Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 119 - 123)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.8. Định hướng phát triển

Dựa trên cơ sở phân tích kết hợp với tình hình thực tế phát triển của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp, nghiên cứu đề xuất một số định hướng để có thể góp phần cải thiện việc khôi phục và phát triển làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ. Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đƣợc sự phát triển của nghề và làng nghề. Để giải quyết vấn đề này, việc tiếp thị sản phẩm thông qua nhiều kênh marketing khác nhau nhƣ du lịch, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước là công việc hữu hiệu và đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Hai là, đầu tƣ và phát triển nguồn nguyên , nhiên liệu. Một khi đã có thể tiếp thị ra thị trường, tìm được đầu ra cho sản phẩm thì việc tiếp theo là phải khắc phục việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho nghề của mình, không thể để bị động trong việc thiếu nguồn nguyên liệu vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất. Các nhà vườn cần cố gắng lai tạo các giống cây kiểng và hoa ngay tại cơ sở sản xuất để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ba là, chính quyền địa phương vai trò quan trọng trong tổ chức và phát triển làng nghề. Chính quyền địa phương là người hiểu rõ nhất về nghề và làng nghề tại địa phương. Do vậy, muốn làng nghề phát triển phải dựa vào địa phương. Các cơ quan chức năng cần có chương trình cụ thể, phương hướng kế hoạch chi tiết để từ đó các cơ sở sản xuất mới phát triển và có thể tự nuôi sống mình. Hiện nay, các làng nghề chỉ tập trung vào mô hình hợp tác xã, điều này không còn phù hợp nữa

mà cần xem lại cấu trúc làng nghề, đa dạng mô hình sản xuất kinh doanh nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.

Bốn là,chính bản thân người làm nghề cần phải:

- Cố gắng, năng động tìm hiểu thị trường.

- Tự tìm tòi đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Sảng tạo để sản phẩm trở nên độc đáo, mang tính đặc trƣng riêng của nghề, làng nghề mình.

- Cạnh tranh lành mạnh trong làng nghề.

- Ý thức đăng ký thương hiệu.

Năm là, tổ chức sắp xếp không gian chức năng của công viên làng hoa Gò Vấp. Công viên làng hoa Gò Vấp không đơn thuần chỉ là một công viên nghỉ dƣỡng và vui chơi giải trí mà theo định hướng của chính quyền địa phương, đây sẽ là xuất phát điểm để hồi sinh làng nghề trồng hoa cây kiểng nổi tiếng của địa phương. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số ý tưởng cho việc phát triển công viên trong tương lai.

Công viên làng hoa phải đóng vai trò kết nối cộng đồng dân cƣ xung quanh, qua đó tạo đƣợc sự đoàn kết nhằm tạo ra một không gian vừa sinh thái nhƣng vẫn mang lại giá trị kinh tế xã hội nhất định cho địa phương. Theo đó, để hỗ trợ người làm nghề trồng hoa cây kiểng có mặt bằng để sản xuất và kinh doanh, ban quản lý công viên sẽ tạo điều kiện để người dân thuê mặt bằng để nuôi trồng và sản xuất cây hoa kiểng. Theo chiều ngƣợc lại, thợ trồng hoa phải có trách nhiệm sắp xếp và tổ chức các khu vực lán trại một cách hợp lý, hài hoà và phù hợp với các khu vực xung quanh. Với cách làm này, ban quản lý công viên sẽ tận dụng đƣợc khả năng sáng tạo và thẩm mỹ của các nghệ nhân hoa cây kiểng để làm đẹp thêm các không gian trong công viên. Đồng thời, người làm nghề cũng sẽ có cơ hội để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

Hình 13: Khu vực trưng bày cây kiểng hiện hữu tại công viên làng hoa Gò Vấp Nguồn: Tác giả

Hình 14: Ý tưởng bố trí khu vực bảo tồn nghề trồng hoa cây kiểng tại công viên làng hoa Gò Vấp - Nguồn: Tác giả

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mặc dù xét một cách tổng thể, công viên làng hoa Gò Vấp đã làm được cho cộng đồng người dân tại địa phương. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác của công viên trong bối cảnh chung của khu vực vẫn còn rất lớn và cần đƣợc sử dụng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Tiểu kết

Thông qua việc thu thập thông tin từ các đề tài nghiên cứu, các sách chuyên khảo, các báo cáo đánh giá và thống kê trước đây của các trung tâm nghiên cứu và các sở ban ngành có liên quan, đồng thời, các kết quả đƣợc ghi nhận từ quá trình nghiên cứu thực địa đã giúp đề tài tổng hợp đƣợc bức tranh toàn cảnh về làng nghề trồng hoa cây kiểng truyền thống của quận Gò Vấp. Theo đó, mặc dù đã có những thay đổi rất lớn về không gian đô thị, dân số, quy mô và hình thức sản xuất khi các ruộng hoa và nhà vườn đã được thay thế bằng các căn nhà phố, nhiều hộ trồng hoa cây kiểng đã chuyển sang làm thương mại và dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thay đổi nhƣng làng hoa Gò Vấp vẫn giữ đƣợc những giá trị nhất định của riêng mình, đặc biệt là một nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và tay nghề cao cùng những giống cây hoa quý hiếm vào loại “độc nhất vô nhị”. Đây sẽ là nền tảng và động lực để khôi phục và phát triển làng nghề nổi tiếng này trong tương lai.

Từ những cơ sở phân tích về thực trạng của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp trong mối quan hệ với quá trình đô thị hóa. Nội dung của chương đã tập trung tiến hành đánh giá theo phương pháp DPSIR và ma trận SWOT để có thể xác định những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến thực trạng, những hệ luỵ cũng nhƣ các phương án, chiến lược phù hợp để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ các chiều kích khác nau của quá trình đô thị hóa đến làng nghề và ngƣợc lại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số định hướng phát triển cho sự phát triển của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)