư thương mại với 0,749 tỷ USD. Hai năm tiếp theo là 2013 và 2014 tiếp tục xuất siêu với giá trị lần lượt là 0,01 tỷ USD và 2,365 tỷ USD. Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu trở lại với 3,553 tỷ USD. Giai đoạn 2016-2018, Việt Nam xuất siêu với 2,521 tỷ USD năm 2016, 2,915 tỷ USD năm 2017 và 6,79 tỷ USD năm 2018. Đây là một tín hiệu mừng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

3.1.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu a. C.ơ c.ấu. hàng hoá xu.ất kh.ẩu.

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu năm 2018 tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra trong “Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030”. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8%, tăng 1,7% so với năm 2017, tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,2% so với năm 2017 và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9%, giảm 0,3% so với năm 2017. Dẫn đầu về KNXK là các nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Bảng 3.7: 10 nhóm hàng có KNXK cao nhất năm 2018

STT Nhóm hàng KNXK

(Tỷ USD)

Tỷ trọng (%) 1 Điện thoại các loại và linh kiện 49,08 8,40

2 Hàng dệt may 30,49 16,70

3 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 29,32 12,90 4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 16,55 28,20

5 Giày dép các loại 16,24 10,60

6 Gỗ và sản phẩm gỗ 8,91 15,70

7 Phương tiện vận tải và phụ tùng 7,97 3,37

8 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 5,24 2,15

9 Sắt thép 4,55 1,87

10 Sản phẩm từ sắt thép 3,02 1,24

Nguồn: Tổng cục Hải quan và tổng hợp của tác giả b.. C.ơ c.ấu. hàng hoá n.h.ập kh.ẩu.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2018 khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu như: Máy tính và linh kiện điện tử đạt 42,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017; Máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 33,73 tỷ USD,

tương đương năm 2017; Sắt thép các loại đạt 9,9 tỷ USD, tăng 9%; Chất dẻo nguyên liệu đạt 9,1 tỷ USD, tăng 19,6%… Kim ngạch nhóm hàng cần nhập khẩu đạt 210,9 tỷ USD, chiếm khoảng 89% và tăng gần 11%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đạt khoảng 16 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,7%, tăng trưởng 17,7%. Nhìn chung, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần nhập khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất và phục vụ các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, điện tử. Nhập siêu chủ yếu đến từ khu vực thị trường Châu Á, đặc biệt là từ các nước ASEAN và đã có cải thiện về cán cân thương mại với một số thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Bảng 3.8: 10 nhóm hàng có KNNK cao nhất năm 2018

STT Nhóm hàng KNNK

(Tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 42,20 17,83 2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 33,73 14,25 3 Nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may, da giày 23,91 10,10 4 Điện thoại các loại và linh kiện 15,87 6,70

5 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm 14,96 6,32

6 Vải các loại 12,77 5,40

7 Hoá chất và sản phẩm 10,19 4,31

8 Sắt thép các loại 9,89 4,18

9 Than các loại 2,55 1,08

10 Sản phẩm từ kim loại thường 1,74 0,74

Nguồn: Tổng cục Hải quan và tổng hợp của tác giả 3.1.2.3. Thị trường xuất nhập khẩu

a.. Th.ị trườn.g. xu.ất kh.ẩu.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng. Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có hiệu quả. Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định. Tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường đạt mức hai con số như xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,27 tỷ USD, tăng 16,56% so với năm 2017; xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,52 tỷ USD, tăng 13,76%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,82%;

xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,85%. Châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các DN Việt Nam năm 2018 với giá trị xuất khẩu chiếm 43,95%; tiếp theo là châu Mỹ chiếm 23,84%; châu Âu chiếm 19,01%, trong đó EU- 28 chiếm 17,2%; châu Đại Dương chiếm 2% và châu Phi chiếm 1,2%.

Bảng 3.9: KNXK theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018 Thị trường

Xuất khẩu Kim ngạch

(Tỷ USD)

So với năm 2017 (%)

Tỷ trọng (%)

Châu Á 131,36 16,15 53,95

- ASEAN 24,52 13,76 10,07

- Trung Quốc 41,27 16,56 16,95

- Hàn Quốc 18,20 22,85 7,48

- Nhật Bản 18,85 11,82 7,74

Châu Âu 46,30 7,68 19,01

- EU(28) 41,88 9,42 17,20

Châu Mỹ 58,04 10,95 23,84

- Hoa Kỳ 47,53 14,27 19,52

Châu Đại Dương 4,90 21,05 2,01

Châu Phi 2,88 8,18 1,18

Tổng 243,48 13,19 100,00

N.g.u.ồn.: Tổn.g. c.ục. H.ải. qu.a.n.

b.. Th.ị trườn.g. n.h.ập kh.ẩu.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 về giá trị và tỷ trọng được thống kê trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: KNNK theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018

Thị trường Nhập khẩu

Kim ngạch (Tỷ USD)

So với năm 2017 (%)

Tỷ trọng (%)

Châu Á 190,04 9,14 80,29

- ASEAN 31,77 12,23 13,42

- Trung Quốc 65,44 11,68 27,65

- Hàn Quốc 47,50 1,14 20,07

- Nhật Bản 19,01 11,98 8,03

Châu Âu 17,81 18,65 7,53

- EU(28) 13,89 13,95 5,87

Châu Đại Dương 4,41 17,10 1,86

Châu Mỹ 20,33 26,66 8,59

- Hoa Kỳ 12,75 36,42 5,39

Châu Phi 4,10 1,14 1,73

Tổng 236,69 11,12 100,00

N.g.u.ồn.: Tổn.g. c.ục. H.ải. qu.a.n.

C.ó th.ể th.ấy, lý th.u.yết trọn.g. lực. ti.ếp tục. được. c.h.ứn.g. m.i.n.h. là đún.g. đắn. kh.i. ph.ân.

tíc.h. m.ối. qu.a.n. h.ệ g.i.ữa. FD.I. và n.h.ập kh.ẩu., các qu.ốc. g.i.a. mà Vi.ệt N.a.m. n.h.ập kh.ẩu. n.h.i.ều.

h.àn.g. h.oá n.h.ất đều. n.ằm. tron.g. kh.u. vực. ch.âu. Á chiếm tới 80,29% tổng KNNK cả nước.

Tron.g. đó, lớn nhất. là Tru.n.g. Qu.ốc. với. ki.m. n.g.ạc.h. lên tới 65,44 tỷ U.SD. n.ăm. 2018 và c.h.i.ếm.

tỷ trọn.g. 27,65% tổng KNNK, thứ hai là H.àn. Qu.ốc. (với ki.m. n.g.ạc.h. 47,5 tỷ U.SD., c.h.i.ếm. tỷ trọn.g. 20,07%), thứ 3 là ASEAN (với ki.m. n.g.ạc.h. 31,77 tỷ U.SD., c.h.i.ếm. tỷ trọn.g. 13,42%), và thứ tư là N.h.ật B.ản. (với ki.m. n.g.ạc.h. h.ơn. 19,01 tỷ U.SD., c.h.i.ếm. tỷ trọn.g. 8,03%). C.h.âu. M.ỹ là th.ị trườn.g. n.h.ập kh.ẩu. lớn. th.ứ hai c.ủa. Vi.ệt N.a.m. với. ki.m. n.g.ạc.h. 20,33 tỷ U.SD.. Th.ị trườn.g. C.h.âu. Âu. đạt ki.m. n.g.ạc.h. g.ần. 17,81 tỷ U.SD., tron.g. đó, th.ị trườn.g. E.U. đạt ki.m.

n.g.ạc.h. 13,89 tỷ U.SD., c.h.i.ếm. tỷ trọn.g. 5,87% tổng KNNK c.ả n.ước..

Thực trạng xuất nhập khẩu hiện ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu của khối các DN FDI cũng như phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu đầu vào từ các thị trường châu Á truyền thống sẽ không mang lại nhiều giá trị gia tăng và sự phát triển bền vững cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng, đầy đủ những tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam cả trên phương diện tích tực và tiêu cực là vô cùng cần thiết, giúp Việt Nam có thể tìm ra những giải pháp để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xuất nhập khẩu nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)