Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 32 - 35)

Nghiên cứu về làng nghề truyền thống trong bối cảnh đô thị hóa là một đề tài có rất nhiều yếu tố và nhiều chiều kích liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để xem xét hoạt động của làng nghề truyền thống với trường hợp cụ thể của làng hoa Gò Vấp dựa trên cơ sở lý thuyết chức năng - cấu trúc để lý luận về chức năng của làng nghề đối với đời sống kinh tế và xã hội của người dân đô thị. Đồng thời, đây là tiền đề để tiếp cận những lý thuyết khác nhƣ lý thuyết hành động để luận giải về những sự thay đổi trong hành vi lựa chọn tiếp tục hay thay đổi công việc của người dân làng nghề, đặc biệt là nguồn lao động trẻ trước những thay đổi xã hội do quá trình đô thị hóa mang lại. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ phân tích lý thuyết nhu cầu để làm cơ sở lý luận cho sự cần thiết và vai trò của việc bảo tồn và phát triển làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp trong sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành tiếp cận những lý thuyết khác trong và ngoài nước để phân tích các vấn đề cụ thể tại địa bàn nghiên cứu của đề tài.

Về mặt phương pháp, luận văn sử dụng kết hợp đồng thời phương pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính với các công cụ nhƣ sau:

Nghiên cứu tư liệu sẵn có

Đề tài sẽ tập trung thu thập và phân tích tƣ liệu từ sách, luật, các đề tài nghiên cứu, các đề án về phát triển làng nghề truyền thống, các báo cáo hội thảo, các tạp chí, báo. Với công cụ này, nghiên cứu tổng hợp đƣợc những yếu tố về mặt quan

điểm lý luận về phát triển làng nghề trong đô thị từ các công trình đã nghiên cứu trước. Đồng thời, nguồn số liệu về công tác quản lý hoạt động của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp tại địa phương sẽ là cơ sở dữ liệu để thống kê các nội dung liên quan đến chủ trương chính sách phát triển của địa phương trong việc định hướng quy hoạch sử dụng đất để đầu tƣ phát triển làng hoa cây kiểng Gò Vấp, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, tạo môi trường tiêu thụ thuận lợi cho người dân.

Công cụ phỏng vấn sâu

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng khác nhau nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tại làng hoa cây kiểng Gò Vấp. Các thông tin này giúp đánh giá cơ bản tình hình hoạt động và phát triển của làng nghề. Các tiêu chí đƣợc xem xét cụ thể nhƣ sau:

- Địa bàn làng nghề: Làng hoa cây kiểng Gò Vấp đƣợc xem xét trong bối cảnh quy hoạch về định hướng phát triển không gian, kinh tế - xã hội và văn hóa của địa phương. Để thu thập được các thông tin này, đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý tại các cơ quan ban ngành có liên quan và hợp tác xã hoa kiểng Gò Vấp.

- Đối với các yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng hoa cây kiểng Gò Vấp, nghiên cứu tập trung phỏng vấn các chủ vườn và các thợ đang trực tiếp tham gia sản xuất nhằm tìm hiểu thêm về con người và cộng đồng của làng nghề; Nguyên liệu; Tổ chức sản xuất; Sản phẩm của làng nghề;

Thị trường tiêu thụ.

Công cụ quan sát

Nghiên cứu sẽ tập trung quan sát các đối tƣợng nghiên cứu sau:

- Phạm vi và địa bàn hoạt động thực tế của làng nghề với những nội dung:

 Địa điểm sản xuất.

 Địa điểm tiêu thụ.

 Địa điểm sinh hoạt của thợ làm nghề.

 Nguồn nguyên liệu.

- Hoạt động sản xuất thực tế của làng nghề:

 Các loại hình sản phẩm của làng nghề.

 Phương thức sản xuất.

 Phương thức vận chuyển và tiêu thụ thành phẩm.

 Kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất.

Xử lý kết quả quan sát: Các thông tin thu thập, hình ảnh quan sát đƣợc tổng hợp lại theo chủ đề để chứng minh, minh họa thêm cho các nhận định.

Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Để thực hiện nghiên cứu này, dữ liệu không gian đƣợc sử dụng để nghiên cứu bằng công cụ GIS bao gồm:

- Bản đồ hành chính phường 11, Q. Gò Vấp , TP. Hồ Chí Minh.

- Bản đồ giao thông phường 11, Q. Gò Vấp , TP. Hồ Chí Minh.

- Bản đồ hiện trạng nhà và công trình của phường 11, Q. Gò Vấp , TP. Hồ Chí Minh.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường 11, Q. Gò Vấp , TP. Hồ Chí Minh.

Dựa trên phương pháp kế thừa các dữ liệu ảnh vệ tinh Google Earth, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính, đề tài tiến hành khảo sát và kiểm tra các thông tin trong thực tế. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phác hoạ lại những sự thay đổi của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp từ những thông tin thu thập đƣợc trên thực địa, hình ảnh Google Earth qua các thời kì và các báo cáo của địa phương. Trên cơ sở của những thông tin thu thập đƣợc, đề tài tiến hành lập các biểu đồ, bảng biểu để thể hiện xu hướng thay đổi trong hoạt động của làng nghề.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương

Phương pháp này sẽ tiến hành thu thập những thông tin từ cộng đồng ở nhiều thế hệ trước của làng nghề qua từng giai đoạn phát triển của làng nghề. Đặc biệt là những sự kiện đã diễn ra ở làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp tác giả xác định đƣợc những nguyên nhân tác động dẫn đến những sự biến đổi đó của làng nghề qua các giai đoạn cụ thể.

Một số công cụ xử lý số liệu

Để xây dựng những tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của làng hoa cây kiểng Gò Vấp trước những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Đề tài sử dụng một số công cụ xử lý số liệu sau:

- Khung đánh giá DPSIR: dựa trên thực trạng tồn tại của làng nghề trồng hoa cây kiểng Gò Vấp, đề tài tiến hành phân tích những thông tin liên quan dựa trên chuỗi: Động lực (Driver) – Áp lực (Pressure) – Hiện trạng (State) – Tác động (Impact) – Ứng phó (Response). Đây là công cụ thường được sử dụng để tạo cơ sở đánh giá tình trạng và báo cáo môi trường. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng nguyên lý phân tích của DPSIR dựa vào các biến đổi trong không gian đô thị, tình hình kinh tế - xã hội của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp để xác định các yếu tố động lực dẫn đến thực trạng của các chuyển biến, những áp lực nào ảnh hưởng đến hoạt động của làng nghề, tác động của thực trạng này đến địa phương như thế nào và cuối cùng là các phương pháp ứng phó thích hợp đối với từng biến đổi.

- Phân tích ma trận SWOT: Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập từ các cuộc khảo sát đã tiến hành sẽ được tổng hợp thành những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp theo các tiêu chí điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

- Thống kê mô tả: Kết quả từ các cuộc phỏng vấn, quan sát sẽ đƣợc nhập liệu, chuẩn hóa dữ liệu và xử lý. Trên nền tảng những kết luận, nghiên cứu đề ra các chiến lược phát triển làng nghề trong tương lai.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)