Làng nghề và làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.1. Thao tác hóa khái niệm

1.1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống

Từ xưa, với đặc thù của một nền sản xuất nông nghiệp, người Việt đã hình thành lối sống tập trung trong những đơn vị ở xác định mà chúng ta hay gọi là làng xã. Bên cạnh thời gian làm nông, trong thời gian nghỉ giữa các mùa vụ bắt đầu xuất hiện việc những người nông dân làm các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”

thì làng nghề “là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương” (Phạm Côn Sơn, 2004).

Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tác giả Dương Bá Phƣợng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng”(Dương Bá Phượng, 2001).

Hiện nay, vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống, nhƣng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Theo GS. Trần Quốc Vƣợng thì làng nghề là những cộng đồng tuy có hoạt động trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng

lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài (Trần Quốc Vượng, 2000).

Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đều sản xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm nghề phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, do yêu cầu về tính chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề thủ công truyền thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng nghề thủ công truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ công, phương pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật.

Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, đƣợc lưu truyền qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân theo những hương ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cƣ vị cƣ trú của xóm của họ.

Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượng lớn dân cƣ làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cƣ làm nghề thủ công hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độc đáo, ấn tƣợng, tinh xảo.

Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, làng nghề đã thực sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò tích cực rất lớn đối với đời sống

kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đối với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu, đề tài xác định những tiêu chí cụ thể về làng nghề và làng nghề truyền thống nhƣ sau:

- Theo Thông tƣ số 116/2006/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:

a) Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

b) Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời.

- Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu:

Thuật ngữ làng nghề dùng để chỉ một cộng đồng cƣ dân cùng nghề, gắn kết trên địa bàn có tên gọi theo địa danh, hiệu danh nào đó, mà nghề ấy đã tồn tại, hoạt động và phát triển (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2002a). Hay nhƣ quan điểm cho rằng làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công (Bùi Văn Vƣợng, 1998).

Làng nghề là một làng có nghề tiểu thủ công đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian ngắn nhất định, có sản phẩm hàng hóa nổi tiếng hoặc có khối lượng hàng hóa lớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân làng sống chủ yếu bằng các nghề đó (Lưu Tuyết Vân, 1999).

Đối với làng nghề truyền thống, trước hết nó phải là một làng nghề nhưng đã có lịch sử tồn tại đƣợc khoảng hơn chục năm trở lên thì có thể gọi là làng nghề truyền truyền thống, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế (Lưu Tuyết Vân, 1999).

Nhƣ vậy, ta có thể khái quát một số đặc điểm để nhận diện làng nghề theo các tiêu chí sau:

- Cộng đồng dân cƣ cùng làm một nghề, gắn kết trên một địa bàn có tên gọi

theo địa danh, hiệu danh nào đó, nghề đó tồn tại và đang hoạt động.

- Nghề có thao tác chủ yếu bằng chân tay hay máy móc.

- Thời gian: nghề đƣợc truyền nối trong khoảng thời gian khá dài, việc truyền nối ấy có thể xảy ra bên ngoài, nhƣng đã đƣợc quy tụ trên địa bàn và đƣợc trải qua vài ba thế hệ thợ (Lưu Tuyết Vân, 1999).

- Địa bàn: làng nghề trong nghiên cứu này có thể xác định là nó có thể co cụm trong một con hẻm ở khu vực đô thị nào đó hay nó có thể trải rộng qua nhiều đơn vị hành chính.

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động nghề [4].

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)