Những yếu tố cấu thành địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.2. Địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công nghiệp

1.2.2. Những yếu tố cấu thành địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công nghiệp

Địa vị pháp lý của tổ chức, cá nhân là khái niệm được dùng khá phổ biến.

Tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện về địa vị pháp lý của một chủ thể cụ thể. Địa vị pháp lý của Ban quản lý KCN được xác định bởi pháp luật ở những khía cạnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là ở các yếu tố sau đây:

1.2.2.1. Cơ sở pháp lý để thành lập ra Ban Quản lý Khu Công nghiệp Học tập kinh nghiệm thành công trong phát triển mô hình KCX của các

nước Đông Á, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã cho thành lập các khu vực tập trung có cơ sở hạ tầng đặc biệt để có thể thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều ưu đãi với ít thủ tục hành chính.

Áp dụng việc phát triển mô hình KCX ngày 18/10/1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 322-HĐBT về quy chế Khu chế xuất, Nghị định được ban hành làm cơ sở cho sự ra đời của các KCX. Ngày 25/11/1991 Chủ tịch HĐBT ra Quyết định số 394/CT về việc thành lập Khu chế xuất Tân Thuận.

Tiếp nối việc áp dụng thành công và hiệu quả mô hình KCX trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngày 28/12/1994 Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 192-CP về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp. Để quản lý hoạt động của KCX này, ngày 26/2/1992 Chủ tịch HĐBT ra Quyết định số 62/CT về việc thành lập Ban quản lý Khu chế xuất Tân Thuận. Đây là mô hình cơ quan quản lý khu vực lãnh thổ đặc biệt đầu tiên xuất hiện trong hệ thống bộ máy chính quyền Trung ương của Việt Nam [10], [17].

Từ thực tiễn nêu trên BQL được thành lập ra trong bối cảnh phát triển các KCX, KCN, KKT cần thiết phải có cơ quan chuyên ngành quản lý thay cho các cơ quan chuyên môn trong vấn đề quản lý các khu KCX, KCN, KKT dưới sự ủy quyền, phân quyền từ các cơ quan chuyên môn nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều ưu đãi với ít thủ tục hành chính. Đây chính là mấu chốt để Chính phủ thành lập ra BQLKCN. Ban Quản lý các khu công nghiệp ban đầu nó là cơ quan thuộc Thủ tướng CP chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, có chức năng tư vấn, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề quản lý các KCN. Từ năm 2000 đến nay, Ban Quản lý các KCN là cơ quan thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để ngày càng hoàn thiện mô hình BQLKCN nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần xây dựng đất nước và QLNN đối với KCN ngày càng hiệu quả hơn.

1.2.2.2. Vị trí, vai trò của Ban Quản lý khu công nghiệp

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển các

KCN, Ban Quản lý ban đầu xuất hiện với vai trò mờ nhạt trong bộ máy QLNN.

Theo thời gian vị trí, vai trò của BQLKCN ngày càng được quy định rõ ràng và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước tiến tới CNH – HĐH.

Tiền thân của Ban Quản lý các KCN là “Văn phòng quản lý các KCN tập trung” Theo Quyết định số 595/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Văn phòng quản lý các KCN tập trung, ngày 27/8/1996 sau là BQLKCN Việt Nam Văn phòng này là cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nhưng tổ chức và bộ máy nằm trong Văn phòng Chính phủ, hoạt động thông qua Văn phòng Chính phủ với với chức năng “giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và quản lý các KCN tập trung và các KCX trên địa bàn cả nước” [27].

Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển BQLKCN về trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyết định này không làm mất đi vai trò chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong QLNN đối với các KCN.

Thay vì chỉ đạo trực tiếp thì lúc này Chính phủ chỉ đứng đằng sau chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý KCN, KKT.

Tại điều 61 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế như sau [14]:

“Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, còn về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, về chuyên môn nghiệp vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.”

“Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước

cấp theo kế hoạch hàng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)