Chuyển biến về kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 76 - 85)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.4. Những chuyển biến của làng hoa Gò Vấp dưới tác động của đô thị hóa

2.4.1. Chuyển biến về kinh tế - xã hội

Quá trình đô thị hóa là một quá trình phát triển liên tục và toàn diện trên mọi khía cạnh khác nhau, đặc biệt là ở khía cạnh kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, các làng nghề cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với trường hợp của làng nghề trồng hoa cây kiểng Gò Vấp, những đóng góp của làng nghề này trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vẫn luôn đƣợc duy trì ở những mức độ nhất định trong các giai đoạn khác nhau.

Khi áp dụng quan điểm của lý thuyết chức năng - cấu trúc trong phân tích vấn đề này, lý thuyết đã giải thích từng phần của xã hội góp phần vào sự ổn định của toàn xã hội. Thuyết chức năng nhấn mạnh sự đồng thuận và để tồn tại trong xã hội, tập trung vào ổn định xã hội và các giá trị cộng đồng đƣợc chia sẻ. Điều cơ bản trong cách tiếp cạnh lý thuyết chức năng là phân tích cơ cấu của một xã hội, những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau của nó. Khi chức năng của một bộ phận hoặc hệ thống xã hội thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi chức năng của các bộ phận khác trong xã hội. Theo cách hiểu của cách tiếp cận này, làng hoa Gò Vấp cũng được xem là một thành phần trong cấu trúc của “cơ thể đô thị” tại địa phương. Do đó, sự ổn định cũng nhƣ các biến đổi của làng nghề đều tác động vào sự ổn định và phát triển của các đô thị. Đồng thời, những biến động của xã hội dưới tác động của quá trình đô thị hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng, cấu trúc và hoạt động của làng nghề này. Theo Robert K.Merton, nếu tồn tại một sự vật hay sự kiện xã hội trong một hệ thống, thì nó phải có những hệ quả tích cực đối với sự liên kết của hệ thống xã hội đó. Một sự kiện có thể không chỉ có chức năng tích cực đối với một hệ thống hay các sự kiện khác trong hệ thống (Lê Ngọc Hùng, 2008). Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn một trăm năm qua, làng nghề trồng hoa cây kiểng Gò Vấp đã có nhiều đóng góp đối với từng lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội trong các giai đoạn phát triển nhất định của địa phương. Mặc dù những chức năng này đã có nhiều biến đổi theo thời gian trước những tác động của quá trình đô thị hóa, tuy

nhiên, nhìn chung làng nghề này vẫn có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của khu vực. Chính sự tồn tại của làng nghề đã, đang và sẽ đảm nhiệm những chức năng để tạo ra các giá trị và lợi ích trên các khía cạnh khác nhau cho vùng đất này. Những sự biến đổi đƣợc biểu hiện thông qua những chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:

Về dân số

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho khu vực làng hoa Gò Vấp có tốc độ tăng dân số cơ học cao.

Bảng 1: Dân số của khu vực nghiên cứu tại làng hoa Gò Vấp từ năm 2000 đến 2015 [13]

Đơn vị: Người/ha

Năm 2000 2007 2015

Số dân 732 1756 2752

Mật độ dân số 98 235 369

Cụ thể, năm 2000, toàn khu làng hoa chỉ có 732 người thì đến năm 2007 đã có 1756 người và hiện nay theo ước tính là 2752 người (2015). Tính từ năm 2000 đến năm 2015, dân số của làng hoa Gò Vấp tăng 3,76 lần với mật độ dân số ngày càng dày đặc, đạt tỷ lệ 369 người/ha vào năm 2015 [14]. Theo thống kê về dân số này, tốc độ tăng trưởng đô thị tại khu vực làng hoa Gò Vấp là 14%/năm trong giai đoạn từ 2000 – 2007 và giảm xuống thành 8%/năm trong giai đoạn tiếp theo (2007 – 2015). Với kết quả này, làng hoa Gò Vấp có tốc độ đô thị hóa theo dân số vào loại nhanh so với mức 3,4%/năm trên bình diện cả nước (WB, 2009).

13 Dân số năm 2000 đƣợc tính theo công thức: Tổng dân số = Số hộ x số lao động trung bình/hộ (Dữ liệu về

số hộ được xác định thông qua việc nhân dạng của các nghệ nhân từ bản đồ GIS của khu vực nghiên cứu do tác giả thực hiện; Dữ liệu số lao động được xác định từ thông tin phỏng vấn sâu các nghệ nhân). Dân số các năm 2007 và hiện nay do UBND phường 11 cung cấp.

14 Kết quả đƣợc tác giả tính toán từ số liệu cung cấp của HTX hoa cây kiểng Gò Vấp và Công an khu vực của địa phương.

Về tính chất dân cƣ, trong những năm hƣng thịnh của làng hoa, cƣ dân của làng chủ yếu là những hộ gia đình chuyên trồng và sản xuất hoa cây kiểng từ đời này sang đời khác.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ gia đình, dòng họ đến lập nghiệp tại làng hoa Gò Vấp

Nguồn: HTX hoa kiểng Gò Vấp Do đó, người dân chủ yếu là anh em bà con với nhau và đã ở đó từ lâu, mỗi gia đình đều sinh sống với nhiều thế hệ trong cùng một nhà do đất của tổ tiên truyền lại và tiếp tục nghề nghiệp truyền thống. Sau khi người dân làng nghề bán đất ruộng để chuyển sang nghề nghiệp khác mà không theo nghề trồng hoa cây kiểng, kết hợp với việc dân cƣ di chuyển từ những tỉnh thành lân cận đến để tìm kiếm việc làm đã làm cho tính chất của người dân trong khu vực làng nghề trở nên đa dạng. Bên cạnh một số lượng nhất định người dân làng nghề tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống thì đa phần hiện nay cƣ dân sinh sống trong khu vực làng hoa Gò Vấp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và văn phòng [15].

Đối với đội ngũ lao động tại làng nghề, hoạt động sản xuất và nguồn nhân lực của làng hoa Gò Vấp cũng mang đặc điểm chung với các làng nghề truyền thống khác đó là công việc sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào các thành viên trong hộ gia đình. Theo chia sẻ từ một nghệ nhân: “Công việc của chú là tạo thế cây ngay khi mới mua về, phải dựa trên những đặc điểm hình thể và đặc tính của cây mới nghĩ ra

15 Thông tin được cung cấp từ UBND Phường 11, Q. Gò Vấp.

thế cây trong tương lai. Phải hiểu cây thì mới tạo ra nghệ thuật trên cây được . Đây là cái bí quyết nghề nghiệp của mỗi nhà vườn rồi. Phụ chú thì có vợ chú với mấy đứa nhỏ trong nhà là con , cháu trong gia đình. Công việc chính của tụi nó là làm theo sự hướ ng dẫn của chú đ ể truyền nghề dần để chỉ lại cho nó những bí quyết nghề nghiệp để sau này nó muốn theo nghề thì theo. Rồi lúc lễ tết mà phải chuyển hàng nhiều thì có thuê thêm người để khuân vác đồ vậy thôi.” [16]. Nhƣ vậy, lực lƣợng sản xuất này có thể đƣợc chia làm nhiều hạng nhƣ sau:

Về vai trò và nhiệm vụ, mỗi thành viên trong gia đình đều đảm nhiệm một công việc khác nhau. Một là, nghệ nhân đa phần là chủ hộ (một số người đã có

chứng nhâ ̣n nghê ̣ nhân do Nhà nước trao tă ̣ng ), người có kinh nghiệm làm nghề cao nhất. Nghệ nhân là người đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra giá trị của sản phẩm. Đặc biệt, cây quý có giá tr ị thì chính nghệ nhân ph ải tự tay làm. Đó

chính là quan điểm nghệ thuật để nghệ nhân tạo thế cây ngay khi mới mua về , phải dựa trên những đặc điểm hình thể và đặc tính của cây mới nghĩ ra thế cây trong tương lai. Phải “hiểu” cây và xem cây như “con người” thì mới tạo ra nghệ thuật trên cây đươ ̣c . Đây không chỉ là bí quyết nghề nghiê ̣p mà còn là cái tôi riêng của mỗi nghê ̣ nhân, ít khi lặp lại ở những nghê ̣ nhân khác.

Hai là, thợ giúp việc chính là con, cháu trong gia đình (trung bình là 2 – 3 người/ hộ, nhiều nhất là 5 - 6 người/hộ). Công việc chính của họ là làm theo sự hướng dẫn của những nghệ nhân để tập sự và sản phẩm là những cây có giá trị trung bình. Việc chỉ dạy của nghệ nhân dành cho thợ cũng chính là quá trình truyền nghề và đƣợc ƣu tiên truyền lại những bí quyết nghề nghiệp cho con cháu trong nhà.

Ba là, một hạng thơ ̣ nữa là thợ thời vu ̣ và là người ngoài v ới các vai trò là nhân viên bán hàng, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu.

Về khả năng tiếp tục duy trì nghề trồng hoa và cây kiểng đến các thế hệ tiếp theo, kết quả thống kê (biểu đồ 2) đã chỉ ra rằng đa phần nhân khẩu trong các hộ sản xuất đều đang trong độ tuổi lao động (15 – 60 tuổi) và chuẩn bị bước vào tuổi lao

16 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 1.

động (0 – 14 tuổi), đạt tỷ lệ 91,6%. Trong đó, khi đƣợc hỏi về khả năng tiếp tục làm nghề của các thế hệ trước truyền lại đối với các đối tượng chuẩn bị tham gia lao động, các chủ nhà vườn đưa ra quan điểm như sau: “Cũng có đứa có, đứa không, cái này thì chú không ép tụi nói. Bây giờ có cơ hội thì đứa nào nó muốn thành kĩ sư, bác sĩ gì thì nó làm thôi. Còn mấy đứa thích thì chú cũng chỉ nghề cho tụi nó hết rồi. Sau này muốn theo hay không thì phải theo lựa chọn của tụi nó thôi. Được cái cũng có đứa nó thích lắm, không đi học thì thôi, suốt ngày ở ngoài vườn phụ chú” [17] hay

“Nhà tôi có đứa con gái lớn cũng thích nghề này, nó phụ tôi được mấy năm nay rồi, giờ nó rành nghề không thua gì tôi, cơ sở này mai mốt cũng giao lại cho nó chứ tôi già rồi chỉ phụ giúp phần nào thôi” [18].

Biểu đồ 2: Phân chia độ tuổi của cư dân làng hoa Gò Vấp trong khu vực khảo sát

Nguồn: Thông tin được cung cấp từ UBND Phường 11, Q. Gò Vấp

Đây là một trong những nhân tố quan trọng, đảm bảo cho việc gìn giữ và phát triển làng hoa Gò Vấp trong tương lai. Để lý giải được nguyên nhân lựa chọn công việc và nghề nghiệp hiện tại của các hộ sản xuất là do hành động nào? Tại sao họ lại có những hành động nhƣ vậy để làm kế sinh nhai? Những lựa chọn đó mang ý nghĩa gì? Theo lý thuyết hành động của hành động xã hội của Max Weber, trong trường hợp của làng nghề, khi áp dụng việc phân tích theo quan điểm của lý thuyết này, có thể thấy rằng khi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tại địa phương thì các hộ sản xuất phải đối diện với những vấn đề thay đổi trong không gian sản xuất và cƣ trú,

17 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 1

18 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 2 78

98

61

25 24

0 20 40 60 80 100 120

Từ 0 - 14 15 - 30 31 - 45 46 - 60 Trên 60

việc làm, tình trạng đất đai phục vụ sản xuất bị thu hẹp hoặc mất đi do nhu cầu giải tỏa để phục vụ việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong quá trình phát triển đô thị. Từ đó người lao động hay nói cách khác là những hộ sản xuất, thợ làm nghề và nghệ nhân của làng nghề phải có những hành động cụ thể trong vấn đề việc làm sao cho phù hợp với những giá trị truyền thống, phù hợp với mục đích và sự lựa chọn của các cá nhân và gia đình.

Hơn thế nữa, con người chúng ta ngoài việc phản xạ với các kích thích từ môi trường bên ngoài thì còn phải thực hiện quá trình suy nghĩ và lựa chọn những cách ứng xử sao cho đáp ứng cả hai tiêu chí về lý tính và tình cảm. Trong thực tế, con người không chỉ hành động như một phản xạ mà còn bị chi phối bởi các yếu tố thuộc về nội tâm tƣ tình cảm và tƣ duy. Chúng ta không chỉ hành động khi có lợi ích mà nó còn vì những ý nghĩa khác với các giá trị nhất định kèm theo. Từ đó, theo hướng tiếp cận này, chúng ta có thể xác định quá trình lựa chọn làm nghề truyền thống của người lao động có thể dựa theo hai xu hướng. Thứ nhất, lựa chọn này thuộc về loại hành động truyền thống. Làng nghề truyền thống có đặc điểm là đƣợc hình thành trong thời gian lâu dài và hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Quy trình học nghề và truyền nghề do đó cũng thường được thực hiện dựa trên hình thức

“cha truyền con nối”. Chính yếu tố này đã lý giải nguyên nhân vì sao đa phần các hộ sản xuất trong các làng nghề đều có lực lƣợng lao động chính là các thế hệ nối tiếp nhau trong một gia đình, từ đời ông bà, cha mẹ cho đến con cái về sau. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, khi sinh sống trong cùng một cộng đồng làng nghề, ngay từ nhỏ, những đứa trẻ đã tham gia phụ giúp gia đình trong việc sản xuất hàng hóa ở những khâu đơn giản, khi lớn dần lên thì đƣợc học tiếp những thao tác phức tạp để hoàn chỉnh những sản phẩm có giá trị tinh xảo và nghệ thuật đã trở thành thương hiệu.

Chính vì công việc cứ lặp đi lặp lại nhƣ vậy theo thời gian nên đã hình thành nên hành động mang tính truyền thống một cách sâu sắc trong trường hợp của các làng nghề truyền thống từ xƣa đến nay.

Thứ hai, quá trình lựa chọn công việc tại các làng nghề của người lao động cũng có thể đƣợc luận giải từ khía cạnh hành động hợp lý về giá trị. Khi lựa chọn nghề nghiệp, các cá nhân luôn có những cân nhắc và tính toán để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong lựa chọn việc làm cho bản thân. Họ xem xét các yếu tố đƣợc và mất khi chọn giữa các cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Quá trình diễn biến tâm lý này trải qua các giai đoạn từ thụ động sang chủ động, thông qua các mối quan hệ giữa người thân và bạn bè, thông qua các tác động trong chính sách phát triển của các cơ quan ban ngành có liên quan hay các phương tiện truyền thông đại chúng. Quá trình này giúp người lao động tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế, từ đó kết hợp với khả năng của bản thân để đƣa ra hành động phù hợp khi lựa chọn công việc làm nào là thích hợp và không thích hợp. Cụ thể trong trường hợp này đó là tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của tổ tiên vì nó vẫn mang lại những giá trị về lợi ích kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Ngƣợc lại, làng nghề truyền thống không mang lại giá trị kinh tế đủ để ổn định đời sống cho các cá nhân và gia đình thì họ sẽ hành động theo hướng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp hơn. Các quyết định về hành động này dù theo hướng nào thì nữa thì đều tuân theo quy luật của giá trị, kể cả giá trị về mặt vật chất và tinh thần.

Về hình thức sản xuất và kinh doanh

Với bối cảnh quận Gò Vấp là một trong các quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, các hộ sản xuất của làng hoa Gò Vấp đã phải đứng trước những quyết định quan trọng trong việc lựa chọn hướng phát triển kinh tế cho bản thân. Về vấn đề này, các nhà triết học cho rằng “bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh sự khổ đau”. Trong khi đó, các nhà kinh tế học cổ điển thì nhấn mạnh đến “vai trò, động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người ra quyết định lựa chọn hành động” (Holton, 2001).

Từ các quan điểm trên, thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng mỗi hành động của con người trong xã hội luôn có chủ đích nhất định, có quá trình suy

nghĩ để lựa chọn và vận dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm tạo ra kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Marx, mục đích tự giác của con người được xem là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất của hành động và ý chí của con người (C. Mác và Ph. Ăngghen, 1993). Đối với trường hợp của làng hoa Gò Vấp, khi kinh tế hiện đại bắt đầu phát triển đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và tác động đến cơ cấu lao động nói riêng trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo cuộc sống của gia đình, các hộ sản xuất của các làng nghề đã phải đứng trước quyết định thay đổi và lựa chọn cho mình những hướng phát triển tiếp theo trước sức ép của quá trình đô thị hóa, chẳng hạn như:

1. Có tiếp tục theo nghề hay chuyển sang một công việc khác phù hợp và có lợi ích kinh tế cao hơn?

2. Nếu tiếp tục làm nghề thì lựa chọn hình thức chuyển đổi trong quy trình sản xuất nhƣ thế nào?

3. Lựa chọn kế hoạch sinh sống và phát triển cho gia đình sẽ ra sao để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thực tại?

Do đó, họ phải vận dụng quá trình suy nghĩ, tính toán và đánh giá các phương án lựa chọn khác nhau để sử dụng nguồn lực (các chính sách hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất, chính sách chuyển đổi việc làm, tiền đền bù, giải tỏa mặt bằng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, giá trị bất động sản…) một cách phù hợp nhất cho gia đình mình để hướng đến sự phát triển ổn đinh trong cuộc sống. Nói một cách khác, các suy nghĩ cân nhắc về tương lai sẽ giúp người dân đưa ra những quyết định về cách thức và phương thức hành động tương ứng. Giải thích cho quan điểm này, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hiện nay, làng nghề trồng hoa cây kiểng Gò Vấp chia thành 2 xu hướng phát triển để phù hợp với điều kiện kinh tế trong hiện tại, cụ thể:

- Những hộ có nguồn vốn và lực lƣợng sản xuất vào loại trung bình khá sẽ chọn hướng lấy ngắn nuôi dài. Với cách làm này, họ đầu tư vào những chủng loại cây có giá thành thấp, dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một cây và thời

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)