Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các Khu công nghiệp tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 33 - 37)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.3. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các khu công nghiệp ở một số nước và vùng lãnh thổ các nước trên thế giới

1.3.1. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các Khu công nghiệp tại Thái Lan

Chính phủ thành lập ra BQLKCN với chức năng“giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và quản lý các KCN tập trung và các KCX trên địa bàn cả nước”. Về sau Chính phủ không còn đóng vai trò chỉ đạo trực tiếp đối với BQLKCN nữa mà chuyển BQLKCN về trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chức năng “quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.” nó được quy định trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế [14].

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu công nghiệp phản ánh địa vị pháp lý hành chính của nó. Sự phát triển của các KCN, KKT có vai trò đóng góp rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vì vậy việc củng cố, bổ sung thêm các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BQLKCN ngày càng được mở rộng hơn và tăng dần tương ứng với sự gia tăng quyền tự quyết của chính quyền cấp tỉnh, và phần nhiều hướng đến làm thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các khu công nghiệp.

1.3. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các khu công nghiệp ở một số nước và vùng lãnh thổ các nước trên thế giới

1.3.1. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan quản lý các Khu công nghiệp tại Thái Lan

Thái Lan phát triển mô hình KCN, KCX từ năm 1970. Mô hình KCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và các khu dịch vụ. Các KCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc

thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan-Board of Investment (BOI);

hoặc thành viên của Hiệp hội KCN Thái Lan - Thailand Industrial Estates Association (TIEA); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Hiện nay, IEAT đang trực tiếp vận hành 11 KCN và cùng với các đối tác khác vận hành 45 KCN (tổng cộng là 56 KCN) trên cả nước.

Quản lý nhà nước về KCN tại Thái Lan được tổ chức tập trung tại cấp Trung ương với vai trò đầu mối là cơ quan quản lý KCN Thái Lan (IEAT) là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp, được thành lập vào năm 1972 theo Tuyên bố số 339 của Hội đồng quốc gia Thái Lan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước và thống nhất phát triển KCN Thái Lan, ngoài ra IEAT còn có chức năng kinh doanh, được thể hiện bằng việc thành lập và tổ chức hoạt động các KCN, đảm bảo sự phối hợp giữa các KCN. Bên cạnh đó, IEAT còn thực hiện một số chức năng theo phân cấp, ủy quyền từ chính quyền Trung ương cho các cơ quan địa phương. IEAT đảm nhiệm một số lĩnh vực trong KCN như: bảo vệ môi trường, an toàn lao động, sử dụng đất, quản lý và xúc tiến xuất nhập khẩu, phát triển hạ tầng (điện, nước, điện thoại, mua bán hàng hóa, nhà ở và đường giao thông)…, quản lý nhà nước về KCN tại Thái Lan không thành lập cơ quan quản lý nhà nước về KCN cấp tỉnh. Có thể tóm tắt sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về KCN của Thái Lan như sau:

Cấp chính sách bao gồm Bộ Công nghiệp và Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng ban hành chính sách chung về phát triển công nghiệp, KCN; chỉ định và thành lập Ban điều hành ủy ban quản lý KCN.

Cấp điều hành là Ban Điều hành IEAT với chức năng ban hành quy chế điều hành nội bộ, tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự; quyết định giá bán đất, giá cung cấp dịch vụ, phí bảo trì trong KCN; quyết định việc kéo dài thời gian lưu trú của chuyên gia nước ngoài làm việc tại các KCN vượt quá thời hạn lưu trú cho phép tại Luật di trú; ban hành tiêu chuẩn, điều kiện của máy móc, thiết bị, linh, phụ kiện đi kèm, nguyên nhiên, vật liệu nhập khẩu vào KKT tự do.

Cấp thi hành là Chủ tịch và các Phòng chuyên môn của IEAT có chức năng thi hành các chính sách có liên quan và trực tiếp quản lý các KCN.

Cơ quan quản lý KCN Thái Lan (IEAT) có chức năng, nhiệm vụ và vai trò như sau:

Thứ nhất, IEAT có chức năng, nhiệm vụ chính là thành lập các KCN và khuyến khích cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tham gia phát triển KCN; cung cấp các tiện ích và dịch vụ công cộng cần thiết cho việc thành lập, hoạt động của cơ sở sản xuất trong KCN; khuyến khích các doanh nghiệp khối tư nhân đầu tư cung cấp tiện ích, dịch vụ công cộng cho việc thành lập, hoạt động của cơ sở sản xuất trong KCN; cho phép thành lập các cơ sở sản xuất trong KCN và cung cấp các dịch vụ cho việc thành lập.

Thứ hai, IEAT có thẩm quyền tuyệt đối trong quản lý, vận hành một số KCN; xây dựng các quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quản lý một số KCN; IEAT nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Thái Lan như đối với một cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập KCN.

Thứ ba, IEAT còn là trung tâm hành chính một cửa cho các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN, có thể cấp Giấy phép để các nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà máy, lắp đặt máy móc, trang thiết bị; sử dụng đất; thuê lao động nước ngoài. IEAT làm đầu mối để làm việc với các cơ quan khác có liên quan trong quá trình cấp giấy phép. Đồng thời, IEAT còn đóng vai trò là cơ quan chính phủ giám sát hoạt động của các KCN; kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật của các nhà đầu tư thứ cấp, bao gồm tất cả các hoạt động thực hiện đầu tư, từ đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng đến các vấn đề môi trường như khí thải và xử lý nước thải.

Có thể thấy, mô hình quản lý nhà nước về KCN tại Thái Lan được tổ chức theo hướng tập trung, không phân cấp cho chính quyền địa phương. Trong mô hình tổ chức của Thái Lan, đầu mối quản lý nhà nước về KCN tập trung tại cơ quan cấp Chính phủ là IEAT, tương tự như mô hình tổ chức quản lý nhà nước về KCN, KKT của Việt Nam ở giai đoạn trước, trong đó Ban Quản lý KCN Việt

Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, làm đầu mối quản lý nhà nước về KCN trên địa bàn cả nước. Mô hình quản lý này phù hợp với số lượng KCN không nhiều và chưa có sự phân cấp mạnh giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương.

Đối với Việt Nam, đến nay, trên cả nước đã có 325 KCN, 15 KKT ven biển, 28 KKT cửa khẩu được thành lập. Đồng thời, việc phân quyền mạnh giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương đang diễn ra và trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước như: môi trường, lao động, an ninh, chính trị, văn hóa... Do đó, mô hình phân cấp quản lý nhà nước cho Ban Quản lý các KCN, KKT trực tuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như hiện nay là phù hợp với thực tế.

Cơ quan quản lý nhà nước về KCN của Thái Lan thực hiện tốt việc tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hành chính công cho nhà đầu tư thông qua cơ chế hành chính “một cửa” và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài các yếu tố về nhân lực, cơ sở vật chất thiết bị, yếu tố quan trọng để đảm bảo cung cấp dịch vụ công là các cơ quan này đã được phân quyền, giao chức năng nhiệm vụ đầy đủ trong quản lý nhà nước về KCN, đầu tư. Cụ thể, trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài, IEAT còn được quyết định việc cho phép chuyên gia nước ngoài được lưu trú vượt quá thời hạn cho phép tại Luật cư trú Thái Lan. Khác với Việt Nam, Ban Quản lý các KCN, KKT chỉ được cấp giấy phép lao động cho chuyên gia, người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật về lao động.

Có thể nói, mô hình quản lý KCN tại Thái Lan có những điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam, vì vậy việc tổng hợp, so sánh mô hình quản lý KCN tại Thái Lan nói riêng và các nước trên thế giới nói chung là việc cần thiết để nghiên cứu học tập, cũng như tham khảo, rút kinh nghiệm đối với việc thực hiện ủy quyền, phân cấp các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong KCN, KKT của các cơ quan có thẩm quyền cho Ban Quản lý các KCN, KKT cấp tỉnh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý hành chính của ban quản lý các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)