Đánh giá tổng hợp DPSIR

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

2.5. Đánh giá tổng hợp DPSIR

Thông qua những nghiên cứu và phân tích về cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng hiện nay của làng nghề trồng hoa cây kiểng truyền thống tại quận Gò Vấp. Đề tài tiến hành áp dụng các phương pháp đánh giá DPSIR và phân tích ma trận SWOT để làm cơ sở xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển cũng như một số giải pháp mang tính chất gợi mở cho làng hoa trong tương lai, cụ thể:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp theo mô hình phân tích DPSIR để xây dựng bộ thông số đánh giá tình hình hoạt động và phát triển của làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp trên các phương diện kinh tế - xã hội của địa phương.

Dựa vào các đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu của khu vực, khung đánh giá sẽ chủ yếu xoay quanh thực trạng hiện nay về tình trạng hoạt động của làng nghề hoa cây kiểng đang ngày càng bị thu hẹp.

Trên cơ sở đó, thực trạng sẽ được phân tích chuỗi các bước của mô hình DPSIR để xác định các yếu tố động lực dẫn đến thực trạng trên, những áp lực ảnh hưởng đến tình hình hiện nay của làng nghề, tác động của thực trạng này đến địa phương như thế nào và cuối cùng là các phương pháp ứng phó thích hợp đối với từng hiện trạng cụ thể.

Hình 12: Khung DPSIR dựa trên hoạt động của làng nghề ngày càng bị thu hẹp Nguồn: Tác giả

Từ sơ đồ đánh giá trên, thực trạng về việc ngày càng bị thu hẹp của làng nghề trồng hoa cây kiểng Gò Vấp chủ yếu là do quá trình đô thị hóa tại địa phương chi

Driving forces

- Đô thị hoá nhanh và tự phát

Response

- Chuyển đổi hình thức sản xuất – sản phẩm - Đào tạo nhân lực trẻ - Ứng dụng KHKT hiện đại

Impact

- Kinh tế làng nghề suy giảm

- Thất nghiệp - Tệ nạn xã hội

State - Không gian hoạt động làng nghề bị thu hẹp

Pressure

- Dân số tăng - Nhu cầu nhà ở - Chuyển đổi nghề nghiệp - Cơ sở hạ tầng còn hạn chế

phối. Quá trình này không chỉ gây ra nhiều áp lực cho làng hoa mà còn đối với tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn quận. Quá trình đô thị hóa đã thu hút một lượng lớn người nhập cư di chuyển từ các vùng nông thôn lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số tỉnh khác tập trung về quận Gò Vấp (Nguyễn Thị Thủy, 2000), điều này đã gây ra tình trạng gia tăng dân số cơ học quá nhanh khiến cho nhu cầu về nhà ở ngày một tăng cao cũng nhƣ sự quá tải cho hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đô thị. Trong khi đó, quỹ đất dành cho việc xây dựng nhà ở là có hạn. Do vậy, giá bất động sản tại địa phương đã tăng nhanh trong thời gian ngắn trước sự chênh lệch quá lớn của cán cân cung – cầu.

Trước thực trạng đó, các quỹ đất dành cho nuôi trồng hoa cây kiểng của các hộ sản xuất trong làng nghề đã được người dân chuyển đổi mục đích sử dụng để có thể thu đƣợc lợi nhuận lớn từ việc bán bất động sản. Điều này dẫn đến hệ luỵ tiếp theo đó là việc các hộ sản xuất sau khi đã bán đi đất canh tác sẽ chuyển đổi sang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác như thương mại – dịch vụ và công nghiệp.

Hậu quả là hoạt động sản xuất kinh tế của làng hoa cây kiểng Gò Vấp bị suy giảm do thiếu hụt về diện tích sản xuất và nhân công lao động. Ngoài ra, một bộ phận những người dân của làng nghề với bản chất là những người nông dân với nghề nghiệp chính là trồng hoa, cây kiểng nên khi không làm công việc này nữa đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp do không thích ứng đƣợc với những thay đổi từ các công việc mới. Mặt khác, tuy thất nghiệp nhƣng họ sở hữu số tài sản lớn từ việc bán đất canh tác đã là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng của các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, cờ bạc và một số vấn nạn khác [28].

Với những vấn đề nảy sinh nhƣ trên, yêu cầu đặt ra cho chính quyền cũng như người dân của làng nghề là phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp căn cơ và hiệu quả nhƣ áp dụng các kinh nghiệm và thành tựu khoa học kỹ thuật để chuyển đổi phương thức sản xuất, chú trọng các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao để

28 Thông tin thống kê từ các báo cáo tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội và quốc phòng an ninh qua các năm của UBND quận Gò Vấp.

thu hút các nhà đầu tƣ và nguồn nhân lực trở lại tham gia sản xuất. Đồng thời phải chú trọng việc phát triển và xây dựng lại thương hiệu đang ngày càng đánh mất lợi thế trên thị trường hiện nay. Có như vậy, tình hình kinh tế - xã hội của làng nghề mới có thể cải thiện và góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Về cơ bản, các thông số chỉ thị của các hợp phần trong phân tích chuỗi DPSIR là bộ thông số giám sát. Điều này khác hẳn với cách giám sát môi trường truyền thống là chỉ tập trung thu thập thật nhiều số liệu về hiện trạng môi trường như các thông số chất lượng nước và đa dạng sinh học. Trong nhiều trường hợp, các số liệu thu thập đƣợc này đơn thuần chỉ là những con số, không có tác dụng gì trong công tác quản lý và ra quyết định.

Nhƣ vậy, dựa vào phân tích DPSIR ở phần trên, bộ thông số giám sát đề xuất cho khu vực làng nghề đƣợc phân chia thành 3 nhóm nhƣ sau:

 Nhóm 1: gồm các thông số về đặc tính không gian và hình thái nhƣ diện tích, mật độ và quy mô của khu vực làng nghề.

 Nhóm 2: bao gồm phần lớn các thông số chỉ thị của hợp phần Pressure trong chuỗi nhân quả DPSIR, tức là các thông số thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế - xã hội chính diễn ra trong khu vực làng nghề.

 Nhóm 3: bao gồm các thông số giám sát và đánh giá hiệu quả các biện pháp ứng phó của các cấp quản lý và các tổ chức có liên quan trong nỗ lực giảm thiểu các động tiêu cực để giúp gìn giữ và phát triển hoạt động của làng nghề cũng như đảm bảo bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh.

Bảng 7: Bảng thống kê bộ chỉ tiêu đánh giá tác động dựa trên khung DPSIR

STT Thông số giám sát Hợp phần DPSIR

Nhóm 1: Đặc tính về không gian làng nghề

1 Vị trí địa lý Hiện trạng S

2 Điều kiện khí hậu Hiện trạng S

3 Diện tích sản xuất Hiện trạng S

Nhóm 2: Kinh tế - Xã hội

4 Dân số (Quy mô, tốc độ, mật độ, tỷ lệ…) Áp lực P 5 Lượng chất thải (rác thải và nước thải) Áp lực P

6 Trình độ học vấn Tác động I

7 Các rủi ro về sức khoẻ và an toàn của cộng đồng Tác động I

8 Tình hình tệ nạn xã hội Tác động I

9 Hình thức sản xuất Hiện trạng S

10 Quy mô sản xuất Hiện trạng S

11 Sản lƣợng Hiện trạng S

12 Thu nhập của làng nghề (cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp)

Tác động I

Nhóm 3: Công tác quản lý

13 Kế hoạch phát triển của làng nghề Ứng phó R

14 Công tác quản lý của địa phương Ứng phó R

15 Định hướng – Chính sách phát triển của thành phố Ứng phó R

Nguồn: Tác giả

Như vậy, phương pháp đánh giá tổng hợp sử dụng mô hình DPSIR giúp đề tài phân tích và đánh giá chuỗi quan hệ nhân quả từ các ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình hoạt động kinh tế xã hội của làng nghề. Các phân tích DPSIR hỗ trợ cho việc xem xét một cách tổng thể và thực tế về khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, một trong những ứng dụng của phương pháp này là dùng để xây dựng một chiến lƣợc giám sát thực sự hiệu quả.

Tuy nhiên, các kết quả trình bày ở trên cũng chỉ giới hạn là đề xuất và kiến nghị các thông số kinh tế - xã hội cần giám sát ở khu vực làng nghề hoa cây kiểng Gò Vấp, tức là mới trả lời đƣợc câu hỏi là “Giám sát cái gì?”. Để hoàn chỉnh chiến lƣợc giám sát, cần có các nghiên cứu thêm để trả lời các câu hỏi “Giám sát ở đâu, vào lúc nào và bằng cách nào?”. Ngoài ra, phân tích DPSIR cũng cần hoàn chỉnh hơn với việc xem xét thêm các động lực chi phối khác để có đƣợc những phân tích chính xác và cụ thể hơn nữa.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp làng hoa gò vấp trong giai đoạn từ năm 1997 2015) luận vă (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)