CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
2.1. Tổng quan về quá trình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh
Với vị trí địa lý thuận lợi khi nằm tại khu vực giao thương giữa các tỉnh thành và các quốc gia trong khu vực, Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị quan trọng nhất của cả nước. Trong những năm vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp 1/3 tổng thu ngân sách, đạt tỷ lệ GDP 20% và kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch của cả nước [5]. Kết quả này là thành quả của quá trình đô thị hóa nhanh với những nét đặc trƣng riêng biệt tại vùng đất này.
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là một vùng đất sớm hình thành và phát triển tại ranh giới giữa hai vùng phù sa cũ và mới nối từ Tây Ninh xuống thành phố và từ thành phố xuống Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu). TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ và là điểm kết nối gữa ba vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố hiện nay có diện tích 2.095 km2, chiếm 0,76% diện tích toàn quốc với 24 quận, huyện. Tương tự như các tỉnh thành Nam Bộ khác, TP. Hồ Chí Minh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm, chỉ có hai mùa mƣa, nắng riêng biệt. Dân số thành phố vào khoảng hơn 10 triệu người, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau, ngoài người Việt còn có người Hoa, Khmer, Ấn, Mạ, S - tiêng và cả một số ngoại kiều, với mật độ dân số khoảng 4.057,3 người/km² [6].
Theo “Gia Định thành thông chí”, Gia Định là đất thuộc Chân Lạp xƣa, tên gọi Sài Gòn xuất phát từ tên Brai Nokor, nghĩa là “rừng cây gòn”, người Hoa phiên âm thành Sài Côn, người Việt đọc thành Sài Gòn. Nội bộ Chân Lạp có chiến tranh liên miên và do người Khmer có thói quen sinh sống ở các rẻo ruộng cao, nên phần lớn vùng Nam Bộ vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch bị bỏ thành hoang phế và gần nhƣ vùng đất vô chủ. Năm 1698, chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh
5 Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội qua các năm của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.
6 Thông tin đƣợc lấy từ cổng thông tin điện tử của UBND TP. Hồ Chí Minh
lƣợc. Nguyễn Hữu Cảnh đã lấy “đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn; mỗi dinh đặt chức lưu thú, cai bộ và ký lục để cai trị” (Trịnh Hoài Đức, 1998). Ranh giới giữa hai huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn) là sông Sài Gòn. Hữu ngạn thuộc huyện Tân Bình, tả ngạn thuộc huyện Phước Long.
Năm 1698 trở thành mốc đánh dấu hình thành Sài Gòn, vì từ đó mới có phủ sở Gia Định, huyện sở Tân Bình thuộc phủ Gia Định, xứ Sài Gòn từ lúc đó mới chính thức là đất Việt Nam. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bến Nghé và phố thị Bến Nghé (hay còn gọi là phố thị Bến Thành) xưa nằm trải trên bờ sông Sài Gòn và đường Nguyễn Huệ ngày nay. Từ năm 1698, Sài Gòn trở thành trị sở quan trọng nhất cho vùng đất mới phía Nam. Sài Gòn vẫn phát triển không ngừng, kể cả trong giai đoạn tranh chấp giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Chính sách kinh tế xã hội khá “thoáng” và linh hoạt của nhà Nguyễn đã góp phần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang lập ấp và biến lúa gạo thành hàng hóa thương phẩm quan trọng ở vùng Gia Định xưa. Do vậy, việc xuất hiện “thị trường lúa gạo ở Gia Định đã khá sớm, khá lớn, đã tấp nập, ít ra là từ giữa thế kỷ XVIII” (Nguyễn Đình Đầu, 1998).
Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc trở thành một đô thị cảng nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Sài Gòn trở thành một trong những thương cảng hàng đầu trong các quốc gia thuộc địa của Pháp. Ngày 15 - 3 - 1874, tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đầu thế kỷ XX, Chợ Lớn sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và Sài Gòn trở thành đô thị lớn nhất xứ Đông Dương thuộc Pháp. Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các công trình hạ tầng ở Sài Gòn phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa, nên tiến trình đô thị hóa ở thành phố Sài Gòn diễn ra khá nhanh. Suốt hơn 80 năm dưới thời thuộc Pháp, Sài Gòn là thành phố đứng hàng đầu Đông Dương và được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Quá trình đô thị hóa tại Sài Gòn diễn ra phức tạp và có nhiều biến cố khi quân Mỹ tiến hành xâm lƣợc miền Nam (8 - 3 - 1965). Các chiến dịch của Mỹ từ 1961 đến 1972 với việc sử dụng chất độc hóa học chứa dioxin triệt hạ lương thực (Denial Food
Programs) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn miền Nam Việt Nam. Giai đoạn này đã tạo nên quá trình đô thị hóa cƣỡng bức làm xáo trộn và gây ra những tác hại toàn diện đối với môi trường và kinh tế xã hội miền Nam Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Quốc hội khóa VI họp kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội đã quyết định đổi tên Sài Gòn thành TP. Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thay đổi qua giai đoạn 1975 - 1985 và từ 1986 đến nay (Lê Văn Năm, 2002).
Trong giai đoạn từ năm 1976 – 1985, thành phố chỉ tập trung chú trọng phục hồi kinh tế sau chiến tranh, chƣa có công trình xây dựng với quy mô lớn. Năm 1982 với sự giúp đỡ của Liên Xô, Viện Quy hoạch bước đầu triển khai phương hướng cải tạo và xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 1985, Trung ƣơng xác định TP. Hồ Chí Minh sẽ là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước có vị trí quan trọng chỉ sau thủ đô Hà Nội. Giai đoạn này, lượng người nhập cƣ chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc (40,8%) (Nguyễn Đăng Sơn, 1997), đại bộ phận là người miền Nam tập kết trở về cùng gia đình và những người miền Bắc được phân công vào công tác ở TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn từ 1986 đến nay là giai đoạn đổi mới của Thành phố, số lƣợng người nhập cư trong giai đoạn này từ các vùng miền bắt đầu tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm 1991 - 1994 khi cả nước bước đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước đầu phục hồi kinh tế thì sức ép về dân nhập cư vào thành phố lại càng mạnh mẽ hơn.
2.1.2. Những đặc điểm của quá trình đô thị hóa tại Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh Về mặt kinh tế, TP. Hồ Chí Minh đã có những sự phát triển mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa tạo được sự liên tục qua các thời kì với xu hướng ngày càng gia tăng. Với sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, thành phố trở thành trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam và là một trong những đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Theo Tôn Nữ Quỳnh Trân, TP. Hồ Chí Minh đã vƣợt qua ngƣỡng của đô thị siêu hạng
và đang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn (mega city. Thành phố hiện có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao và công viên phần mềm Quang Trung. Ngoài ra, ngành thương mại cũng đạt được những thành tựu nhất định với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối ) (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2002b).
Do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng nên mạng lưới dịch vụ như các siêu thị, nhà hàng ngày càng phát triển. Điều này đã tạo nên cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ, những nơi có mức thu nhập thấp và tình trạng dƣ thừa lao động phổ biến. Xét trên khía cạnh tích cực, đô thị hóa đã phần nào giúp giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động do nhu cầu đòi hỏi của công việc.
Tuy nhiên, do lƣợng dân nhập cƣ dịch chuyển về Thành phố ngày một tăng lên nên nạn thất nghiệp đang ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc trong xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh là hơn 5% (Lê Huyền, 2014). Đô thị hóa đang thu hẹp và gây phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống của các làng nghề, nếu không có những giải pháp tổng thể, đô thị ở TP. Hồ Chí Minh có thể dẫn đến sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống cùng với nạn thất nghiệp gia tăng.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mỗi ngày ở TP. Hồ Chí Minh có gần 4000 m3 rác thải là một áp lực rất lớn đối với khả năng xử lý tương đối lạc hậu của Thành phố, chủ yếu là chôn lấp chứ không tái chế được. Ô nhiễm nước ngầm với các chất độc hại cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, điển hình là khu vực Bình Hưng Hòa, Gò Vấp. Tại TP. Hồ Chí Minh, tiếng ồn và không khí bụi gây ô nhiễm ngày càng diễn biến phức tạp, có nơi 24/24 giờ tiếng ồn, vƣợt quá khả năng cho phép gấp 2 lần (mức chịu đựng của con người là 60 dB). Những nhân tố trên tác động rất xấu đến sức khỏe, tuổi thọ của con người (Nguyễn Đức Hòa, 2008).
Về sự phát triển văn hóa – xã hội, trải qua quá trình hình thành và phát triển, những nét văn hóa đặc trưng cũng chịu những sự ảnh hưởng nhất định. Xem xét một
cách tổng thể, văn hóa của TP. Hồ Chí Minh là sự kết hợp của văn hóa cƣ dân cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Cùng với quá trình phát triển không ngừng, hội nhập, giao lưu, quá trình đô thị hóa cùng với văn hóa thành phố đã có những thay đổi mạnh mẽ. Về kiến trúc, quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng rõ nét đến việc sử dụng vật liệu xây cất nhà. Những vật liệu là sản phẩm của thời đại công nghiệp nhƣ tôn, bê tông, thép, sắt đã dần thay thế cho những vật liệu nhƣ tre, gỗ, lá dừa. Những căn nhà ống, mái bằng hoặc một mái theo kiểu phố thị dọc theo các trục giao thông đã trở thành hình ảnh quen thuộc của Thành phố. Về mặt cơ cấu gia đình, đa phần người dân Thành phố sống theo kiểu gia đình nhỏ, một thế hệ. Hình thức đại gia đình nhƣ “tam đại đồng đường” hay
“tứ đại đồng đường như ngày xưa” chỉ còn lại thiểu số.
Đô thị hóa giúp cho việc phát triển trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, hình thành các ngành nghề mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các tầng lớp thị dân. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nguồn thu nhập với một nghề nghiệp ổn định nên phần đông thanh niên thành phố rất nỗ lực học tập, học hỏi, phấn đấu, thường xuyên cập nhật, tiếp cận công nghệ mới. Con người cư xử với nhau văn minh, lịch sự, biết tôn trọng ý kiến cộng đồng, tập thể. Đô thị hóa tạo nên những tác động rất tích cực, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai sau này của TP. Hồ Chí Minh (Đỗ Bang, 2002).