CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
2.4. Những chuyển biến của làng hoa Gò Vấp dưới tác động của đô thị hóa
2.4.2. Chuyển biến về không gian
Trên cơ sở nguồn tài liệu do HTX hoa cây kiểng Gò Vấp cung cấp về phân loại mục đích sử dụng đất của khu vực nghiên cứu và cơ sở dữ liệu GIS của quận Gò Vấp [21], đề tài tiến hành xây dựng bản đồ sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015.
20 Số liệu thống kê đƣợc thu thập từ HTX hoa kiểng Gò Vấp và Cục thống kê.
21 TS. Lê Thanh Hoà, Khoa Địa lý, ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh cung cấp bản đồ nền của khu vực nghiên cứu.
Hình 3: Quá trình chuyển biến không gian của khu vực nghiên cứu qua ảnh vệ tinh Nguồn: Google Earth
Từ ảnh chụp vệ tinh qua các năm (2000, 2005, 2010, 2015), có thể thấy những chuyển biến lớn diễn ra trong cấu trúc tổ chức không gian của làng hoa Gò Vấp. Các cánh đồng hoa với hình ảnh là những thửa ruộng màu xanh đã dần đƣợc thay thế gần nhƣ toàn bộ bằng các dãy nhà phố dày đặc, thể hiện cho sự đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ tại khu vực này.
Bản đồ 2: Chuyển biến không gian khu vực nghiên cứu tại làng hoa Gò Vấp giai đoạn 2000 – 2015
Nguồn: Tác giả STT Màu thể hiện Loại đất
1 Vườn cây kiểng
2 Ruộng hoa
3 Đất ở
4 Đất giao thông
Từ kết quả xử lý ảnh vệ tinh và các số liệu thực tế, bản đồ trên đã mô tả một cách cụ thể những biến đổi về không gian của làng hoa Gò Vấp. Diện tích các vườn cây kiểng (màu xanh lá cây) và ruộng hoa (màu hồng) đã đƣợc thay thế bởi diện tích
đất ở (màu cam) trong khoảng thời gian 15 năm (2000 – 2015). Bản đồ phân bố không gian nhƣ trên đã thể hiện các kết quả về mặt số liệu nhƣ sau:
Bảng 2: Tình trạng phân bố loại đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2015
Năm Loại không gian
Ruộng hoa Vườn cây kiểng Đất ở Giao thông Diện
tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
2000 3,61 48,45 1,45 19,46 2,02 27,11 0,14 1,87 2005 1,26 16,91 0,62 8,32 5,19 69,66 0,28 3,75 2010 0,49 6,57 0,48 6,44 6,11 82,01 0,35 4,69
2015 0 0 0,31 4,16 6,77 90,87 0,38 5,1
Nguồn: Tác giả Biểu đồ 4: Tỷ lệ phân bố loại đất của khu vực nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Dựa vào kết quả thống kê và các thông tin tổng hợp thu thập đƣợc thông qua phỏng vấn sâu các hộ kinh doanh và sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn nghiên
cứu, tổng diện tích của trung tâm làng hoa là 7,45 ha. Trong đó, diện tích đất canh tác hoa vào giai đoạn hƣng thịnh của làng nghề đã đạt diện tích 3,61 ha (48,45%) vào năm 2000.
Tuy nhiên, chỉ sau 10 năm, diện tích này đã giảm hơn một nửa và chỉ còn lại 1,26 ha (16,91%), xu hướng giảm tiếp tục diễn ra cho đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng hoa hầu nhƣ đã không còn. Về loại hình đất phục vụ trồng cây kiểng, đặc thù của loại hình này đó là các hộ sản xuất sử dụng chính khuôn viên nhà ở của họ để phục vụ sản xuất, cụ thể, vào năm 2000, diện tích trồng cây kiểng đạt 1,45 ha (19,46%). Mặc dù vậy, cũng giống nhƣ đất dành cho mục đích trồng hoa, đất trồng cây kiểng cũng giảm dần qua các năm. Đặc biệt, đến năm 2005, diện tích đã giảm 0,83 ha so với 1,45 ha vào thời điểm 10 năm trước đó. Mặc dù vậy, đến hiện nay thì đất dành cho mục đích trồng cây kiểng vẫn còn đƣợc duy trì và ổn định với diện tích 0,31 ha, chủ yếu đây là những hộ sản xuất của các nghệ nhân lâu năm.
Hình 4: Nhà ở kết hợp với cơ sở trồng và tiêu thụ hoa, cây kiểng – Nguồn: Tác giả Ngƣợc lại, diện tích dành cho nhu cầu ở ngày càng tăng mạnh, chỉ trong vòng 10 năm, diện tích dành cho đất ở đã tăng từ 2,02 ha đến 5,19 ha, đạt tỷ lệ 69,66%
trong tổng diện tích toàn khu vực, chiều hướng gia tăng đất ở tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo và theo thống kê, đến năm 2015, diện tích đất ở trong khu vực làng hoa đã đạt 6,77 ha (90,87%). Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu ở của người
dân, diện tích đất dành cho giao thông cũng tăng đều qua các năm và đạt diện tích 0,38 ha trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015.
Nhƣ vậy, kết quả này đã phản ánh tình trạng của khu vực khảo sát đó là việc diện tích đất làng nghề trồng hoa dưới áp lực gia tăng dân số của quá trình đô thị hóa tại địa phương, phần lớn diện tích đất canh tác đã chuyển mục đích sử dụng để chủ yếu phục nhu cầu nhà ở của người dân.
Về phân bố nhà và công trình
Bảng 3: Phân bố loại hình nhà tại khu vực nghiên cứu từ 2000 đến 2015
Năm Loại nhà
Nhà tạm Nhà ở hẻm 5m Nhà ở hẻm 3m Nhà vườn Số lượng
(Căn)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Căn)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Căn)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Căn)
Tỷ lệ (%)
2000 57 31,14 12 6,55 0 0 114 77,04
2005 29 6,6 161 36,67 211 48,06 38 8,65
2015 16 2,32 231 33,57 427 62,06 14 2,03
Nguồn: Tác giả Bảng 4: Mật độ xây dựng qua các thời kì của khu vực nghiên cứu tại làng hoa Gò Vấp
Đơn vị: %
Năm 2000 2005 2010 2015
Mật độ xây dựng 27,11 69,66 82,1 90,1
Nguồn: Tác giả
Biểu đồ 5: Tỷ lệ nhà phân chia theo loại tại khu vực nghiên cứu
Nguồn: Tác giả Đặc điểm của nhà ở trong khu vực làng hoa cây kiểng Gò Vấp chính là việc người dân sử dụng chính diện tích nhà ở của mình để sản xuất. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển của làng nghề, số lượng nhà ở tương đối thấp do được chia cắt bởi các ruộng hoa và vườn cây kiểng với mật độ xây dựng toàn khu vực chỉ đạt 27,11%.
Trong đó, số lượng nhà vườn là 114 hộ, còn lại là một vài căn nhà tạm để tập kết hàng hóa và những căn nhà nằm trong hẻm nhỏ của những người dân không làm nghề trồng hoa. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã đảo ngƣợc toàn bộ trật tự này, từ 114 hộ nhà vườn vào năm 2000, chỉ sau 10 năm đã giảm xuống chỉ còn 38 hộ và đến nay con số này là 14 hộ của những nghệ nhân lâu năm và có tay nghề cao nhất là còn theo nghề. Ngược lại, loại hình nhà phục vụ nhu cầu ở đơn thuần của người dân đã tăng mạnh. Từ số lƣợng chỉ có 12 căn đã tăng đến 211 căn vào năm 2005 và theo thống kê hiện nay là 427 căn nhà lớn nhỏ tất cả.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2005 2015
Nhà vườn Nhà hẻm 3m Nhà hẻm 5m Nhà tạm
Hình 5: Hộ sản xuất cây kiểng ngay tại nhà – Nguồn: Tác giả
Số lƣợng nhà tăng mạnh đã kéo theo mật độ xây dựng trong khu vực tăng cao, đạt tỷ lệ 69,66% vào năm 2005 và hiện nay là 90,1%. Về phân loại nhà, theo quan sát của tác giả, trong khu vực nghiên cứu, các hộ sản xuất chủ yếu hiện nay đều là dạng nhà vườn với diện tích trung bình từ 300 – 500 m2/hộ. Còn những gia đình không thuộc làng nghề thì nhà đƣợc xây dựng theo dạng nhà ống với phong cách kiến trúc đa dạng, không tuân theo một quy chuẩn cụ thể.
Về cấu trúc không gian nhà ở tại làng hoa Gò Vấp cũng đã có nhiều chuyển đổi. Từ năm 2000 trở về trước, để phục vụ cho nhu cầu canh tác các ruộng hoa và sinh hoạt gia đình là chủ yếu nên cấu trúc của một hộ sản xuất thường theo dạng đồng tâm. Trong đó, khu vực nhà chính sẽ ở trung tâm của lô đất có chức năng phục vụ nhu cầu ở và chứa nông cụ, cây giống. Khu vực xung quanh nhà sẽ đƣợc bố trí các hàng cây kiểng, bonsai. Phần không gian còn lại, thường có diện tích lớn nhất, sẽ đƣợc sử dụng để làm các ruộng trồng hoa.
Hình 6: Cấu trúc một hộ sản xuất của làng hoa cây kiểng Gò Vấp từ năm 2000 trở về trước Nguồn: Tác giả
Hình 7: Cấu trúc không gian hộ sản xuất của một chủ hộ tại làng hoa Gò Vấp đang thuê đất để trồng hoa tại huyện Củ Chi - Nguồn: Tác giả
Trong khi đó, từ năm 2005 đến 2015, kết cấu của các hộ sản xuất tại làng hoa cây kiểng Gò Vấp đã có những thay đổi lớn để có thể đồng thời thực hiện 3 chức năng: ở, sản xuất và kinh doanh. Các hộ sử dụng phần nhà bên trong làm nơi nghỉ
ngơi và sinh hoạt, phần sân rộng lớn ở giữa và xung quanh nhà để canh tác, sản xuất và phần mặt tiền là cửa hàng để buôn bán và giao dịch [22].
Hình 8: Cấu trúc một hộ sản xuất của làng hoa cây kiểng Gò Vấp giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 - Nguồn: Tác giả
Hình 9: Cấu trúc không gian hộ sản xuất của làng hoa Gò Vấp trong thực tế Nguồn: Tác giả
22 Kết quả quan sát từ thực tế tại làng hoa cây kiểng Gò Vấp.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, về nhà ở, ngoại trừ các hộ trong làng nghề vẫn giữ được nét đồng nhất là nhà kết hợp với vườn rộng để sản xuất, khu vực làng hoa Gò Vấp hiện nay có mật độ xây dựng cao và dày đặc, sự phân bố nhà đƣợc trải đều trên toàn bộ bề mặt khu vực, phong cách kiến trúc hỗn hợp và diện tích nhà đa dạng, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế và tính chất sử dụng của mỗi hộ gia đình.
Về giao thông
Bảng 5: Hệ thống đường giao thông của khu vực nghiên cứu qua các năm Đơn vị: ha
Năm 2000 2003 2005 2010 2015
Diện tích 0,14 0,23 0,28 0,35 0,38
Chất lượng Đường đất Đường bê tông Đường nhựa
Nguồn: Tác giả Vào khoảng thời gian từ năm 2000 trở về trước, hoạt động chủ yếu của làng hoa là trồng và buôn bán cây hoa kiểng trên những thửa ruộng nằm phân tán và bao bọc xung quanh những dãy nhà của các hộ sản xuất. Do đó, giao thông trong thời gian này chậm phát triển với tỷ lệ diện tích chỉ đạt 1,88% (0,14 ha). Người dân sản xuất chủ yếu di chuyển tực tiếp từ nhà đến ruộng để làm việc do nhà đƣợc xây liền với ruộng. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa chƣa diễn ra mạnh mẽ nên những con đường trong nội bộ làng nghề chủ yếu là những đường hẻm tự phát do người dân trong làng tự xây dựng chứ không theo quy hoạch cụ thể của nhà nước. Về chất lượng, tất cả các con đường đều là đường đất theo kiểu nông thôn.
Trong những năm tiếp theo, sau khi trải qua quá trình phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ, với số lƣợng dân cƣ ngày càng đông đúc và mật độ xây dựng nhà ở, diện tích dành cho giao thông ngày càng tăng. Tuy nhiên, về mặt hình thái, hệ thống giao thông của khu vực làng hoa vẫn chủ yếu được xây dựng trên những tuyến đường cũ hình thành trước đây. Do đó, sự thay đổi chỉ ở một vài con hẻm nhỏ, đa phần là hẻm cụt, được người dân tự mở trong quá trình phân lô bán nền từ những thửa ruộng
trồng hoa trước đây. Theo chủ trương phát triển của địa phương, nhà nước và người dân cùng làm nên hiện nay, 100% các tuyến đường trong khu vực trung tâm của làng hoa này đã đƣợc trải nhựa. Ngoài ra, khu vực làng hoa cũng có những tuyến đường lớn kết nối với các tuyến giao thông chính trong khu vực và địa phương.
Hình 10: Đường giao thông hiện hữu tại làng hoa Gò Vấp – Nguồn: Tác giả
Mặc dù mang tính tự phát là chủ yếu nhƣng hệ thống giao thông của làng hoa Gò Vấp vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân cũng như hoạt động vận chuyển và buôn bán hàng hóa của các hộ sản xuất.