Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
3.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý các
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý hành chính của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Hầu hết các KCN trong địa bàn tỉnh được xây dựng và quy hoạch trong khu vực có diện tích đất trồng lúa nước với năng suất ổn định và quy mô diện tích lớn, khu vực đông dân cư nên gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư; thiếu lao động được đào tạo trong khi người dân bị thu hồi đất lại không có việc làm; thiếu nhà ở cho công nhân.
Ngoài ra, một số KCN được xây dựng và quy hoạch trước đây nằm trong khu vực dự kiến mở rộng nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã hoặc tại những vị trí không thuận lợi về điều kiện kết nối hạ tầng kỹ thuật.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển KCN cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau:
Thứ nhất,nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch KCN - Xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành khác. Phát triển KCN với số lượng và quy mô phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, không phát triển KCN trên đất lúa có năng suất ổn định.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch KCN cho phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo diện tích KCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ; không bỏ trống đất đai, gây lãng phí; không phát triển KCN khi chưa đảm bảo tỷ lệ lấp đầy KCN theo quy định.
- Hạn chế tối đa việc tăng diện tích, bổ sung mới quy hoạch KCN; tập trung phát triển các KCN đã thành lập, chỉ thành lập thêm KCN khi đáp ứng điều kiện theo quy định.
Thứ hai, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN và nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vào KCN
- Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN.
Đa dạng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống người lao động KCN.
- Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và phù hợp với chương trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của đất nước. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN; hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; trong đó xác định cơ cấu đầu tư, dự án động lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Thứ ba , kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường
- Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Xâydựng hệ thống xử lý nước thải có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đảm bảo nối mạng liên tục 24/24 giờ với Sở Tài nguyên và Môi trường. Khí thải trong KCN được kiểm soát theo quy định. Chất thải rắn bao gồm cả chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại cơ bản đã được thu gom và bàn giao cho các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.
- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN, để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN;
- Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tăng cường
giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc thực hiện các chế tài xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường một cách cụ thể, kiên quyết và dứt điểm.
Thứ tư, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
- Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho KCN; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.
- Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và của cộng đồng.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động KCN thuê; chú trọng huy động nguồn lực sẵn có trong dân cư gắn với kiểm soát tiêu chuẩn xây dựng, kinh doanh nhà ở cho người lao động thuê.
Thứ năm, nghiên cứu, điều chỉnh mô hình phát triển KCN cho phù hợp Điều chỉnh mô hình KCN cho phù hợp thực tiễn phát triển của Việt Nam và xu hướng trên thế giới. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với phát triển nhà ở, đô thị, và các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ người lao động;
phát triển các KCN có tính liên kết ngành cao, tính chuyên sâu cao; KCN hỗ trợ;
KCN sinh thái; KCN công nghệ cao.
3.2.2.2. Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, công chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong KCN là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI). Trong khi đó, số lượng biên
chế của BQLKCN còn hạn chế cũng như cán bộ, công chức làm tại BQLKCN, người thì có kiến thức chuyên môn nhưng lại kém về ngoại ngữ, người giao tiếp tốt về ngoại ngữ thì lại chưa vững về chuyên môn hoặc kỹ năng tin học để ứng dụng lại chưa tốt…gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, trước tiên BQLKCN phải đáp ứng được đủ số lượng cán bộ có chuyên môn công tác cũng như cần tăng cường nâng cao trình độ quản lý và đạo đức cho cán bộ, công chức của BQLKCN hơn nữa. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, ngoại ngữ ,các quy định liên quan đến quản lý về đầu tư, thương mại, xây dựng, lao động, thanh tra, môi trường...
3.2.2.3. Bổ sung các quy định nhằm tăng cường chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Hải Dương
Để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế. Ban Quản lý tỉnh Hải Dương cần chú trọng công tác hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong KCN thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị quyết số 35/NQ-CP Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp thông qua các lớp tập huấn pháp luật. Đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp bằng hình thức thanh tra.
Đồng thời, phát huy vai trò của Trung tâm trực thuộc Ban với chức năng, nhiệm vụ xây dựng các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN, trong đó
phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá - thể thao, dịch vụ thương mại, cung cấp các sản phẩm cần thiết cho doanh nghiệp cũng như đời sống người lao động, có như vậy mới đảm bảo tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động an tâm gắn bó lâu dài với địa bàn và với KCN.
Tiểu kết chương 3
Cùng với quyết tâm của các ngành, các cấp, việc thực hiện đồng bộ các định hướng và giải pháp đã nêu sẽ giúp BQLKCN quản lý KCN phát triển đúng định hướng, đạt hiệu quả cao và bền vững. Ngoài ra, đối với các địa phương, cần phải nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò, vị trí của các KCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước; thống nhất chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực nhằm xây dựng BQLKCN trở thành một cơ quan “đầu mối, tại chỗ” ở địa phương quản lý nhà nước KCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.