CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về dòng vốn FDI
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Theo bản Báo cáo về đầu tư thế giới của UNCTAD năm 2018, dòng đầu tư FDI toàn cầu đạt 1.300 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2017. Báo cáo của UNCTAD đã nêu bật lên sự sụt giảm mạnh mẽ của xu hướng đầu tư sử dụng vốn FDI trên toàn cầu.
Trong năm 2018, sự sụt giảm dòng vốn FDI toàn cầu được thể hiện ở cả hai hình thức đầu tư truyền thống, đó là M&A (sử dụng vốn FDI để mua lại hay sáp nhập một cơ sở kinh doanh có sẵn sau đó phát triển nó), và greenfield investment (bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới). Trong đó, greenfield investment - phương thức sử dụng vốn được cho là sẽ bùng nổ trong tương lai, chứng kiến mức giảm 14% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bên cạnh sự thiếu vắng các dự án đầu tư xuyên lục địa M&A lớn và xu hướng tái cơ cấu của doanh nghiệp, còn là sự “thất sủng”
của những nền kinh tế vốn trước đây được xem như “thiên đường đầu tư”, ví dụ Mỹ và Vương quốc Anh (với các mức giảm lần lượt là 40% và 92%). Những bất ổn chính trị, trong đó điển hình là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ cùng các “ông lớn” khác của thế giới và kế hoạch Brexit được cho là nguyên nhân dẫn đến sự thất sủng này.
Năm 2018, các nước đang phát triển Châu Á vẫn là khu vực nhận vốn FDI lớn nhất thế giới với 512 tỷ USD, chiếm 39,38% dòng vốn FDI toàn cầu, tăng 3,9% so với năm 2017. Các quốc gia chính có dòng vốn FDI tăng là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Indonesia và các quốc gia thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng vốn FDI vào Châu Phi tăng 11% so với năm 2017, lên 46 tỷ USD. Sự gia tăng này là do nhu cầu tăng và do đó, giá của một số mặt hàng cơ bản cũng tăng và sự tăng trưởng của đầu tư không liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở một số ít quốc gia. Theo UNCTAD, sự suy giảm vốn FDI ở một số quốc gia lớn của châu Phi, trong đó có Nigeria và Ai Cập, đã được bù đắp bằng sự gia tăng ở các quốc gia khác, bao gồm cả Nam Phi.
Báo cáo của UNCTAD (2018) cũng nhận định rằng, dòng FDI thế giới đang có sự chuyển dịch quan trọng. Theo đó vốn FDI từ các nước phát triển, các tập đoạn MNCs ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước công nghiệp hoá thay vì các nước đang phát triển như những năm trước đây. Sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn FDI vào các nước phát triển (chiếm 54% dòng vốn FDI toàn cầu, so với 46% trong năm 2017) cho thấy sự thay
đổi trong xu hướng chuyển dịch của dòng FDI thế giới cũng như sự thay đổi trong xu hướng đầu tư của các nhà kinh doanh. Mặc dù FDI thế giới suy giảm song Mỹ vẫn là quốc gia thu hút FDI số 1 thế giới, tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có hai nguyên nhân chính khiến dòng vốn FDI đang có xu hướng quay trở lại các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: (1) các nước đang phát triển đã giảm lợi thế về nhân công và (2) các nước phát triển lại có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao và thị trường tiêu thụ lớn. Trung Quốc là điểm đến quan trọng thứ hai trên toàn cầu, là nước có tỷ lệ lớn nhất các dự án FDI trong khu vực. Nhìn chung, tỷ trọng đầu tư FDI từ EU vào Trung Quốc trong tổng FDI của EU ra nước ngoài còn thấp, từ 2003 đến 2015 hầu như không vượt quá 2%về lưu lượng vốn và chưa tới 7% các dự án FDI. Nhiều DN EU quan ngại về những vấn đề mà họ cho là rào cản trong tiếp cận thị trường của Trung Quốc và phân biệt đối xử với nhà đầu tư EU hoạt động tại Trung Quốc, cùng với sự chi phối của DNNN trong một số ngành. Tuy nhiên, các cam kết mới đây của Chính phủ Trung Quốc về cải thiện môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài cùng với các chính sách để thúc đẩy mở cửa hơn nữa nền kinh tế và có thể là quan hệ có đi có lại được khởi xướng từ Báo cáo chung Quan hệ Kinh tế EU-Trung Quốc đến 2025, đã thiết lập bối cảnh cho sự gia tăng đầu tư FDI từ EU tới Trung Quốc và FDI từ Trung Quốc tới EU. Đối với đầu tư FDI từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc, dưới thời Tổng thống Donald Trump, vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Trung Quốc đã sụt giảm kể từ năm 2012. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là nguồn cung cấp đầu tư FDI chính ở Trung Quốc với tỷ trọng trên 10%tổng FDI vào Trung Quốc.
Theo FDImarkets (2017), trong số 10 ngành có sự di biến động FDI lớn nhất thế giới, có một nửa là các nghành công nghiệp dựa trên dịch vụ. Trong số các dự án đầu tư mới vào ASEAN, các Con hổ Châu Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) có tỷ lệ thu hút đầu tư phi dịch vụ khá cao như dệt may, máy móc/thiết bị công nghiệp, ô tô, xe máy, điện tử, sản phẩm tiêu dùng và chế biến thực phẩm cũng như đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu kim loại, nhựa, hóa chất, bao bì. Đối với những ngành có mức độ di biến động FDI cao nhất, tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) cao khá nhất quán ở hầu hết các ngành. Trong nhóm các quốc gia ASEAN, 6/20 ngành có chỉ số CAGR cao nhất cho giai đoạn 2011- 2016 có sự khác biệt so với 20 ngành có tốc độ tăng trưởng toàn cầu cao nhất, là: (1) năng lượng thay thế & tái tạo; (2) đồ uống; (3) gốm sứ & thủy tinh; (4) linh kiện điện tử; (5) hàng điện tử tiêu dung; (6) khách sạn, du lịch. Nhìn chung, ngành có mức tăng trưởng FDI cao nhất là bất động sản. Lĩnh vực năng lượng thay thế và tái tạo cũng đang có sự tăng trưởng nhanh trong vòng 10 năm qua. Điện tử tiêu dùng, dược phẩm, thực phẩm & thuốc lá là những ngành tăng trưởng chậm nhất trong nhóm khu vực, nhưng vẫn đang có CAGR ấn tượng.
Hình 4.1: 20 ngành có đầu tư FDI hàng đầu theo tốc độ tăng trưởng của ASEAN Nguồn: FDImarkets, 2017 Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp thế giới kéo theo sự thay đổi trong xu hướng đầu tư của các nhà kinh doanh đã dẫn tới sự thay đổi trong xu hướng dịch chuyển của dòng FDI toàn cầu. Cơ hội thu hút dòng vốn FDI chất lượng có hàng lượng công nghệ cao sẽ thuộc về các quốc gia có nền tảng phát triển kinh tế ổn định, chất lượng nguồn nhân lực tốt, điều kiện kinh doanh thuận lợi và các chính sách thu hút phù hợp. Do vậy, để đón dòng dịch chuyển vốn FDI thế hệ mới của thế giới, Việt Nam cần có những thay đổi mang tầm chiến lược trong thời gian tới.
4.1.2. Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức đặc thù, đó là vốn FDI thu hút đạt kỷ lục nhưng vẫn hạn chế về “hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng”. Sự thống trị của các dự án chế tạo, chế biến trong nhóm tìm kiếm thị trường, thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng tương đối thấp đã kéo theo dòng vốn FDI vào Việt Nam cao nhưng giá trị gia tăng trong nước lại tương đối thấp, việc làm có mức lương thấp, hiệu ứng lan toả kém và một “nền kinh tế kép”, lạm dụng ưu đãi, chênh lệch về kỹ năng ngày càng lớn và rủi ro rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Đây chính là những hạn chế còn tồn tại của dòng FDI thế hệ cũ và hiện tại ở Việt Nam. Để có thể khắc phục những hạn chế này, vào tháng 4 năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới đã công bố Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030. Điểm nhấn chính của “Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới” chính là sự dịch chuyển trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho sản phẩm của Việt Nam
sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai. Nhờ đó, có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI.
Hình 4.2 chỉ rõ những đổi mới cần thiết về cách tiếp cận để thu hút FDI thế hệ mới vào Việt Nam trong thời gian tới.
Hình 4.2: Những thay đổi về cách tiếp cận trong thu hút FDI thế hệ mới Nguồn: Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư & WB Về lĩnh vực đầu tư, các chuyên gia WB đã chỉ ra các lĩnh vực ưu tiên mới đó là:
công nghiệp ô tô, xe máy; CNHT (sản xuất kim loại, khoáng chất, hoá chất, nhựa phẩm cao cấp và linh kiện công nghệ cao); máy móc, thiết bị công nghiệp; logistics;
sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao; công nghệ môi trường; năng lượng tái tạo; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng với đó là các ngành dịch vụ xuyên suốt quan trọng cần tiếp tục mở cửa để tạo điều kiện tiếp tục tăng trưởng như dịch vụ tài chính
Động cơ hàng đầu của nhà đầu tư - Chi phí nhân công thấp
- Dịch vụ tiện ích chi phí thấp - Phân tán rủi ro khỏi Trung Quốc
Xúc tiến đầu tư
Thụ động, mở cửa liên ngành “khi nhà đầu tư tới”
Xúc tiến đầu tư
Chủ động, có mục tiêu “để thu hút nhà đầu tư chúng ta mong muốn”
Công cụ Marketing chính Ưu đãi rộng rãi để thu hút nhà đầu tư
dựa trên lợi thế chi phí ngắn hạn
Công cụ Marketing chính Chiến lược chính thống theo ngành để thu hút nhà đầu tư dựa trên lợi thế
cạnh tranh dài hạn Các ưu đãi tập trung vào
Ưu đãi thuế dựa trên giá trị FDI
Các ưu đãi tập trung vào Ưu đãi thuế dựa trên hiệu quả
Trên cơ sở VA trong nước Vai trò của IPA
Phê duyệt và giám sát đầu tư Vai trò của IPA
Xúc tiến và tạo điều kiện cho đầu tư Kết quả
- Nền kinh tế kép với hàm lượng trong nước thấp
- Tác động bất lợi đối với môi trường
Kết quả
- Gia tăng nhiều hơn giá trị trong nước - Đổi mới môi trường tích cực
Động cơ hàng đầu của nhà đầu tư - Kỹ năng nghề cao
- Công nghệ hiệu quả nguồn lực - Vị trí tốt trong FTA, ASEAN Tình hình hiện nay Mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới
và giáo dục. Bên cạnh đó, cũng không quên các loại hình FDI cơ bản, những lĩnh vực đã làm nên thành công của Việt Nam trong thu hút FDI.
Về chính sách ưu đãi, chính sách ưu đãi thu hút FDI trong “Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới” chuyển từ ưu đãi dựa trên lợi nhuận sang ưu đãi dựa trên hiệu quả.
Việt Nam cần xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và thiết lập một khung chính sách ưu đãi mới với sự cân bằng giữa chính sách ưu đãi dựa trên lợi nhuận với chính sách ưu đãi dựa trên hiệu quả trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào chính sách miễn thuế có thời hạn, miễn thuế có thời hạn một phần cũng như các chế độ thuế suất ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu để thu hút FDI. Tuy nhiên, cơ chế này đã không còn phù hợp khi Việt Nam thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, dòng FDI mang tính đổi mới sáng tạo, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có trình độ và tay nghề cao.
Về đối tác đầu tư, mặc dù Việt Nam hiện đang thu hút hiệu quả FDI từ các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng về dài hạn, phải thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư từ EU và Mỹ để đa dạng hoá nguồn vốn FDI. Đồng thời, tận dụng đầu tư từ khu vực này cho các hoạt động mang lại VA cao hơn, cũng như tăng cường CGCN cho khối kinh tế tư nhân trong nước. Bên cạnh hàng rào thuế quan được xoá bỏ thì Việt Nam cũng cần phải cải thiện môi trường đầu tư như cải thiện thủ tục hành chính và đồng bộ hoá với EU và Mỹ.
Hình 4.3 chỉ rõ những đổi mới cần thiết về để thu hút FDI thế hệ mới vào Việt Nam trong thời gian tới.
Hình 4.3: Những thay đổi về chính sách trong thu hút FDI thế hệ mới
Nguồn: Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư & WB
“Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới” được thực hiện thành công sẽ làm gia tăng sự đóng góp của khu vực FDI trong nâng cao năng suất, kích thích đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh quốc tế hoá, nâng cao giá trị gia tăng, duy trì tăng trưởng kinh tế “xanh”, cải thiện thu nhập cho người lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các địa phương trên cả nước.