Làng nghề tại TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.2. Làng nghề tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với nền công nghiệp hiện đại và chuyên môn hóa cao. Mặc dù vậy, Thành phố cũng có những làng nghề thủ công truyền thống tương đối phát triển và nổi tiếng, qui tụ được nhiều nhân lực tham gia sản xuất nhƣ: nghề đan rổ rá, nghề đan đệm, nghề bánh tráng, nghề gốm, nghề gạch và đã hình thành nên các làng nghề thủ công truyền thống. Theo các tài liệu nhƣ Gia Định phong cảnh vịnh, Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí thì vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX, người dân ở vùng Sài Gòn – Gia Định đã có cuộc sống tương đối ổn định. Họ sống tập trung thành từng cụm, và có các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, thương mại, nghề thủ công. Riêng về nghề thủ công, người Sài Gòn xưa đã có khá nhiều nghề như rèn, gốm, nung vôi, đục cối, dệt vải, đóng thuyền. Người dân

làm những nghề này sống tập trung thành từng xóm, và lấy tên nghề đặt thành địa danh của xóm nghề nhƣ xóm Lò Rèn, xóm Lò Gốm, xóm Cối Xay (Huỳnh Ngọc Thu, 2004).

Trải qua quá trình biến đổi do tác động của quá trình đô thị hóa, những xóm nghề này đã không còn tồn tại ở vùng đất Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh nữa và thay vào đó là những làng nghề, xóm nghề thủ công mới mang đậm dấu ấn của cộng đồng cƣ dân sau này như làng lò đất Phú Định-Hiệp Ân, bún khô Pháp Giới, mứt cư xá Đường Sắt, dệt Bảy Hiền. Thời gian tồn tại của những làng nghề này đến nay độ khoảng trên dưới 100 năm, có làng chỉ mới hình thành khoảng 50 năm trở lại nhƣ làng dệt Bùi Môn, do cộng đồng giáo dân gốc Bùi Chu di cƣ vào 1954 lập nên; hay làng dệt Bảy Hiền, xóm dệt Lò Chén được lập nên từ những người thợ dệt đến từ các vùng đất của xứ Quảng như Quảng Nam, Quảng Ngãi… vào năm 1954 – 1955. Năm 2000, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS) thì ở TP. Hồ Chí Minh có khoảng 65 làng nghề thủ công truyền thống đang hoạt động (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2002). Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nghề và làng nghề truyền thống của thành phố có những thay đổi lớn. Số làng nghề có điều kiện phát triển không nhiều, số không phát triển đƣợc và nguy cơ biến mất cũng không phải là ít. Theo một thống kê của đề tài “Điều tra về nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”

thực hiện vào cuối năm 2011 cho thấy số làng nghề truyền thống đã giảm đi đáng kể.

Hiện tại chỉ còn khoảng 16 làng nghề đang còn hoạt động đƣợc phân bố trong cả hai khu vực, nội và ngoại thành của thành phố (Trương Hoàng Trương, 2012). Việc hình thành, tồn tại và phát triển các nghề thủ công đều bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống.

Khi xã hội phát triển, các sản phẩm thủ công được trao đổi trên thị trường như hàng hóa và tạo được giá trị thặng dư cho người thợ làm nghề. Từ đó, các nghề thủ trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp cho rất nhiều người dân, tạo nên những xóm nghề, làng nghề, tại vùng đất Sài Gòn xưa và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy thu nhập của những người thợ ở các làng nghề có khác nhau, nhưng hầu như tất cả người thợ đều đảm bảo được cuộc sống ổn định của mình.

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, tính cộng đồng cũng là một nét đặc trƣng trong các cộng đồng làng nghề. Các làng nghề thường là những khu vực tập trung nhiều hộ sản xuất với nhau trong một khu vực nhất định. Ở mỗi nơi, mỗi địa phương nghề và làng nghề hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, thổ nhƣỡng và con người nơi đó. Mỗi nghề mang một sắc thái khác nhau từ những nghề và làng nghề mang dấu ấn tinh thần nhƣ nghề làm đàn (quận 4), lồng đèn Phú Bình (quận 11), làng cây kiểng Gò Vấp, làng mai quận 12 hay Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) đến các nghề và làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng, vật dụng trong gia đình nhƣ làng giày dép (quận 4), gỗ mỹ nghệ Tân Bình, gỗ Trung Mỹ Tây (quận 12) và đặc biệt là những làng nghề sản xuất rổ, rá, mành trúc, đệm ở Hóc Môn và Củ Chi (Trương Hoàng Trương, 2012). Sự tập trung hóa này của các cộng đồng đã tạo nên những nét văn hóa riêng biệt. Họ thường có thói quen sinh hoạt cũng như những phong tục, tập quán mang những nét thống nhất trong cộng đồng, từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Điều này góp phần tạo nên tính cố kết cộng đồng, thói quen giúp đỡ lẫn nhau trong việc hỗ trợ nguồn nguyên liệu, vốn sản xuất, kinh nghiệm làm việc. Chính những nét đẹp ấy đã tạo nên tính nhân văn vô cùng đáng quý trong cuộc sống xã hội đô thị hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại TP. Hồ Chí Minh đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay. Tình trạng giải tỏa các làng nghề để lấy đất phục vụ cho công tác phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng. xí nghiệp, trung tâm thương mại đã đẩy những người dân làng nghề phải vào sống trong các chung cƣ. Điều này gây nên tình trạng suy tàn của các làng nghề do không còn mặt bằng để sản xuất. Điển hình cho tình trạng này là làng đan đệm Tân Túc nằm cạnh chợ Đệm thuộc xã Tân Túc, huyện Bình Chánh. Làng nghề này là một đầu mối về giỏ đệm, nón đệm, chiếu đệm cho các chợ của Thành phố. Tuy nhiên, làng nghề bắt đầu lụi tàn và mất hẳn vào năm 1998 do sản phẩm làm ra không còn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, một số làng nghề đã chuyển đổi từ thủ công sang cơ khí với việc sử dụng các máy móc thiết bị để nâng cao năng suất và cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Tiêu biểu như làng bún khô Pháp Giới ở phường 20, quận Tân Bình. Trước đây, các công cụ sản xuất thô sơ nhƣ cối giã bằng chân, bộng ép bằng tay, cối xay bột bằng tay. Nhƣng hiện nay, các hộ nghề trong làng chủ yếu sử dụng công cụ sản đã đƣợc cơ khí hóa hoàn toàn. Điều này dẫn đến việc tay nghề của người thợ không còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng sản phẩm mà phụ thuộc vào sự hiện đại của máy móc, kết quả là tính thủ công truyền thống không còn được lưu giữ nữa. Hay như trường hợp làng dệt Bảy Hiền trong khoảng 10 năm trở lại đây cũng đã có sự chuyển đổi đáng kể về công cụ trong sản xuất. Trước đây, làng nghề sản xuất bằng những khung dệt gỗ thô sơ do người dân tự đóng. Tuy nhiên, những khung gỗ đã được thay thế bằng khung dệt kim loại được nhập về từ nước ngoài. Những sự thay đổi này đã làm cho các làng nghề thủ công bị biến đổi, trở thành những làng nghề công nghiệp.

Do đó, vấn đề đặt ra là cần có những định hướng sao cho các làng nghề phát triển một cách hợp lý trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố, để có thể vừa phát huy đƣợc những giá trị kinh tế cao nhất mà cũng vừa bảo tồn đƣợc những những giá trị nhân văn và sự ổn định xã hội vốn có trong các làng nghề thủ công hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)