Quá trình hình thành phát triển của làng nghề

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.3.3. Quá trình hình thành phát triển của làng nghề

Nghề trồng hoa và cây kiểng đã xuất hiện từ trước năm 1975 với rất nhiều làng nghề phân bố khắp cả nước. Riêng tại miền Nam, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng hoa Đà lạt (Lâm Đồng) và làng hoa Gò Vấp là 3 trung tâm lớn nhất đáp ứng nhu cầu của toàn bộ thị trường. Với đặc điểm về đất đai, thổ nhưỡng, thuỷ văn nên vùng đất Gò Vấp rất phù hợp để phát triển các loài cây trồng cạn. Theo thông tin đƣợc cung cấp từ thành viên Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa cây kiểng Gò Vấp:

“Theo tôi nhớ thì làng hoa này hình thành từ hồi trước giải phóng lận. Hồi đó, chỉ riêng đất trồng hoa của quận Gò Vấp đã lên tới hàng trăm ha.” 11.

Ngay từ thời kì đầu phá rừng lập làng, người dân trồng lúa và hoa màu để có lương thực thực phẩm. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu thờ cúng, lễ hội, hoa kiểng cũng là một trong những giống cây đƣợc lựa chọn để trồng trong giai đoạn này. Bắt đầu từ thế kỷ XIX, khu vực quận Gò Vấp bắt đầu xuất hiện vài chục nhà vườn hoa kiểng chuyên nghiệp. Trong đó, một số cơ sở vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay nhƣ của nhà họ Huỳnh, họ Đỗ. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, quá trình đô thị hóa đã kết nối hai khu vực đô thị Sài Gòn và Chợ Lớn diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đã

10 Cổng thông tin điện tử UBND Quận Gò Vấp: www.govap.hochiminhcity.gov.vn

11 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 1.

tạo nên sự dịch chuyển của vùng hoa kiểng Bàu Sen, Vườn Lài đến vùng làng hoa Gò Vấp. Đến thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, làng hoa Gò Vấp về cơ bản đạt đƣợc vị thế vững mạnh với ba cụm nhà vườn hoa kiểng là: An Hội (phường 12), Hạnh Thông Tây (phường 11) và An Nhơn (phường 16) (Đỗ Văn Tánh, 1995).

Làng hoa trước đây có diện tích khá rộng với khoảng 400 - 500ha. Tuy nhiên, khu vực này đã bị thu hẹp rất nhiều trong các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, thờ i điểm sau ngày giải phóng thì di ện tích còn lại khoảng 100 ha và con số này là 30 ha vào những năm 1990 – 1991 (Nguyễn Huế, 2015). Xu hướng giảm tiếp tục và cho đến hiện nay, địa bàn của làng hoa cây kiểng Gò Vấp bao gồm một phần tiếp giáp nhau của các phường 6, 8, 9, 12, 14, 15 và 17 vớ i khu trung tâm là đường Lê Văn Tho ̣.

Về nghề trồng cây kiểng và Bonsai, theo một nghệ nhân nổi tiếng củ a làng nghề, một kí giả làm việc cho chính phủ Pháp đã mang nghệ thuật trồng cây kiểng và Bonsai từ Nhật Bản về và đây đƣợc xem là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của làng nghề trồng cây kiểng và bonsai Gò Vấp (Trương Hoàng Trương, 2012). Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân trong giai đoạn này chưa nhiều nên sản phẩm chủ yếu vẫn là các giống hoa trang trí.

Bắt đầu từ năm 1980, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn tại địa phương nên diện tích đất trồng hoa ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, khu dân cƣ và cơ sở hạ tầng đô thị. Để tiếp tục phát triển làng hoa Gò Vấp, chính quyền địa phương đã khuyến khích các hộ làm nghề chuyển sang tập trung sản xuất các loại hình cây kiểng và bonsai. Với cách làm này, người dân vẫn có thể sản xuất trong diện tích nhỏ nhƣng giá trị sản phẩm lại cao hơn nhiều so với các loại hoa truyền thống khác. Nhƣ vậy, đây là cột mốc đánh dấu cho sự thúc đẩy nghề làm bonsai, cây cảnh phát triển.

Hình 2: Hộ sản xuất cây kiểng ngay tại nhà trong khu vực nghiên cứu - Nguồn: Tác giả Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ngày càng phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống của làng hoa ở quận ven Gò Vấp. Mặc dù làng hoa vẫn cung cấp đến 1/3 nhu cầu hoa của TP. Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở phục vụ cho lƣợng dân số ngày càng tăng, thị trường bất động sản của quận Gò Vấp trong giai đoạn này đã diễn ra rất sôi động với giá trị của các lô đất đƣợc đẩy lên rất cao. Hệ quả của quá trình này là sự suy giảm phần lớn diện tích đất trồng cây kiểng và hoa, các thửa ruộng trồng hoa đã hoàn toàn biến mất thay vào đó là các khu dân cƣ, các nhà máy xí nghiệp. Hiện nay, các nhà vườn của làng hoa Gò Vấp chỉ còn tập trung sản xuất các loại cây kiểng và Bonsai với quy mô chỉ dưới 500 m2/hộ. Khi được hỏi về việc diện tích nhỏ như vậy có đủ để sản xuất không? Một chủ nhà vườn đã chia sẻ: “Chỉ đủ để trồng hoa kiểng thôi, mà cũng hạn chế lắm. Nhà có chỗ nào trống là tôi đặt cây, từ sân trước cho đến sân sau. Còn hoa thì tôi có mấy đứa em nó thuê đất bên Củ Chi trồng rồi mình lấy về bán thôi chứ bên đây hết đất làm ruộng rồi.” [12].

12 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 2.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)