Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp của cả nước nói chung

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 83 - 92)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp của cả nước nói chung

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các khu công nghiệp của cả nước nói chung

3.2.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp

Cơ quan trực tiếp tham mưu về công tác quản lý, phát triển đối với KCN, KKT hiện nay là Vụ Quản lý các KKT thuộc Bộ KH & ĐT với chức năng giúp Bộ trưởng Bộ KH & ĐT thực hiện quản lý nhà nước về KCN. Với tổ chức bộ máy, chức năng, quyền hạn của Vụ Quản lý các KKT trực thuộc Bộ KH & ĐT như hiện nay chưa đáp ứng được quy mô, nhu cầu quản lý với sự phát triển KCN trên cả nước.

Hệ thống tổ chức QLNN đối với các KCN của nước ta từ năm 2000 đến nay

Bảng 3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp từ năm 2000 đến nay

Do mô hình tổ chức QLNN đối với các KCN không còn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển nên Thủ tướng CP đã ra quyết địnhsố 100/QĐ-TTg của Thủ tướng CP ngày 17/8/2000 về việc chuyển giao các BQLKCN cấp tỉnh về cho địa phương, trong đó điều chỉnh tổ chức như sau:

Chuyển giao BQLKCN Việt nam về Bộ KH&ĐT, tổ chức sắp xếp lại đầu mối

CÁC BQLCKCN

CẤP TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP TỈNH BỘ KẾ HOẠCH

VÀ ĐẦU TƯ

( VỤ QUẢN LÝ CÁC KKT)

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANH BỘ

CHÍNH PHỦ

1. Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp 2. Quan hệ phối hợp của các cơ quan

3. Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

này vào vụ Quản lý KCN, KCX thuộc Bộ KH&ĐT; Đối với các BQLKCN cấp tỉnh: phân cấp và chuyển giao cho UBND cấp tỉnh nơi có KCN trực tiếp quản lý về đầu mối tổ chức;về cơ bản, các bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh nơi có KCN vẫn thực hiện chức trách, thẩm quyền QLNN đối với KCN theo quy chế KCN, KCNC ban hành theo Nghị định 36/CP của Chính phủ.

Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm trong mô hình quản lý trước đó và điều quan trọng hơn là thực hiện được sự phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý KCN cấp tỉnh đối với một số vấn đề thực hiện nhiệm vụ QLNN tại KCN trên địa bàn cấp tỉnh. Bước đầu tạo ra hướng mới và có cách nhìn tổ chức quản lý và phát triển KCN một cách thực tế và có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Nhược điểm: Mô hình tổ chức quản lý KCN hiện tại ở cấp Trung ương không rõ và mờ nhạt về đầu mối tổ chức chuyên trách, thực hiện quyền quản lý KCN. Các BQL KCN cấp tỉnh về cơ bản vẫn chưa xác định được rõ tính chất, loại hình tổ chức cơ quan này có thuộc cơ quan QLNN hay không, nên vẫn thực hiện công việc quản lý đối với KCN theo cơ chế ủy quyền của các bộ, ngành Trung ương.

Theo mô hình này, tuy có Vụ quản lý các KKT trong bộ máy tổ chức của Bộ KH&ĐT, nhưng lại không có tư cách pháp nhân công quyền và không đủ thực quyền, chủ yếu làm chức năng tham mưu, nên khó có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng tăng và phức tạp của KCN.

Như vậy, cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kiện toàn về hệ thống tổ chức bộ máy Vụ Quản lý các KKT trực thuộc Bộ KH&ĐT thành “Ủy ban quản lý KKT” trực thuộc Chính phủ, là cơ quan quản lý nhà nước giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với các KCN, KKT trên phạm vi cả nước có cơ quan trực thuộc dưới chính quyền địa phương là BQLKCN; thực hiện chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển các KCN, KKT, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh quan trọng, liên ngành liên quan tới hoạt động của KCN, KKT. Tổ chức bộ máy quản

lý nhà nước đối với KCN theo mô hình này để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay.

Bảng 3.2. Mô hình kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở nước ta

ỦY BAN QUẢN LÝ CÁC KKT

CÁC KCN

BQLCKCN CẤP TỈNH

UBND CẤP TỈNH CÁC BỘ,

QUAN

NGANG BỘ

CHÍNH PHỦ

1. Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp 2. Quan hệ phối hợp của các cơ quan

3. Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy QLNN đối với các khu công nghiệp ở nước ta.

Thứ nhất, tổ chức QLNN KCN phải hợp lý, rõ đầu mối, đủ thực quyền và trách nhiệm để đảm đương những nhiệm vụ quản lý các đơn vị cơ sở đa dạng cấu thành KCN, KCX thuộc nhiều loại hình khác nhau, như: QLNN (BQL);

quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhiều ngành nghề khác nhau (các doanh nghiệp); doanh nghiệp sự nghiệp có thu (một số công ty phát triển hạ tầng KCN); quy mô rất đa dạng đã và sẽ hình thành trong KCN.

Thứ hai, phản ánh được tính “đặc thù” của đối tượng quản lý nhưng phải gắn chặt với hệ thống tổ chức quản lý kinh tế quốc dân thống nhất. Tính “đặc thù” của KCN đòi hỏi phải có mô hình tổ chức quản lý “đặc biệt” thể hiện vị trí, tính chất, loại hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ.

Thứ ba, tổ chức quản lý phải gọn nhẹ, theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”, tính độc lập cao, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, khả năng xử lý mau lẹ, nhằm tạo được sự hấp dẫn thu hút đầu tư (nhất là FDI) vào KCN.

Thứ tư, bộ máy tổ chức phải đủ trình độ và năng lực điều hành, quản lý những vấn đề sản xuất, kinh doanh và sản phẩm kỹ thuật cao của các ngành công nghiệp có tầm quốc tế.

Lập cơ quan đầu mối ở Trung ương trực thuộc Chính phủ là “Ủy ban quản lý các KKT” quản lý trực tiếp đối với BQLKCN cấp tỉnh, Ban Quản lý cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các KCN, là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi vận hành, trực tiếp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của nhà đầu tư phát triển hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp trong KCN liên quan đến đầu tư, xây dựng, lao động, môi trường, kinh doanh trong quá trình hoạt động. Việc phát triển tổ chức quản lý nhà nước theo xu hướng này giúp tinh giản, hình thành một đầu mối quản lý đối với KCN, KKT tại địa phương, tạo điều kiện cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư trong

KCN, KKT, góp phần vào đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển KCN, KKT

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với Ban Quản lý các khu công nghiệp

a. Ban hành Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế

Để giải quyết những vấn đề còn chồng chéo, chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến KCN, KKT tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn để thu hút đầu tư, Chính phủ cần phải nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật KCN, KKT và có các nghị định, thông tư hướng dẫn như đối với các luật chuyên ngành khác theo cơ chế đặc thù tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, thu hút đầu tư và phát triển các KCN, KKT. Đồng thời, ban hành thống nhất “Mẫu quy chế phối hợp” giữa Ban Quản lý với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” áp dụng tại các BQL làm cơ sở pháp lý cao nhất để tạo cơ chế quản lý các KCN, KKT hoạt động hiệu quả và phát triển ổn định, bền vững. Trong đó, phân định rõ ràng trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương, làm cơ sở thực hiện một cách thống nhất trên toàn quốc, tránh tình trạng mỗi tỉnh, thành phố có một quy chế phối hợp riêng như hiện nay.

Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực hiện. Trước mắt, cần phải thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển KKT, KCN trực thuộc Chính phủ nhằm tăng thẩm quyền và hỗ trợ BQLKCN giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý Nhà nước đối với KKT, KCN.

b. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

Ban quản lý là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN trên địa bàn. Các Sở, ngành; quận, huyện, thị xã khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các KCN có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban Quản lý, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về KCN thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động

theo quy định của pháp luật. Để thực hiện được điều đó cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa Ban Quản lý, các cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị, tổ chức có liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN.

Ban Quản lý các KCN chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng dự thảo quy chế phối hợp hoạt động hiệu quả trình UBND tỉnh phê duyệt.

Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Sở, ngành và UBND cấp huyện. Trong quá trình áp dụng không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và không cản trở công việc của mỗi cơ quan. Nội dung cần phối hợp là những nội dung mà các quy định hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN chưa được đề cập hoặc có đề cập nhưng trong quá trình thực hiện còn chồng chéo, bất cập.

c. Quy định thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban Quản lý khu công nghiệp

Ban quản lý các KCN là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, có thể xác định BQLKCN là cơ quan quản lý nhà nước đặc thù thuộc UBND tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhưng trên thực tế ban quản lý các KCN chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ theo sự ủy quyền. Việc phân cấp, ủy quyền cho ban quản lý các KCN vẫn duy trì theo cơ chế ủy quyền từ các sở, ngành mà không phải do Bộ chuyên ngành phân cấp trực tiếp hoặc do UBND tỉnh trực tiếp ủy quyền. Trong khi đó, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền trong việc ủy quyền cho các Ban Quản lý KCN, KKT thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ. Điều đó dẫn tới cùng một nhiệm vụ nhưng có nơi Ban Quản lý KCN, KKT được ủy quyền, có nơi chưa được ủy quyền, tùy thuộc vào quan điểm của từng địa phương. Thứ hai, một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý KCN, KKT vẫn trong tình trạng bị một số Luật khác chi phối, Điều này dẫn tới sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước giữa các cơ quan quản lý, cũng như sự không thống nhất trong quản lý nhà nước đối với các KCN giữa các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và bị động trong việc hướng dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN, KKT. Để giải quyết vấn đề này:

Thứ nhất, về ủy quyền, Chính phủ nên có văn bản thống nhất quy định rõ chỉ có cơ quan quản lý nhà nước cấp trên mới được ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới. Không có trường hợp ủy quyền cùng cấp hoặc ủy quyền ngược không phù hợp với phân cấp hành chính, lãnh thổ như các cơ quan chuyên môn không được phép ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước, hoặc cấp cơ sở ủy quyền cho cấp thành phố.

Thứ hai, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với KCN, KCX, KKT các tỉnh, thành trong cả nước, Chính phủ, Quốc hội xem xét, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý của Ban Quản lý. Nên giao nhiệm vụ cho Trưởng ban và Trưởng ban nên chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thứ ba, tăng cường phân cấp giữa Trung ương và địa phương, tạo điều kiện để các cơ quan địa phương trở thành người vận hành và trực tiếp quản lý các hoạt động của KKT. Việc phân cấp đi cùng với phân định trách nhiệm để tránh chồng lấn, chồng chéo giữa các cơ quan liên quan.

Về mặt cơ cấu tổ chức, biên chế hành chính, sự nghiệp của Ban Quản lý các KCN, KKT, chưa thống nhất giữa các địa phương trên cả nước. Qua thống kê từ các báo cáo của Ban Quản lý KCN, KKT trên cả nước thì cơ cấu tổ chức còn khác nhau: trong 65 Ban Quản lý có báo cáo, ngoài bộ phận Văn phòng có ở 100% các Ban Quản lý; có hơn 40% các Ban Quản lý có Phòng Đầu tư, Phòng Doanh nghiệp và Phòng Quy hoạch Xây dựng riêng; còn lại việc tổ chức các phòng rất khác nhau (các chức năng như lao động, xuất nhập khẩu, môi trường, kế hoạch…tuỳ ở từng Ban Quản lý các tỉnh có thể tách riêng hoặc gộp chung vào một phòng). Bên cạnh đó, việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý KCN, KKT cũng không thống nhất. Ngoài các trung tâm dịch vụ hỗ trợ đầu tư, việc làm, công ty phát triển hạ tầng, một số Ban Quản lý còn thành lập các loại hình đơn vị sự nghiệp khác như: trường dạy nghề, Ban đền bù giải

phóng mặt bằng, trung tâm quan trắc môi trường…

Vì vậy, để hạn chế sự cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư, cũng như áp dụng không đồng nhất trong chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BQLKCN ở các địa phương, cần phải xây dựng “Luật KCN, KKT” là khung pháp lý cao nhất quy định quy định cụ thể, thống nhất về các phòng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như số lượng biên chế trong mỗi phòng cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho các BQLKCN thực hiện cơ chế hành chính "một cửa tại chỗ" và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước KCN, KKT.

d. Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng thanh tra, kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với Ban Quản lý các khu công nghiệp

Ban Quản lý khu công nghiệp là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN trên địa bàn. Các Sở, ngành; quận, huyện, thị xã khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các KCN có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của BQLKCN, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về KCN thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật. Để thực hiện được điều đó cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa BQLKCN, các cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị, tổ chức có liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN.

Ban Quản lý khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng dự thảo quy chế phối hợp hoạt động hiệu quả trình UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Sở, ngành và UBND cấp huyện.

Trong quá trình áp dụng không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và không cản trở công việc của mỗi cơ quan. Nội dung cần phối hợp là những nội dung mà các quy định hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN chưa được đề cập hoặc có đề cập nhưng trong quá trình thực hiện còn chồng chéo, bất cập.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)