Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về Ban Quản lý khu công nghiệp
1.1.2. Ban Quản lý khu công nghiệp
Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình như Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp hỗ trợ, Khu Công nghiệp sinh thái. Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các hoạt động xuất khẩu. Việc thành lập KCX ở hầu hết các nước đều áp dụng theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với khu công nghiệp hỗ trợ, là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp sinh
thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Trong các KCN, các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khác có thể hợp tác với nhau, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu...trong quá trình sản xuất kinh doanh, gọi là cộng sinh công nghiệp. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong Khu công nghiệp có khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, gồm các khu chức năng trong đó KCN là khu chức năng chính. Bên cạnh đó, khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ này có thể là các phân khu chức năng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cần thiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững của KCN. Mục tiêu của hoạt động đầu tư xây dựng này là để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp. Để đạt được mục tiêu phát triển các KCN, Nhà nước cần xác định mục tiêu cho từng lính vực. Trên cơ sở đó, xây dựng các chính sách, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, thực hiện quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực hoạt động, các chủ thể đầu tư, kinh doanh (doanh nghiệp và thương nhân), khuyến khích, hỗ trợ khoa học công nghệ, lao động.
Theo quy định của pháp luật, quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển khu công nghiệp.
Thứ hai, Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế;
xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.
Thứ ba, cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp.
Thứ tư, Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thứ năm, hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Mặc dù có nhiều cơ quan tham gia quản lý KCN, nhưng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý đối với KCN phát huy hiệu lực, hiệu quả, cần phải có một cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm chính, làm đầu mối, trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả quản lý. Do đó, cần phải thành lập Ban quản lý các KCN, KKT.
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là “Cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.”[14]
1.1.2.2. Đặc điểm của Ban Quản lý khu công nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu cần thiết cần phải thành lập ra một cơ quan trực tiếp quản lý đối với KCN và dựa trên các quy định của pháp luật đối với Ban Quản lý các khu công nghiệp có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, là cơ quan quản lý nhà nước
là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệpdựa trên các quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ban quản lý KCN còn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.
Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Ban quản lý KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của BQLKCN theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế [14], bao gồm: 1 Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban và bộ máy giúp việc. Trong đó, Trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban. Bộ máy giúp việc bao gồm: Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu và các tổ chức phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản
lý khu công nghiệp, trên cơ sở các quy định hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và quy định của pháp luật. Điều kiện thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ cũng được pháp luật quy định cụ thể “Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các mảng, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp”. Quy định về số lượng biên chế cũng khá rõ ràng “01 Phó Trưởng phòng đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ từ 07 đến 09 biên chế được bố trí và không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ từ 10 biên chế trở lên”.Ban quản lý KCN được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng.Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thứ ba, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của các chủ thể trong các Khu Công nghiệp nhất định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của BQLKCN là tham gia ý kiến, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển KCN, xúc tiến đầu tư phát triển KCN. Ngoài ra, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quanxây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Trực tiếp quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, Ban quản lý KCN còn thực hiện chức năng quản lý đối với lĩnh vực xây dựng, lao động, kinh doanh, thương mại, môi trường thông qua sự ủy quyền từ các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền ủy quyền. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của BQLKCN được thực hiện theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP [14], của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu
kinh tế.
Mục tiêu quản lý nhằm đảm bảo là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn.
Phương pháp quản lý: Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước đối với KCNthông qua các hoạt động như tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc;
phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm địnhkiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp; Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp; quản lý thông qua hoạt hoạt động cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép; Chủ trì thực hiện kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp; Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình:
Xây dựng và phát triển khu công nghiệp….