CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Thao tác hóa khái niệm
1.1.3. Các khái niệm về đô thị và đô thị hóa
Khái niệm về đô thị
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, đô thị là một khái niệm ra đời từ rất lâu và đây là một phạm trù luôn luôn vận động phát triển. Theo “Bách khoa toàn thư Hoa Kỳ”, đô thị đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Thành phố (City) là một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, ở đó điều kiện sống được xem là theo kiểu đô thị trái ngược với đời sống nông thôn và miền thôn dã” (Pritzker, 2000).
Theo GS. Cao Xuân Phổ “trong tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã…Các từ đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế; bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do Nhà nước bổ nhiệm. Đô thị Việt Nam khác đô thị phương Tây là ở chỗ đó. Đô thị phương Tây ít có chức năng chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế”. Tuy nhiên, đây là cách hiểu về các đô thị Việt Nam thời phong kiến.
Về khái niệm đô thị, các tác giả của công trình “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” cũng xác định “đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu
là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh huyện” (Nguyễn Thế Bá, 1997).
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa với những tiêu chí khác nhau về đô thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các cơ quan quản lý đô thị cũng nhƣ các nhà nghiên cứu đa phần đều dựa trên Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị. Theo đó, “Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.” Cũng theo Nghị định này, một đơn vị hành chính để đƣợc phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản nhƣ sau: (1) Có chức năng đô thị: là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. (2) Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên. (3) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và đƣợc tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung. (4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. (5) Đạt đƣợc các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật). (6) Đạt đƣợc các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí đánh giá đƣợc nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thị có tính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60%
tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
Khái niệm về Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cƣ ngày càng đông vào các đô thị với mục đích nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy sự phát triển không gian đô thị. Tại Việt Nam, xuất phát từ những góc nhìn và cách tiếp cận vấn đề khác nhau nên đô thị hóa đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Trong đó, GS. Cao Xuân Phổ cho rằng “đô thị hóa” bao gồm 3 phương cách:
(1) Biến đổi một khu vực nông thôn thành một đô thị bằng cách xây dựng đường sá, nhà ở, trang thiết bị và tạo ra các hoạt động thương mại, công nghiệp. (2) Đưa người ở nông thôn vào thành thị. (3) Quá trình tập trung dân cƣ ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò thành thị đối với sự phát triển xã hội.
Trong vấn đề này, GS. Đàm Trung Phường cho rằng: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học – kỹ thuật”. Hay nói cách khác, đây là sự chuyển dịch từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong một khu vực đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với sự phát triển không gian kinh tế - xã hội. Ngoài ra, trình độ đô thị hóa cũng phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội. Theo quan điểm trên thì đô thị hóa là một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện của con người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp với ba thời kì cụ thể, bao gồm:
Thứ nhất, thời kỳ đô thị hóa tiền công nghiệp với cột mốc đánh dấu là cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra trong nửa đầu thế kỷ XVIII.
Thứ hai, thời kỳ đô thị hóa công nghiệp đƣợc đánh dấu bằng cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai hay chúng ta quen gọi là cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỷ XVIII.
Thứ ba là thời kỳ đô thị hóa hậu công nghiệp với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã và đang diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Tương ứng với mỗi thời kỳ như vậy, quá trình đô thị hóa đều hình thành những đặc điểm riêng về phong cách làm việc, ăn, ở và một hình thái phân bổ dân cư tương ứng với một cấu trúc đô thị nhất định.
Trong khi đó, GS.TS. Nguyễn Thế Bá quan niệm rằng đô thị hóa thực chất là quá trình tập trung một lƣợng dân cƣ nhất định vào các điểm dân cƣ đô thị trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và đời sống. Trong đó, đô thị hóa luôn đi liền với công nghiệp hóa và những sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, nghề nghiệp, tổ chức sinh hoạt xã hội và không gian kiến trúc xây dựng từ nông thôn đến thành thị. Theo đó, mức độ đô thị hóa sẽ đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với tổng dân số của toàn quốc hoặc toàn vùng. Tỷ lệ dân số đô thị này được xem như thước đo về đô thị hóa để so sánh giữa các vùng lãnh thổ khác nhau cả trong và ngoài nước.
Có thể nói, khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng và phong phú khi đƣợc các nhà khoa học xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này đô thị hóa được xem xét dưới những góc độ sau:
Một là, từ phương diện quản lý xã hội, các quan điểm nhấn mạnh đến khía cạnh chuyển đổi phương thức sống từ lối sống nông thôn sang lối sống thành thị dưới những sức ép về dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và những tác động của sự thay đổi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hai là, từ phương diện kinh tế học, vai trò và tỷ lệ của 3 thành phần sản xuất sẽ đƣợc sử dụng để xác định mức độ đô thị hóa, bao gồm:
- Khu vực kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp sẽ ngày càng giảm dần theo xu thế phát triển của hoạt động kinh tế - xã hội đô thị.
- Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong quá trình đô thị hóa.
- Khu vực dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình đô thị hóa.
Ba là, từ phương diện xã hội học, đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc thù với những ứng xử đặc trưng của người dân đô thị.
Bốn là, từ phương diện quy hoạch đô thị, việc lập quy hoạch cho một đô thị là xây dựng một kế hoạch phát triển toàn diện các tổ chức không gian và tổ chức xã hội để góp phần giải quyết các vấn đề đô thị. Góc độ này phù hợp với quan điểm của K.Marx khi ông cho rằng “đô thị không đơn giản là tập hợp những ngôi nhà” mà phải là sự hài hòa giữa “trật tự vật chất” và “trật tự xã hội” của mỗi đô thị.
Từ những cơ sở đã trình bày, có thể thấy rằng các định nghĩa, quan điểm về đô thị hóa xét một cách cơ bản đều thống nhất với nhau khi xem đô thị hóa là một vấn đề mang tính quy luật tất yếu khách quan và có tính toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, lối sống của con người từ nông thôn sang thành thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp với sự tập trung dân cƣ phi nông nghiệp trong các đô thị với tỷ lệ ngày càng cao.