Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Cơ sở thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 13/5/2003, theo Quyết định số 96/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương. Ban quản lý các KCN Tỉnh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương có Trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, một số Phó Trưởng ban, một số ủy viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương bổ nhiệm và Bộ máy giúp việc theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được sửa đổi và thay thế bằng Điều 39 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế [30], [11], [12].
Thời điểm bắt đầu thành lập ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương có 09 cán bộ, công chức với 02 phòng chuyên môn. Đến nay, tổ chức bộ máy và cán bộ của BQL đã được củng cố, kiện toàn và ngày càng được hoàn thiện, phát triển lớn mạnh, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao. Đến năm 2017, cơ cấu tổ chức của BQL đã phát triển bao gồm 07 phòng chuyên môn: Văn phòng, Phòng Hỗ trợ giám sát đầu tư, Phòng Quản lý đầu tư, Phòng Quản lý quy hoạch- xây dựng, Phòng Quản lý tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý lao động, Phòng đại diện Ban Quản lý tại KCN và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm giới thiệu việc làm.
Căn cứ Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 18/7/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các khu công nghiệp. Tổ chức bộ máy của BQLKCN tỉnh Hải Dương thông qua sơ đồ như sau [34]:
- Lãnh đạo Ban, gồm: 01 Trưởng Ban và 03 Phó trưởng Ban.
- Tổ chức 8 phòng chuyên môn và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, bao gồm:
+ Văn phòng;
+ Phòng đại diện BQL tại khu công nghiệp;
+ Phòng Quản lý đầu tư;
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp;
+ Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường;
+ Phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng;
+ Phòng Quản lý lao động;
+ Phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư.
+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương là Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ việc làm, Hỗ trợ doanh nghiệp khu công nghiệp.
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương
(Nguồn: Văn phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương) Văn phòng: Là một bộ phận cấu thành của Ban quản lý các KCN Tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban quản lý về lĩnh vực:
quản trị hành chính; tổ chức, bộ máy; kế toán, tài chính; văn thư, lưu trữ; thi đua, khen thưởng; báo cáo, tổng hợp; đôn đốc kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính và công việc nội bộ khác theo quy định.
Trưởng ban
Phó Trưởng
ban
Trung tâm TV, DV việc làm, hỗ trợ DN KCN
Phòng QL Đầu tư
Phòng QL Lao động
Phòng Hỗ trợ và giám
sát hoạt động đầu tư
Phòng QL Quy
hoạch và xây dựng
Văn phòng
Phòng Đại diện BQL tại KCN
Phó Trưởng
ban
Phó Trưởng
ban
Phòng QL Tài nguyên
môi trường
Phòng Quản
lý Doanh nghiệp
Phòng quản lý tài nguyên và môi trường: Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Ban; có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ban thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng dẫn, phân cấp của các cấp có thẩm quyền.
Phòng quản lý đầu tư: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban QL nhà nước về lĩnh vực đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Phòng quản lý quy hoạch, xây dựng: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ trong KCN theo quy định.
Phòng quản lý lao động: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động trong KCN theo ủy quyền và quy định của pháp luật.
Phòng đại diện ban quản lý tại KCN: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban trong công tác nắm bắt tình hình, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và hỗ trợ quá trình triển khai dự án của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KCN theo quy định của pháp luật.
Phòng hỗ trợ giám sát đầu tư: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ giám sát đầu tư trong các KCN thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban.
Trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp KCN: Là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm và các dịch vụ khác liên quan đến dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, QL trực tiếp của Ban; đồng
thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.