Yếu tố chính sách - định hướng phát triển của nhà nước

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.4. Những chuyển biến của làng hoa Gò Vấp dưới tác động của đô thị hóa

2.4.3. Yếu tố chính sách - định hướng phát triển của nhà nước

Trên địa bàn cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nghề trồng hoa, cây kiểng là một hướng kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho các hộ sản xuất và xã hội. Đây được xem là hướng đi phù hợp cho nền sản xuất nông nghiệp đô thị, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của các địa phương. Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2007, kim ngạch xuất khẩu hoa, cây kiểng cả nước theo đường chính ngạch ước đạt 400 nghìn USD. Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tới 77% kim ngạch xuất khẩu, sau đó là Trung Quốc.

Đây là hai thị trường rất tiềm năng vì nghệ thuật cây kiểng vốn đã được người Trung Quốc tạo lên từ lâu đời, sau đó người Nhật đã quốc tế hóa thành nghệ thuật "bonsai"

điêu khắc sống. Tại lễ hội sinh vật cảnh tổ chức tháng 9/2007 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Cương, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội SVC Việt Nam đã nhấn mạnh việc quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu

phải theo hướng tập trung tại các tỉnh, thành phố kết hợp với chuyên gia để nâng cấp thành những sản phẩm có giá trị cao mang tính độc đáo. Chắc chắn, đây sẽ là ngành kinh tế có thu nhập cao trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay (Xuân Hoa, 2007). Nắm bắt được những cơ hội thị trường rộng lớn, HTX Sản xuất Thương mại Dịch vụ hoa kiểng Gò vấp đã ra đời như một điều tất yếu của một làng nghề chuyên trồng hoa kiểng nghệ thuật truyền thống và hiện đại đã có từ lâu.

Tuy mới thành lập vào tháng 1/2007 với 5 thành viên trong Ban quản trị, nhƣng đã thu hút đƣợc 31 xã viên HTX với số vốn ban đầu 255 triệu đồng, trong đó, vốn vay từ ngân sách của UBND quận Gò Vấp là 100 triệu. Tổ chức này đƣợc thành lập là một trong 5 công trình trọng điểm của quận, vì thế với diện tích hiện nay hơn 2,1ha (tương lai sẽ được giao thêm cho đủ 3 ha) nhưng HTX đã có hơn 80 cây kiểng giá trị từ 0,5 – 3 triệu đồng/cây, hơn 300 cây mai ký gởi nhờ HTX chăm sóc, chƣa kể hàng ngàn chậu mai nguyên liệu và mai chiếu thủy đang ở giai đoạn chăm sóc trong bầu. Đặc biệt, các nghệ nhân, nhà vườn có kinh nghiệm đã sưu tầm các loài hoa kiểng từ nhiều vùng, miền trên cả nước kể cả những giống du nhập từ nước ngoài với những gốc cây mang thế “chỉ có một, mà không có hai”[23].

Ngoài ra, hướng phát triển của HTX trong tương lai là thực hiện các loại dịch vụ: mua bán cây giống, hoa kiểng, cây xanh, cá cảnh, non bộ, dụng cụ, máy móc phục vụ làm vườn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trang trí, cho thuê hoa kiểng phục vụ lễ hội, thiết kế và thi công sân vườn, công viên, khu du lịch tiến tới xuất nhập khẩu cá cảnh, non bộ, hoa kiểng… cũng nhƣ tạo điều kiện cho xã viên HTX được học tập, tham quan các mô hình hoa kiểng trong và ngoài nước.

Một thuận lợi nữa của HTX Hoa kiểng Gò Vấp nói riêng và người dân của làng hoa Gò Vấp nói chung chính là việc nhận đƣợc sự ủng hộ và đồng thuận trong việc gìn giữ và phát triển nghề của các cấp quản lý. Theo đó, Đảng bộ quận Gò Vấp đã chủ trương xây dựng làng hoa với quy mô tầm cỡ trong khu vực trên diện tích 20,2 ha với số vốn 33 tỷ đồng theo phương châm “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” vào

23 Trích biên bản rã băng phỏng vấn số 1.

năm 1995. Mặc dù không thực hiện được chủ trương vào năm 1995 do những tác động của quá trình đô thị hóa, trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2000 đến năm 2010, Đại hội Đảng bộ quận đã giao kế hoạch cho Công ty Dịch vụ Công ích quận xây dựng làng hoa trở thành trung tâm triển lãm, kinh doanh các loại chim, cây, cá kiểng (kể cả nuôi thú) kết hợp hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch; nghiên cứu phát triển nhân giống, lai tạo giống hoa kiểng; ƣơm giống cây xanh để cung cấp cây xanh đô thị cho địa phương khác; tổ chức mua bán, trao đổi cây kiểng, làm đầu mối bao tiêu sản phẩm, cung cấp các dịch vụ hoa kiểng…Đặc biệt, kế hoạch này được sự ủng hộ trực tiếp của đồng chí Nguyễn Minh Triết [24] với ý tưởng“xây dựng Gò Vấp thành vùng hoa cây kiểng, cá kiểng trọng điểm của Thành phốHCM và để làm sao khi về Gò Vấp, đâu đâu cũng thấy hoa tươi” (Tuấn Sơn, 2010). Để hiện thực hóa cũng nhƣ tạo động lực cho sự phát triển của làng hoa Gò Vấp, vào năm 2011, công viên Làng Hoa Gò Vấp chính thức đƣợc khánh thành đƣa vào sử dụng tại số 01 đường Cây Trâm, phường 8. Khởi công từ giữa năm 2010, Công viên Làng Hoa Gò Vấp đã hoàn thành theo hướng mở với tổng diện tích 20.988,6 m2, gồm các hạng mục: quảng trường, nhà trưng bày, đất trồng cỏ và cây xanh, sân chơi thiếu nhi, khu quản lý, khu vệ sinh, đất đậu xe và đường giao thông nội bộ với tổng mức đầu tƣ hơn 14 tỷ đồng từ nguồn vốn phân cấp của thành phố [25].

Công viên Làng Hoa Gò Vấp đƣợc xây dựng với mục đích chính là phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho người dân đồng thời góp phần tăng cường mảng xanh, cải thiện môi trường sống đô thị. Với tên gọi “Làng Hoa”, chính quyền địa phương đồng thời muốn ghi lại dấu ấn về một làng nghề hoa kiểng truyền thống với hơn trăm năm tuổi của đất Sài Gòn – Gia định xƣa và TP. Hồ Chí Minh nay. Đƣa Công viên làng hoa Gò Vấp vào sử dụng, với mong muốn đây không chỉ là một điểm đến văn hóa, nơi vui chơi, giải trí phục vụ cộng đồng mà còn là địa điểm để những người yêu hoa thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm,

24 Bí thƣ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2005.

25 Cổng thông tin điện tử UBND Quận Gò Vấp: www.govap.hochiminhcity.gov.vn

góp phần duy trì một làng nghề truyền thống mang giá trị văn hóa lịch sử và nhân văn sâu sắc – “Làng Hoa Gò Vấp”. Hiện nay, công viên làng hoa đang đƣợc nâng cấp và chỉnh sửa để trở thành “Chợ đầu mối” hoa kiểng của TP. Hồ Chí Minh [26].

Hình 11: Chợ hoa cây kiểng tại công viên làng hoa Gò Vấp – Nguồn: Tác giả

Bên cạnh hạng mục là công viên làng hoa với vai trò là trung tâm của quy hoạch làng hoa trong các giai đoạn phát triển tiếp theo, nội dung các quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quận Gò Vấp trong các giai đoạn phát triển đã qua cũng như các định hướng trong tương lai luôn đề cập đến diện tích dành cho làng hoa Gò Vấp, cụ thể:

Bảng 6: Diện tích quy hoạch dành cho làng hoa qua các thời kì [27]

Đơn vị: ha

Năm 1998 2012 2015 2020

Diện tích quy hoạch 4,8 2,2 2,2 2,2

26 Trích biên bản rã băng phỏng vấn sâu chủ nhiệm HTX Hoa kiểng Gò Vấp

27 Trích từ phụ lục quyết định điều chỉnh quy hoạch chung quận Gò Vấp qua các năm.

Bản đồ 3: Điều chỉnh quy hoạch chung quận Gò Vấp

Nguồn: Sở QHKT TP. Hồ Chí Minh

Như vậy, có thể nói yếu tố chính sách quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước là một trong những cơ hội thuận lợi, tạo động lực cũng cơ sở pháp lý quan trọng và vững chắc trong việc tiếp tục gìn giữ và phát triển làng nghề trồng hoa cây kiểng truyền thống Gò Vấp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)